Sau một lần ngáp, chàng trai nhập viện trong tình trạng tức ngực, hô hấp khó khăn, bác sĩ cảnh báo căn bệnh dễ gặp ở người gầy
Sau một lần ngáp, anh Lý bắt đầu xuất hiện dấu hiệu tức ngực, đau ngực, hô hấp khó khăn và được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Tối ngày 23/7, anh Lý (23 tuổi) sống tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, cảm thấy buồn ngủ khi đang trực ca đêm. Sau một lần ngáp, anh Lý bắt đầu xuất hiện dấu hiệu tức ngực, đau ngực, hô hấp khó khăn và được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Sau một lần ngáp, anh Lý bắt đầu xuất hiện dấu hiệu tức ngực, đau ngực, hô hấp khó khăn.
Bác sĩ Từ Hiệp, khoa ngoại, bệnh viện Guangzhou First People’s Hospital, chia sẻ: “Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tràn khí màng phổi tự phát, bệnh nhân được tiến hành nội soi lồng ngực khẩn cấp vào lúc 10 giờ tối để cầm máu khoang ngực phải và cắt bỏ màng phổi. Trong quá trình phẫu thuật, huyết sắc tố của bệnh nhân giảm nhanh chóng từ 140g/L xuống 59g/L, nhịp tim giảm 20 – 30 nhịp/ phút”.
Bác sĩ Từ Hiệp thông tin thêm, anh Lý có trọng lượng 42kg, tổng lượng máu là 3,4L. Trong quá trình phẫu thuật, anh Lý xuất huyết 2L, tương đương mất hơn 1/2 lượng máu, có nguy cơ xảy ra tình trạng sốc do mất máu, đột tử. Thật may ca phẫu thuật của anh Lý thành công tốt đẹp và tình trạng sức khỏe của anh hiện đã ổn định.
Bác sĩ Lý Hiểu Nham, phó chủ nhiệm khoa Hồi sức, bệnh viện Guangzhou First People’s Hospital, cho biết người có thể trạng cao gầy thường có mô phổi dị tật bẩm sinh và niêm mạc phế nang yếu hình thành nên màng phổi, nếu sử dụng nhiều lực như ngáp có thể khiến bóng khí ở bề mặt phổi bị vỡ và gây nên tình trạng tràn khí màng phổi. Bệnh tràn khí màng phổi tự phát thường xảy ra ở người có thể trạng cao gầy, vận động mạnh, mang vác đồ nặng, ho dữ dội, nếu bạn có thể trạng cao gầy cần vận động vừa sức để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
Video đang HOT
Tràn khí màng phổi là gì?
Tràn khí màng phổi là tình trạng phổi bị xẹp, không khí xâm nhập vào khoang màng phổi. Chính lượng khí này ép vào phía ngoài phổi và làm phổi xẹp xuống. Tràn khí màng phổi có thể xảy ra ở toàn bộ hoặc một phần phổi.
Tràn khí màng phổi tự phát là tình trạng bệnh xuất hiện đột ngột và không rõ nguyên nhân. Tỉ lệ mắc bệnh trên thế giới giao động trong khoảng 1/215000 đến 1/67000.
Có 2 dạng tràn khí màng phổi tự phát:
Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát: thường hay gặp ở nam giới với tỉ lệ 75%, xảy ra ở những người trước đỏ khỏe mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do các bóng khí ở bề mặt phổi bị vỡ. Cho đến nay, người ta còn chưa tìm hiểu được cơ chế hình thành các bong bóng này. Tuy nhiên đối tượng nguy cơ là người cao, gầy. 1/3 số trường hợp tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát sẽ tái phát.
Tràn khí màng phổi tự phát tái phát: bệnh có tiên lượng xấu hơn, xảy ra ở những người có tiền sử bệnh phổi như lao phổi, viêm phổi, COPD, hen, xơ phổi kẽ lan tỏa…Bệnh thường gặp ở đối tượng bệnh nhân trên 30 tuổi.
Đối tượng nguy cơ bệnh tràn khí màng phổi tự phát
Đối tượng bị tràn khí màng phổi chủ yếu là người từ 20-40 tuổi, đặc biệt là những người cao và gầy. Một số các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị tràn khí màng phổi như:
Giới tính: tỉ lệ lớn người mắc bệnh là nam giới.
Hút thuốc: khói thuốc lá là tác nhân quan trọng gây nên các bệnh lý hô hấp, trong đó có tràn khí màng phổi.
Di truyền: có những thể tràn khí màng phổi có nguyên nhân là yếu tố di truyền.
Tiền sử các bệnh liên quan đến nhiễm trùng phổi hoặc tràn khí màng phổi.
Triệu chứng bệnh tràn khí màng phổi tự phát
Các triệu chứng của tràn khí màng phổi tự phát khởi phát đột ngột, bao gồm đau ngực dữ dội, đau nhiều hơn khi hít thở, đôi khi triệu chứng đau ngực xuất hiện sau khi làm việc gắng sức hoặc ho khạc; bệnh nhân đột nhiên cảm thấy khó thở, mức độ tràn khí càng nhiều thì càng khó thở. Khi bệnh nhân vật vã, tím tái, thở nhanh, thở nông, huyết áp tụt, mạch nhanh chứng tỏ bệnh đã trở nên nặng hơn.
Nam thanh niên nguy kịch tính mạng do bị ong đốt
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tinh thần hoảng loạn do bị ong đốt với các dấu hiệu đau buốt tại vết đốt, mẩn đỏ toàn thân, choáng váng, tức ngực.
Sau khi được cấp cứu, các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân ổn định trở lại. Ảnh: VTV News
VTV News dẫn nguồn tin từ Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quang (Hà Giang) cho biết, bệnh viện vừa qua đã tiếp nhận, điều trị cho một nam thanh niên nguy kịch do bị ong đốt. Theo đó, bệnh nhân nam, 23 tuổi, nhập viện trong tình trạng tinh thần hoảng loạn do bị ong đốt với các dấu hiệu đau buốt tại vết đốt, mẩn đỏ toàn thân, choáng váng, tức ngực.
Tại bệnh viện, sau khi thăm khám, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân có biểu hiện của sốc như phản hồi mao mạch chậm, tụt huyết áp, nhịp tim chậm. Bệnh nhân được chẩn đoán sốc phản vệ độ 3 do côn trùng đốt. Nhận định trường hợp bệnh nhân rất nguy kịch, ekip đã nhanh chóng cấp cứu. Sau khoảng hơn 30 phút liên tục tiến hành đồng thời các biện pháp cấp cứu, các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân ổn định trở lại.
Theo các bác sĩ, tai nạn do ong đốt, đặc biệt các loại ong có độc tính cao như ong vò vẽ, ong bắp cày... có thể nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy khi phát hiện bị ong đốt, đầu tiên cần ra khỏi khu vực có ong, nằm yên tại chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan nhanh trong cơ thể.
Có thể dùng nhíp lấy ngòi chích của ong ra nhưng tuyệt đối không dùng tay nặn lấy ngòi vì có thể khiến nọc độc lan sâu hơn vào cơ thể. Ngoài ra có thể chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau, giảm sưng; uống nhiều nước để loại thải độc tố và nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Bé trai 4 tuổi bị trâu húc rách ngực Một bé trai 4 tuổi hiếu kỳ lại gần sờ đầu nghé con khi không có người lớn ở bên cạnh thì bị trâu mẹ lao tới húc văng dẫn tới rách ngực, thủng màng phổi. Ngày 17/7, tin từ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, vừa tiếp nhận và mổ cấp cứu thành công cho bệnh nhi 4 tuổi nhập viện...