Sẵn sàng để loại trừ sốt rét
Với hơn 40 tỉnh không có sốt rét lưu hành, Việt Nam đã đạt được tất cả các mục tiêu đề ra trong Chiến lược quốc gia về Phòng, chống sốt rét giai đoạn 2011 – 2020. Có được kết quả trên nhờ Việt Nam đã thay đổi cách tiếp cận từ kiểm soát sốt rét sang loại trừ sốt rét.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản trong quá trình hoàn thành mục tiêu loại trừ sốt rét, đó là sự xuất hiện của ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc, muỗi truyền bệnh thay đổi tập tính, di biến động dân cư giữa vùng dịch bệnh lưu hành và vùng không có… đòi hỏi chúng ta có hướng tiếp cận khác với căn bệnh này.
Không phải ai cũng được hưởng lợi
Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, năm 2016, 44 quốc gia có ít hơn 10.000 ca mắc, tăng 7 quốc gia so với năm 2010. Sốt rét đã được kiểm soát và loại trừ ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, không vì thế mà căn bệnh này hết… nguy hiểm.
Theo TS Kidong Park, Trưởng Đại diện của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, trong năm 2016, đã có 216 triệu ca sốt rét ở 91 quốc gia, nhiều hơn 5 triệu ca so với năm 2015. Nói cách khác, sốt rét vẫn tiếp tục là nguyên nhân gây nhiều ca tử vong. Năm 2016, có 445.000 người đã tử vong vì sốt rét trên toàn cầu, so với ước tính 446.000 ca tử vong vào năm 2015.
Cũng theo TS Kidong Park, trẻ em dưới 5 tuổi đặc biệt nhạy cảm với sốt rét và chiếm tới 70% số ca sốt rét trên toàn cầu. Cứ mỗi 2 phút lại có một trẻ em tử vong vì căn bệnh này.
Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Cho dù hàng năm không ghi nhận dịch sốt rét nhưng số ca mắc vẫn xuất hiện ở một số khu vực có dịch lưu hành, vẫn ghi nhận số ca tử vong vì bệnh trên. PGS. TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương thừa nhận: Gánh nặng sốt rét vẫn còn ảnh hưởng đến một số khu vực và các nhóm dân cư nhất định ở các mức độ khác nhau.
Đặc biệt, lây truyềnsốt rét chủ yếu tập trung ở những khu vực đồi, rừng ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và phía Nam. Trong số này, Bình Phước là tỉnh bị ảnh hưởng nặng nhất trong cả nước với 1.352/4.548 ca sốt rét trong năm 2017. Điều này là do sự gia tăng lao động nhập cư là những người ít có tiếp cận với các cơ sở y tế, cũng như tỷ lệ kháng thuốc sốt rét cao trong khu vực.
Cho dù mỗi năm có hàng triệu người dân sống trong vùng dịch bệnh lưu hành được bảo vệ bằng các biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét (phun tồn lưu và tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi) cộng với hàng chục ngàn bệnh nhân được cấp thuốc điều trị miễn phí nhưng dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp chứng tỏ còn nhiều người dân chưa được hưởng lợi từ công tác phòng, chống dịch bệnh.
Đặc biệt là nhóm có nguy cơ cao nhất mắc bệnh sốt rét như cư dân sống trong rừng và bìa rừng và những người mới định cư ở rừng.
Sốt rét đa kháng thuốc: Mối lo ngại mới
TS Kidong Park cho biết: Thuốc chống sốt rét hiệu quả nhất hiện nay là artemisinin. Tuy nhiên, ngay cả loại thuốc được coi là đặc trị này cũng dần mất tác dụng với một số ca bệnh.
Kháng artemisinin được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2008 ở tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Đây thực sự là mối lo ngại đối với các nước trong khu vực bao gồm Campuchia, một số vùng của Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Trước thực trạng trên, các nước trong khu vực đã thay đổi chiến lược loại trừ sốt rét ở tiểu vùng sông Mê Kông với mục tiêu hướng đến loại trừ sốt rét đa kháng thuốc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết. Từ năm 2008, Tổ chức Y tế thế giới đã hợp tác với Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương và các Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng khu vực tại Quy Nhơn và Thành phố Hồ Chí Minh để theo dõi tình trạng kháng thuốc sốt rét và ngăn chặn kháng thuốc lây lan bằng các biện pháp can thiệp dựa trên bằng chứng, bao gồm sự phân phối rộng rãi các tấm màn tẩm hóa chất diệt và chống muỗi có tác dụng lâu dài.
Tổ chức này cũng đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng kế hoạch quốc gia về ngăn chặn kháng artemisinin, phù hợp với các nguyên tắc hướng dẫn được đưa ra trong Kế hoạch toàn cầu về ngăn chặn kháng artemisinin năm 2011.
