Sáng tạo trong giáo dục lối sống, văn hóa ứng xử cho học sinh
Để công tác giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử cho học sinh trở nên mới mẻ và hiệu quả, nhiều nhà trường tại Thái Nguyên đang có những cách làm sáng tạo, với sức lan tỏa sâu rộng.
Không gian thân thiện tại trường THPT Ngô Quyền (TP Thái Nguyên)
Lắng nghe những điều học trò muốn nói
Nhằm xây dựng cách làm đổi mới về giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, thời gian qua Trường THPT Định Hóa (Thái Nguyên) đã triển khai cuộc thi viết “Thầy cô trong mắt em”, hộp thư “Những điều em muốn nói”, sản xuất clip ngắn về giáo dục đạo đức do chính các em học sinh thiết kế.
Thầy cô giáo trường THPT Định Hóa (Thái Nguyên) mở hộp thư “Những điều em muốn nói” để lắng nghe, thấu hiểu, trao đổi động viên giúp đỡ học trò
Với cuộc thi “Thầy cô trong mắt em”, hơn 100 bài viết về mái trường, thầy cô bằng tình cảm yêu mến và sự tôn kính đã được học sinh nhà trường gửi đến tận tay các thầy, cô giáo của mình. Ẩn sau những dòng chữ nắn nót là biết bao tâm tư, cảm xúc trong trẻo, chân thành, sâu sắc của những học trò miền cao.
Video đang HOT
“Tất cả những buồn, vui gặp phải, chúng tôi đều tin tưởng chia sẻ với cô. Cô không tức giận mỗi khi học trò chưa chấp hành tốt quy định của Nhà trường, cô chỉ bảo chúng tôi làm cho tốt hơn. Cô không dạy chúng tôi phải làm cho đúng một nguyên tắc nào đó, mà luôn hướng dẫn chúng tôi nhận ra cái sai. Tôi cảm nhận được, nếu khi đã biết sai ở đâu thì chắc chắn mọi người sẽ tránh và cố làm cho đúng” – một học trò xúc động bày tỏ trong thư.
Bên cạnh tổ chức cuộc thi viết, trường THPT Định Hóa còn triển khai hộp thư “Những điều em muốn nói”, làm kênh kết nối, chia sẻ những vấn đề khó nói của lứa tuổi học trò. Nhờ có hộp thư, các em gửi vào đó những suy nghĩ, ý kiến của mình một cách đầy đủ và thoải mái, được chia sẻ, bày trỏ quan điểm một cách thẳng thắn. Đồng thời, những phản hồi lại của thầy cô cũng giúp em hiểu ra nhiều vấn đề, vượt qua khó khăn trong học tập và sinh hoạt.
“Sau khi thẩm định, Trường đã chọn đăng phát một số video clip, thu hút trên 12.000 lượt theo dõi, gần 1.000 lượt tương tác, tạo ra diễn đàn sôi nổi để thầy cô giáo và các em học sinh cùng trao đổi ý kiến”.
Cô giáo Nông Thị Hảo, Hiệu trưởng trường THPT Định Hóa.
Nhà trường cũng đã nhận được gần 50 sản phẩm là các video clip do chính học sinh tự thực hiện bằng điện thoại thông minh, ghi lại theo từng chủ đề, như: những hình ảnh về tấm gương thầy cô chuẩn mực, những hành động giản dị khi lao động, trồng cây, phát cỏ, vệ sinh môi trường; học trò ứng xử văn hóa trên xe bus khi nhường chỗ cho người già, trẻ em, vứt rác đúng nơi quy định, giữ gìn trật tự trên xe…
Lan tỏa tương tác đến phía gia đình
Tại trường Tiểu học Nguyễn Huệ (T.P Thái Nguyên), các thầy cô giáo đã rất tâm huyết, sáng tạo khi tập hợp hình ảnh, xây dựng thành video các vấn đề về cử chỉ, hành vi, ứng xử…, trình chiếu cho các em xem vào giờ sinh hoạt mỗi tuần, tác động một cách tự nhiên, từng bước làm thay đổi ý thức, trách nhiệm của mỗi học trò.
“Với học sinh bậc tiểu học, phương pháp giáo dục đạo đức và hành vi đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tế, trải nghiệm. Các lớp nhỏ thì cần cầm tay chỉ việc hơn là thuyết trình, giảng bài trên lớp” – cô giáo Hà Phong Lan, Hiệu trưởng nhà trường nêu quan điểm.
Học trò trường Tiểu học Nguyễn Huệ (TP Thái Nguyên) vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây cối
Vừa qua, nhà trường đã tổ chức phát động mỗi lớp học xây dựng một chuyên đề theo bốn nội dung chủ đề năm học bằng hình thức giáo dục trực quan thông qua video hoặc hình ảnh động. Sau những sinh hoạt chuyên đề bằng hình thức tiếp cận hình ảnh, video trực quan thực tế tại chính khuôn viên trường mình, toàn trường đã thu nhận được gần 700 ý kiến phản hồi, tương tác của học sinh. Các em học sinh lớp 4, lớp 5 đã có hàng trăm bài viết bình luận về chủ đề “Trách nhiệm” với môi trường, với cộng đồng… bằng nhiều hình thức viết tay hoặc phản hồi trên các thiết bị điện thoại thông minh, máy tính.
