Sân chơi bổ ích cho học sinh dân tộc thiểu số tại Lào Cai
Trong 2 ngày 14 &15/10, Sở GD&ĐT Lào Cai đã tổ chức giao lưu học sinh dân tộc thiểu số.
Bà Dương Bích Nguyệt, Giám đốc Sở GD&ĐT (áo dài) trao quà cho học sinh tham gia giao lưu.
Với chủ để “Lan tỏa sáng kiến của câu lạc bộ sáng tạo xã hội nhằm tuyên truyền về an toàn khi sử dụng internet và phòng chống các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường” hội thi là sân chơi bổ ích, giúp học sinh được trải nghiệm, tăng cường năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Đặc biệt, đáp ứng chương trình GDPT 2018, phát huy phẩm chất, năng lực từng học sinh.
Dự và phát biểu tại giao lưu có ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai; 40 học sinh dân tộc thiểu số đại diện cho 4 huyện Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương. Cùng cổ vũ giao lưu gồm các cơ quan của tỉnh, UBND huyện/thị xã, các thầy cô giáo và cha mẹ cùng gần 200 học sinh của Thành phố Lào Cai.
Giao lưu chia thành 4 phần. Phần 1 giới thiệu về các thành phần tham gia giao lưu và các điển hình của nhà trường, địa phương; Phần 2, xem 3 video về an toàn với Google và trả lời hiểu biết về giữ gìn an toàn, cách phòng tránh khi sử dụng internet.
Ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT phát biểu tại Hội thi.
Phần 3 học sinh biểu diễn sáng tạo thông qua tiểu phẩm, vẽ tranh, sơ đồ tư duy… tuyên truyền về hoạt động của câu lạc bộ sáng tạo xã hội của học sinh về giữ an toàn khi sử dụng internet, bảo vệ môi trường, phòng tránh tệ nạn xã hội…; phần 4 sẽ đưa hội thi cùng du lịch qua màn ảnh nhỏ khi học sinh trình bày các trải nghiệm, cảm xúc thông qua các bức ảnh tham dự giao lưu.
Video đang HOT
Phát biểu tại hội thi, ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết Lào Cai là tỉnh miền núi với 25 dân tộc anh em. Học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 70%, do vậy ngành Giáo dục luôn coi giáo dục dân tộc là xương sống.
Trong những năm qua, ngành đã rất nỗ lực, tham mưu và triển khai nhiều giải pháp, quan tâm đặc biệt vùng cao, vùng dân tộc thiểu số nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Kết quả được khẳng định khi Bộ GD&ĐT đánh giá Lào Cai là một trong những tỉnh đứng đầu phía Bắc.
Học sinh dân tộc thiểu số được học hỏi nhiều kĩ năng, kinh nghiệm.
Để có kết quả trên, ngành nhận thấy ngoài sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ban ngành đoàn thể, các thầy cô giáo và các em học sinh thì cha mẹ học sinh, cũng là yếu tố quan trọng để góp nên những thành công đó.
Đồng thời khẳng định hoạt động giao lưu học sinh dân tộc thiểu số là chuỗi hoạt động giáo dục ngoài giờ nhằm tổ chức cho học sinh trải nghiệm, nâng cao kĩ năng giao tiếp, hợp tác, phát triển tối đa phẩm chất, năng lực của học sinh.
Thông qua các nội dung giao lưu học sinh dân tộc thiểu số từ 4 huyện Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương đã tự tin, tài giỏi, thể hiện năng khiếu và tìm hiểu về kĩ năng sử dụng công nghệ số, kĩ năng phòng tránh tệ nạn xã hội.
Học sinh được học tập qua trải nghiệm thực tế.