Video đang HOT
Với nhiều hoạt động phòng, chống sốt rét được triển khai lồng ghép, năm 2016, Việt Nam nằm trong số 44 quốc gia có ít hơn 10.000 ca sốt rét mỗi năm. Theo đánh giá của đại diện Tổ chức Y tế thế giới, đây là thành công đáng nghi nhận trong cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét trong thập kỷ qua.
Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu loại trừ sốt rét vào năm 2030, cần có sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ và các đối tác để huy động các nguồn lực và xác định các biện pháp mới để loại trừ sốt rét.
- Năm 2007, Đại hội đồng Y tế thế giới quyết định chọn ngày 25/4 hàng năm là Ngày thế giới phòng chống sốt rét. Chủ đề của Ngày thế giới phòng chống sốt rét có chủ đề “Sẵn sàng đánh bại sốt rét” nhằm nhấn mạnh đến như cầu tiếp tục đầu tư, duy trì thành tựu và hướng đến loại trừ sốt rét.
- 10 năm qua, số ca sốt rét ở Việt Nam giảm từ 11.000 ca xuống còn 4,5 ngàn ca (năm 2017). Cùng giai đoạn này, số ca tử vong cũng giảm 76%, từ 25 ca xuống còn 6 ca.
Xuân Thành
Theo giaoducthoidai.vn
Tại sao ung thư lẩn trốn được những thuốc tiên tiến nhất?
Do những tiến bộ trong thiết kế thuốc và y học trúng đích, các nhà nghiên cứu đã có thể nhắm vào những phân tử nhất định trong tế bào căn nguyên của một bệnh cụ thể và phát triển những liệu pháp cụ thể để đẩy lùi những tổn hại. Nhưng cùng với đó tình trạng kháng thuốc cũng xuất hiện.
TS. Fabian Filipp cùng nhóm nghiên cứu đang tìm cách nhằm trúng vào khối u hắc tố ác tính tại Phòng thí nghiệm sinh học hệ thống và chuyển hóa ung thư, Đại học California, Merced.
Ngày nay, y học trúng đích kết hợp quyết định trị liệu với hiểu biết về phân tử nhằm mang lại hy vọng sau khi có chẩn đoán ung thư.
Nhưng có một mặt trái khi các thuốc chống ung thư lại được thiết kế để phù hợp với những đột biến ung thư khác nhau như chìa khóa với ổ khóa.
Một số bệnh ung thư ban đầu đáp ứng với hóa trị liệu trúng đích dần trở nên kháng thuốc - và bản thân thuốc không phải là thủ phạm.
Nghiên cứu mới giúp giải thích cơ chế phát sinh ung thư kháng thuốc, các phát hiện có ý nghĩa quan trọng cho tương lai của điều trị ung thư.
Nó cho thấy những lớp điều tiết kín đáo, tinh vi - kiểm soát hoạt động của các gen tạo ra các tế bào sống kháng thuốc.
Một đặc điểm chung của nhiều loại khối u ung thư là bệnh nhân lại tái phát bệnh sau khi rõ ràng đã phục hồi.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học California, Merced, đang nhằm vào chẩn đoán và điều trị ung thư kháng thuốc bằng cách làm sáng tỏ mạng lưới các thay đổi trong tế bào để xác định những đích mới của thuốc và phá vỡ tính kháng thuốc của ung thư.
Lớp điều tiết kín đáo
Chúng ta đã biết rằng ung thư là bệnh của gen. Tuy nhiên, tính kháng thuốc có thể nằm ngoài những đột biến ung thư thường làm thay đổi chức năng của các gen. Có lẽ không phải là những đột biến mới sẽ gây kháng thuốc.
ADN có thể vẫn giữ nguyên, nhưng các tế bào ung thư thích nghi với điều trị và "khôn ngoan" hơn thuốc bằng cách chuyển đổi hoạt động của gen.
Tuy sự thích nghi này không ảnh hưởng đến bản thân ADN, một lớp điều tiết kín đáo kiểm soát hoạt động của các gen - gọi là tín hiệu biểu sinh - chịu trách nhiệm về việc tế bào ung thư có sống được hay không, bất kể loại thuốc mà bệnh nhân đang dùng.
Bằng cách nhắm vào chương trình kín đáo này, có thể khắc phục được tính kháng thuốc chết người của ung thư.
Sinh học của các hệ thống ung thư cho thấy những mục tiêu và thách thức mới
Để hiểu về cơ chế kháng thuốc của ung thư, nhóm nghiên cứu của UC Merced đã so sánh các chu trình di truyền và chuyển hóa trong u hắc tố ác tính đáp ứng điều trị và kháng điều trị.
U hắc tố ác tính là một loại ung thư bắt nguồn từ tế bào hắc tố, là những tế bào sản sinh sắc tố melanin cho da.