Mở rộng hơn hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh bằng hình ảnh trực quan, giáo viên các lớp đã chuyển đến phụ huynh học sinh, đồng thời mời tham gia tương tác, nhận xét để tham gia ý kiến vào phương pháp giáo dục này. Kết quả đã thu nhận được trên 600 ý kiến phản hồi qua hệ thống câu hỏi và ý kiến nhận xét.
Những bình luận sâu sắc, những ý kiến trao đổi trách nhiệm của các phụ huynh học sinh đã tạo ra sự đồng hành, gắn kết rất ý nghĩa giữa nhà trường với gia đình trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử cho học sinh.
Tọa đàm tìm giải pháp thiết thực giáo dục lối sống cho học sinh
Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục đạo đức lối sống, văn hóa ứng xử cho học sinh, trường THPT Lê Hồng Phong (TX Phổ Yên, Thái Nguyên) vừa tổ chức tọa đàm, tìm ra các giải pháp thiết thực.
Trường THPT Lê Hồng Phong (TX Phổ Yên, Thái Nguyên) tọa đàm, tìm giải pháp giáo dục lối sống cho học sinh
Tại cuộc tọa đàm, cán bộ chủ chốt cùng các giáo viên chủ nhiệm của nhà trường đã nêu ra nhiều vấn đề, phân tích thực trạng, đề xuất các giải pháp bám sát vào tình hình thực tiễn tại trường.
Các ý kiến tập trung vào một số vấn đề nổi bật trong giáo dục đạo đức lối sống, văn hóa ứng xử cho học sinh, như: Nguyên nhân xã hội và xu thế tâm lí, ứng xử của học sinh; Tác động của công nghệ thông tin và mạng xã hội; Mối quan hệ tương tác giữa nhà trường với gia đình...
Ông Đào Quang Thành, Trưởng phòng Chính trị, Tư tưởng và Pháp chế - Sở GD&ĐT Thái Nguyên phát biểu tại chương trình tọa đàm
"Nhà trường muốn nghe các ý kiến trao đổi, chia sẻ tâm huyết từ các thầy cô - những người trực tiếp, thường xuyên tiếp cận, tương tác trong các hoạt động giáo dục học sinh, từ đó lên ý tưởng và tìm ra những cách làm thiết thực. Các thầy cô cần chú ý gắn nội dung giáo dục đạo đức lối sống vào các môn học sao cho tự nhiên, phù hợp, đặc biệt cần bám sát vấn đề không gian mạng để kịp thời nắm bắt được tình hình học sinh" - thầy giáo Nguyễn Xuân Bách, Hiệu trưởng nhà trường trao đổi.
Theo kế hoạch, nhà trường sẽ tập trung triển khai một số nội dung trọng tâm như: Lồng ghép vào bộ môn và các hoạt động ngoại khóa; Tăng cường tương tác với phụ huynh học sinh; Tập trung vào kế hoạch giáo dục "4 lễ phép", "5 thân thiện", "3 trung thực", "12 trách nhiệm".
Không khí thân thiện, tích cực của thầy cô và học trò trường THPT Lê Hồng Phong (TX Phổ Yên, Thái Nguyên)
Ông Đào Quang Thành, Trưởng phòng Chính trị, Tư tưởng và Pháp chế - Sở GD&ĐT Thái Nguyên nhấn mạnh: "Giáo dục đạo đức lối sống, văn hóa ứng xử cho học sinh là trách nhiệm toàn xã hội, nhưng nhà trường và thầy cô giáo là tiên phong, trực tiếp. Vấn đề này muốn đạt hiệu quả thì không thể thông qua mệnh lệnh, mà phải thông qua các hoạt động thiết thực hằng ngày, để có thể thấm vào học sinh một cách tự nhiên".
Giáo dục đạo đức, lối sống và văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục là một nhiệm vụ đang được ưu tiên tập trung của ngành giáo dục Thái Nguyên. Theo đó, trong kế hoạch cụ thể, mục tiêu đáng chú ý đã đặt ra là xây dựng nét phong cách nổi bật của học sinh tỉnh Thái Nguyên: Lễ phép; Thân thiện; Trung thực; Trách nhiệm.
Trưởng thành từ hoạt động trải nghiệm Những năm qua, ngoài giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học, các nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm để tạo môi trường học tập lành mạnh, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Học sinh Trường THPT Yên Khánh A trong giờ sinh hoạt ngoại khóa. Giáo dục đạo đức qua giờ sinh...