Hội thi cũng đưa ra được các thông điệp để học sinh luôn biết cách tự bảo vệ mình và an toàn ở trường, nhà, nơi công cộng. Ngoài ra các em còn biết cách đẩy mạnh hoạt động của câu lạc bộ sáng tạo xã hội trong trường học và trong cộng đồng; tuyên truyền để cộng đồng, cha mẹ, chính quyền địa phương ủng hộ và tham gia những hoạt động của nhà trường…
Thay mặt lãnh đạo Sở GD&ĐT, ông Nguyễn Thế Dũng cảm ơn tổ chức UNICEF tại Việt Nam, Ban quản lý các dự án Bộ GD&ĐT đã hỗ trợ cho hoạt động này; các doanh nghiệp, cá nhân đã hỗ trợ cho học sinh các phần quà vô cùng ý nghĩa…
Kết thúc giao lưu, Ban tổ chức trao 4 giải đồng đội và 40 giải cá nhân. Giải đồng đội có màn chào hỏi ấn tượng nhất thuộc về huyện Bắc Hà; Giải trả lời thông minh nhất thuộc về đội Mường Khương; đội có phần du lịch qua màn ảnh nhỏ sáng tạo nhất thuộc về Si Ma Cai; đội có phần tuyên truyền xuất sắc nhất là Sa Pa.
Ứng phó với mưa lũ, Thừa Thiên Huế cho HS nghỉ học từ ngày 15/10
Để đảm bảo an toàn cho học sinh trong đợt mưa lũ phức tạp, tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu Sở giáo dục có thông báo cho học sinh nghỉ học.
Ngày 14/10, tại cuộc họp với các địa phương về ứng phó với đợt mưa lũ sắp đến, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương đã yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo có thông báo cho học sinh ở vùng thấp trũng nghỉ học từ chiều nay (14/10).
Học sinh ở Thừa Thiên Huế sẽ nghỉ học từ ngày 15/10 để đề phòng mưa, lũ phức tạp. Ảnh: NP
Trong ngày 15/10, học sinh toàn tỉnh cũng sẽ nghỉ học để đảm bảo an toàn trước diễn biến phức tạp của mưa, lũ.
Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh này thì Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh tâm điểm của đợt mưa lớn lần này, kéo dài từ ngày 14/10 đến ngày 16/10.
Tổng lượng 500-700mm, có nơi trên 800mm (tương đương với mưa Nam Đông -Phú Lộc đợt vừa qua), đặc biệt có nơi 1.000mm. Rủi ro thiên tai cấp độ 3.
Hiện nay mực nước các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện trên địa bàn tỉnh đang vận hành đảm bảo an toàn, các hồ đang vận hành đảm bảo an toàn công trình.
Trong các ngày qua, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã có lệnh vận hành các hồ thủy lợi, thủy điện tăng cường phát điện qua tuabin, qua tràn để đưa về mực nước mức thấp và sẵn sàng, đón lũ.
Ông Phương đề nghị các đơn vị, địa phương theo dõi chặt chẽ, nắm chắc thông tin về diễn biến áp thấp nhiệt đới/bão và mưa lũ; chủ động triển khai công tác bảo đảm an toàn cho tàu thuyền còn hoạt động trên biển;
Có kế hoạch, kịch bản cụ thể để hỗ trợ nguồn cung lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân có nguy cơ bị chia cắt do ngập sâu, sạt lở, sẵn sàng cứu trợ cho các hộ dân có nguy cơ bị thiếu đói; xử lý khẩn cấp sạt lở bờ sông, bờ biển, cắm biển báo cảnh báo sạt lở, ngập sâu.
Tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, trong đó: tổ chức rà soát, kiểm tra ngay các khu vực có nguy cơ sạt lở, khu vực nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất, nhất là khu dân cư, trường học, trụ sở để chủ động sơ tán người khỏi khu vực nguy hiểm;
Bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát chặt chẽ, hỗ trợ, hướng dẫn giao thông qua các ngầm, tràn, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết để bảo đảm an toàn;
Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, hạn chế thiệt hại khi xảy ra mưa lũ, ngập lụt; chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, bảo đảm nguồn cung cầu tại các khu vực có nguy cơ bị chia cắt do ngập sâu, sạt lở.
Bố trí lực lượng, phương tiện tại khu vực trọng điểm để kịp thời tổ chức hỗ trợ người dân sơ tán, cứu trợ, cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.
Né triều cường, Cần Thơ tiếp tục cho học sinh học tại nhà thêm 2 ngày Cần Thơ - Do tình hình triều cường vẫn còn diễn biến phức tạp, cao hơn mức báo động 3 nên Sở GDĐT TP Cần Thơ đã yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Ngày 13.10, Giám đốc Sở GDĐT TP Cần Thơ Trần Thanh Bình...