Sai lầm khi tự ý bổ sung vitamin D liều cao để phòng Covid-19
Nhiều người đã lầm tưởng về công dụng của vitamin D và tự ý bổ sung mà không ý thức được về những tác hại của việc làm này.
Theo một nghiên cứu công bố mới đây của các nhà khoa học thuộc Đại học Surrey, Anh, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy mối liên quan giữa tình trạng thiếu hụt vitamin D và nguy cơ phát triển các triệu chứng, cũng như biến chứng nặng của bệnh viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2 (Covid-19). Các nhà nghiên cứu thậm chí còn cảnh báo những mối nguy cơ khi tự ý sử dụng sản phẩm này.
Sự thiếu hụt vitamin D liệu có phải là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng và biến chứng nguy hiểm của Covid-19 hay không ? Liệu có nên sử dụng vitamin D hàm lượng cao để phòng ngừa hay điều trị Covid-19? Nhiều người đã lầm tưởng về công dụng của vitamin D và tự ý bổ sung mà không ý thức được về những tác hại của việc làm này.
(Ảnh minh họa)
Theo các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Surrey, Anh, vitamin D là một loại hormone, được sản xuất trong da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, có chức năng tăng cường khả năng hấp thu canxi và phosphat ở đường ruột. Nếu như những khoáng chất này đã được chứng minh là cần thiết cho hoạt động của cơ thể, thì tác dụng của nó trong việc ngăn ngừa hay điều trị Covid-19 lại vẫn cần nghiên cứu thêm. Bởi phần lớn những nghiên cứu về mối liên hệ giữa vitamin D và Covid-19 hiện nay đều là dựa trên dữ liệu thu thập được từ các nhóm dân số ở những nước đang phát triển và vì thế không thể được sử dụng như một chứng cứ khoa học.
Theo dõi y tế là cần thiết
Tác giả chính của công trình nghiên cứu Sue Lanham-New cảnh báo việc tiêu thụ quá mức vitamin D có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Một lượng vitamin D thích hợp trong cơ thể là quan trọng đối với sức khỏe tổng thế. Quá ít có thể dẫn tới còi xương ở trẻ em hoặc loãng xương ở người cao tuổi. Tuy nhiên quá nhiều lại có nguy cơ làm gia tăng mức độ canxi trong máu và vì thế dẫn tới các bệnh lý nghiêm trọng.
Không giống như thuốc đặc trị, vitamin D cũng như nhiều loại vitamin hay khoáng chất khác đều có thể dễ dàng mua tại các hiệu thuốc hay trung tâm thương mại. Tuy nhiên việc tự ý sử dụng thuốc mà không có hướng dẫn của bác sĩ có thể dẫn tới những mối nguy hại không ngờ tới.
Video đang HOT
Theo tác giả Sue Lanham-New, việc theo dõi y tế là rất cần thiết. Bởi ngay cả khi có những nghiên cứu cho thấy việc thiếu hụt vitamin D có liên quan tới nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, song hiện cũng không có đủ các chứng cứ khoa học để chứng minh vitamin D có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị Covid-19. Hơn nữa việc thiếu hụt vitamin D có thể khắc phục một cách tự nhiên thông qua chế độ ăn uống cân bằng dịnh dưỡng, với các loại thực phẩm giàu vitamin D như cá dầu hay còn gọi là cá béo, thịt đỏ và lòng đỏ trứng. Ngoài ra, thực phẩm dinh dưỡng như ngũ cốc cho bữa sáng và tắm nắng an toàn hàng ngày cũng có thể giúp bổ sung vitamin D./.
Bạn có biết loại thực phẩm nào giúp khắc phục chứng chuột rút hiệu quả?
Khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác nhau như magiê, canxi và kali đóng vai trò quan trọng cho hoạt động của cơ bắp. Mức canxi và magiê thấp được biết là gây ra chuột rút.
