Sau khi tiêm vắc xin COVID-19 bao lâu thì có thể hiến máu?
Một số trường hợp sẽ được trì hoãn hiến máu trong thời gian ngắn sau khi tiêm vắc xin COVID-19, phụ thuộc vào hãng sản xuất và loại vắc xin. Khi đó, những người đến đăng ký hiến máu cần cung cấp tên nhà sản xuất vắc xin.
Người hiến máu cần đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe và tuân thủ các quy định khai báo y tế để đảm bảo thật sự khỏe mạnh, an toàn, không có các nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 khi tham gia hiến máu – BSCKII. Phạm Tuấn Dương – Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TW cho biết.
Theo hướng dẫn ngày 19/1/2021 của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), không cần trì hoãn hiến máu đối với các những người được tiêm vắc xin COVID-19 nếu họ cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh, không có các phản ứng sau khi tiêm hoặc không có các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19.
Một số trường hợp sẽ được trì hoãn hiến máu trong thời gian ngắn sau khi tiêm vắc xin COVID-19, phụ thuộc vào hãng sản xuất và loại vắc xin. Khi đó, những người đến đăng ký hiến máu cần cung cấp tên nhà sản xuất vắc xin.
Cụ thể, những người được tiêm vắc xin COVID-19 không sao chép, bất hoạt hoặc dựa trên RNA của các hãng AstraZeneca, Janssen/J&J, Moderna, Novavax hoặc Pfizer thì có thể hiến máu sau khi tiêm vắc xin. Những người được nhận vắc xin sống giảm độc lực hoặc không biết chính xác loại vắc xin sẽ phải chờ 2 tuần hoặc lâu hơn mới có thể hiến máu, tùy vào quyết định của từng ngân hàng máu.
Tuy nhiên, FDA vẫn đưa ra khuyến cáo là cần trì hoãn hiến máu 14 ngày đối với những nhóm người có nguy cơ với các triệu chứng mắc COVID-19 hoặc mắc COVID-19 kể từ thời điểm không còn triệu chứng hoặc không còn nhiễm vi rút SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Tương tự, nhóm chuyên gia của Canada cũng khẳng định không cần trì hoãn hiến máu sau khi tiêm vắc xin COVID-19.
Hội Chữ thập đỏ Úc lại đưa ra khuyến cáo sau khi tiêm 7 ngày (không phân biệt loại vắc xin COVID-19) thì mới có thể hiến máu, hiến huyết tương hay tiểu cầu. Hội Chữ thập đỏ Úc cũng đề nghị người hiến máu cân nhắc việc hiến máu trước ngày tiêm vắc xin.
Việc trì hoãn chỉ nhằm để đảm bảo sức khỏe người hiến máu được tốt nhất khi hiến máu, không còn sốt nhẹ (phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin) và tránh cho người hiến máu gặp phải một số phản ứng không mong muốn trong hoặc ngay sau khi hiến máu như choáng, ngất nếu họ không khỏe.
Tại Singapore, cơ quan Khoa học sức khỏe nước này đề nghị thời gian trì hoãn là từ 3 ngày đến 4 tuần tùy thuộc vào loại vắc xin. Thậm chí thời gian này được tính từ khi hết các triệu chứng hoặc phản ứng không mong muốn sau khi tiêm. Nên thời gian để hiến máu sau khi tiêm vắc xin COVID-19 có thể lâu hơn 4 tuần.
Tại Việt Nam, theo BSCKII. Phạm Tuấn Dương – Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TW, Phụ trách Trung tâm Máu quốc gia cho biết: “Theo quy định tại Thông tư 26/2013/TT-BYT Hướng dẫn hoạt động truyền máu của Bộ Y tế, sau khi tiêm vắc xin 7 ngày thì có thể tham gia hiến máu (trừ vắc xin phòng bệnh dại, rubella, sởi, thương hàn, tả, quai bị, thủy đậu, BCG cần phải trì hoãn hiến máu từ 4 tuần đến 12 tháng).
Tuy nhiên, người hiến máu cần đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe và tuân thủ các quy định khai báo y tế để đảm bảo thật sự khỏe mạnh, an toàn, không có các nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 khi tham gia hiến máu”.
Một số lưu ý đối với người hiến máu để đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện và Viện Huyết học – Truyền máu TW:
Người hiến máu cần đáp ứng các quy định về tuổi (18 – 60 tuổi), cân nặng (42 kg trở lên với nữ, 45 kg trở lên với nam), khoảng cách từ lần hiến máu toàn phần gần nhất là 12 tuần, khoảng cách từ lần hiến tiểu cầu gần nhất là 2 tuần.