Mặc dù không phải là dạng ung thư da phổ biến nhất, song u hắc tố ác tính tấn công mạnh nhất. Và nếu không được phát hiện và điều trị sớm, đây cũng là một trong những loại ung thư chết người nhất.
Sàng lọc kỹ lưỡng kết hợp với phân tích sinh học hệ thống xác định các yếu tố kiểm soát tế bào và các liệu pháp mới để khắc phục tính kháng thuốc ở khối u hắc tố ác tính.
Kháng thuốc không hoàn toàn do đột biến
Ung thư có thể được kích hoạt bởi các nguyên nhân khác nhau. U hắc tố thường do ánh nắng mặt trời, do tổn thương tia cực tím nguy hiểm. Trong phần lớn các trường hợp, tổn thương do tia UV sẽ để lại dấu vết đột biến đặc biệt và kết quả là sự tăng sinh tế bào không thể ngăn cản được.
Tổn thương do tia cực tím làm tăng các đột biến điểm - thay đổi ở một chữ cái duy nhất trong 3 tỷ chữ cái của bộ gen người.
Những đột biến này có thể cản trở các tín hiệu báo hiệu khi nào thì tế bào phát triển và phân chia và khi nào thì dừng lại. Các đột biến trong một protein gọi là BRAF, một yếu tố điều tiết tín hiệu chính, khiến tín hiệu tăng trưởng bị kẹt ở vị trí "bật" và thúc đẩy sự phát triển của bệnh ung thư.
Mặc dù các nhà khoa học đã cố gắng tìm ra các loại thuốc nhằm vào và "tắt" tín hiệu BRAF sai lệch, song các tế bào ung thư rất ranh mãnh. Chúng học cách thích nghi với các chất ức chế BRAF.
Ngày nay, nhiều bệnh nhân đáp ứng điều trị ung thư rất tốt lúc đầu. Tuy nhiên, không may là cuối cùng nhiều người lại bị kháng thuốc và di căn.
Mặc dù hóa trị có thể tiêu diệt hầu hết ung thư, nhưng những quần thể tế bào ung thư kháng thuốc ít hơn vẫn tìm được cách để sống sót và lan rộng.
Không giống như trường hợp quen thuộc của vi khuẩn kháng kháng sinh, trong đó đột biến di truyền gây ra kháng thuốc, sự thích nghi trong ung thư kháng thuốc phần nhiều lại không phải là hệ quả của đột biến.
Thiết lập lại biểu hiện gen để vượt qua kháng thuốc
Thay vào đó, các tế bào ung thư thích nghi với điều trị và "ranh ma" hơn thuốc.
U hắc tố có thể trốn thoát các chất ức chế BRAF không phải bằng cách thay đổi gen, mà bằng cách thay đổi hoạt động của gen.
Một số gen giảm hoạt động được cho là có sự giao tiếp chặt chẽ với BRAF và bảo vệ các đích của nó - protein đột biến gây ung thư và là mục tiêu chính của hóa trị.
Nếu "công tắc" thiết yếu này bị mất, chúng có thể kích hoạt các tế bào khối u phân chia bất chấp sự có mặt của chất ức chế.
Các tế bào kháng đã tìm được cách để tiến hóa vượt qua sự phong tỏa tín hiệu hoặc tạo ra một con đường mới để duy trì sự tăng sinh.
Các gen tăng hoạt động trong những quá trình chuyển hóa cho phép các tế bào ung thư vượt qua BRAF và tiếp tục phát triển và phân chia.
Tế bào ung thư về cơ bản đã tìm được cách sống sót bằng cách thiết lập lại quá trình chuyển hóa của chúng để đáp ứng với hóa trị.
Nghiên cứu đã giải thích cách các khối u tiến hóa và gây ra ung thư kháng với các thuốc thuốc được thiết kế để phù hợp với kiểu gen cụ thể của bệnh nhân.
Kết quả này thực sự mang đến hy vọng cho các nhà khoa học và bác sĩ lâm sàng muốn điều trị ung thư kháng hóa trị.
Nghiên cứu đưa ra các công cụ có giá trị giúp chúng ta phát hiện những dạng kháng thuốc mới trước khi các phác đồ điều trị được đưa vào thử nghiệm lâm sàng.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Các nhà khoa học cảnh báo: Coi chừng bệnh sốt rét quay lại! Từ tháng 9.2017 đến nay bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM đã điều trị tám bệnh nhi mắc sốt rét, trong khi trước đây gần như không có. Cùng với sự quay đầu này, các nhà khoa học cảnh báo tình trạng kháng thuốc có thể dẫn đến bệnh siêu sốt rét. Lợi hại hơn xưa Tháng 11 năm qua, khoa nhiễm -...