Chuột rút là những cơn co thắt đột ngột ở cơ chân gây đau nhói. Chuột rút xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn và biến mất trong vòng vài phút. Mất nước, căng cơ, giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài... là một trong những nguyên nhân gây ra chuột rút.
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất nhất định như magiê, vitamin D, kali, natri và canxi có thể làm tăng khả năng bị chuột rút.
Vì vậy, điều quan trọng bạn cần làm là tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất đặc biệt nhằm giảm chuột rút.
1. Nước dừa
Nước dừa chứa nhiều chất điện giải như natri, kali, magiê và canxi có tác dụng khắc phục chứng chuột rút. Việc uống chất lỏng có chứa chất điện giải có thể điều trị và giảm chứng chuột rút liên quan đến tập thể dục ở vận động viên.
Tuy nhiên, do số lượng chất điện giải trong đồ uống thể thao ít hơn, có thể khó thay thế lượng chất điện giải bị mất trong khi tập thể dục. Điều này có thể chỉ ra rằng, việc uống nước dừa giàu chất điện giải giúp khắc phục chứng chuột rút.
2. Đu đủ
Đu đủ chứa một lượng kali và magiê tốt có thể giúp khắc phục chứng chuột rút. Magiê đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển tích cực các ion kali và canxi trong màng tế bào, cần thiết cho sự co cơ, dẫn truyền xung thần kinh và nhịp tim bình thường.
3. Cá
Các loại cá béo như cá hồi và cá mòi chứa một lượng đáng kể các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, sắt và natri có thể giúp ngăn ngừa và làm giảm chứng chuột rút.
4. Dưa hấu
Dưa hấu là một nguồn canxi, magiê, kali tốt và hàm lượng nước cao giúp hydrat hóa cơ thể của bạn, cũng như cải thiện chức năng cơ bắp tổng thể, do đó ngăn ngừa và khắc phục chứng chuột rút.
5. Khoai lang
Khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác nhau như magiê, canxi và kali rất quan trọng cho hoạt động của cơ bắp. Mức canxi và magiê thấp được biết là gây ra chuột rút.
6. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc là một loại thảo dược cổ xưa chứa nhiều terpenoids và flavonoid. Nó thường được sử dụng để điều trị một số bệnh về sức khỏe như viêm, co thắt cơ, rối loạn kinh nguyệt, vết thương và mất ngủ.
7. Bơ
Bơ là một nguồn kali và magiê tuyệt vời, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe cơ bắp và có thể giúp ngăn ngừa chuột rút. Ăn bơ hàng ngày sẽ giúp giảm đau cơ bắp và cải thiện sức khỏe tổng thể.
8. Rau lá xanh đậm
Các loại rau lá xanh đậm như rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, rau diếp và rau mù tạt có chứa một lượng magiê tốt có thể giúp ngăn ngừa và giảm chuột rút.
9. Các loại hạt
Các loại hạt rất giàu vitamin và khoáng chất bao gồm magiê có thể giúp làm dịu chứng chuột rút và cải thiện chức năng cơ bắp. Tăng lượng magiê của bạn bằng cách ăn các loại hạt hàng ngày như một bữa ăn nhẹ.
10. Cây họ đậu
Các loại cây họ đậu như đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu lăng và đậu nành chứa đầy đủ magiê. Magiê hoạt động cùng với canxi giúp thư giãn cơ bắp của bạn và có thể giúp giảm chuột rút hoặc co thắt.
Sự thật về phơi nắng để bổ sung vitamin D cho trẻ: Không chỉ ít tác dụng còn dễ gây hại Phơi nắng không đúng có thể làm giảm tác dụng của tia UVB từ 50 - 90% hoặc gần như hoàn toàn. Bên cạnh đó trẻ còn chịu tác động của tia UVA gây ra ung thư da, lão hóa da sau này. Hai con đường tổng hợp vitamin D Chị Vũ Thị Minh Trang, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội tâm sự...