Chỉ đến điểm hiến máu khi cảm thấy thực sự khỏe mạnh và không có các hành vi nguy cơ lây nhiễm các vi rút qua đường truyền máu, không có các yếu tố nguy cơ liên quan đến COVID-19.
Đeo khẩu trang khi đi hiến máu, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay nhanh có cồn sát khuẩn trước khi đăng ký hiến máu, thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ y tế và tình nguyện viên tại điểm hiến máu.
Trả lời trung thực khai báo y tế và các câu hỏi của nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe và đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
Thông báo kịp thời cho đơn vị tiếp nhận máu về các triệu chứng lâm sàng như ho, sốt, khó thở… mới xuất hiện trong vòng 14 ngày sau khi hiến máu hoặc nhớ ra sau khi đã hiến máu.
Chỉ hiến máu sau tối thiểu 28 ngày tính từ thời điểm được khẳng định không còn nhiễm virus SARS-CoV-2.
Chỉ hiến máu sau tối thiểu 28 ngày tính từ thời điểm có tiếp xúc lần cuối với người bệnh hoặc người mắc COVID-19, cũng như không có triệu chứng lâm sàng: sốt, ho, khó thở, tiêu chảy.
Chỉ hiến máu sau tối thiểu 28 ngày tính từ ngày cuối cùng rời khỏi vùng dịch/ khu vực cách ly.
Cảm động gương 4 bạn trẻ Đà Lạt kịp thời hiến máu cứu sống sản phụ trong đêm
4 bạn trẻ ở Đà Lạt (Lâm Đồng) cấp tốc đến bệnh viện ngay trong đêm không hề do dự khi nhận được lời kêu gọi hiến máu khẩn cấp cứu sản phụ đang nguy cấp khi sinh con lần đầu tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng.
Chiều 23-3, ông Võ Đăng Thái Bình, Hội Chữ Thập đỏ TP Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết vào khoảng 23 giờ khuya 22-3, chỉ sau 90 phút kêu gọi trên nhóm zalo, đã có 4 bạn trẻ tình nguyện đến hiến máu cấp cứu cho sản phụ qua cơn nguy kịch.
Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm này một sản phụ có tên Liêng Hót K.S (22 tuổi, ngụ ở xã Liên Hà, Lâm Hà), mang thai lần đầu, 39 tuần tuổi, chuyển dạ, bị rối loạn đông máu sau sinh, giảm tiểu cầu đã chuyển viện lên tuyến trên và đang cần gấp máu nhóm máu O.
Qua lời kêu gọi trên nhóm Zalo của "Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng", các tình nguyện viên nhóm máu O đã lên bệnh viện hiến máu ngay trong đêm, chỉ trong 90 phút tiếp nhận đủ 4 đơn vị máu để cấp cứu kịp thời cho sản phụ.
Cảm động tấm gương 4 bạn trẻ hiến máu cứu sản phụ qua cơn nguy kịch ngay trong đêm.
4 bạn trẻ là những tấm gương cứu người hết sức cảm động trong đêm là: Đặng Thị Ngọc Linh, Vũ Thị Phương Dung (Trường Đại học Yersin), Phan Xuân Tấn (Tỉnh đoàn Lâm Đồng) và Vũ Thị Kim Chi (huyện Đức Trọng) hiện đang sống và làm việc tại TP Đà Lạt.
"Chuyển dạ, bị rối loạn đông máu sau sinh, giảm tiểu cầu... trong tình trạng mang thai lần đầu là vô cùng nguy hiểm đến tính mạng cả 2 sản phụ và cháu bé. Nhờ các bạn cung cấp máu kịp thời mà sản phụ này được chuyển về TP HCM tiếp tục điều trị kịp thời, an toàn" - vị lãnh đạo này nói.
Đoàn viên, thanh niên mang quân hàm hiến máu cứu người qua cơn nguy kịch Ngày 15/3, trao đổi với Tiền Phong, Công an thị xã Thái Hòa (Nghệ An) cho biết, đoàn viên, thanh niên công an thị xã vừa tham gia hiến máu cứu một bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Trước đó, ngày 14/3, Công an thị xã Thái Hoà nhận được thông tin từ quần chúng nhân dân về việc, một bệnh nhân đang...