Sai lầm khi rửa rau sống bằng nước muối
Thời gian qua, nhiều bệnh viện đã tiếp nhận điều trị bệnh nhân bị nhiễm sán lá gan, sán lợn, giun lươn, giun đũa chó…
do thói quen ăn rau sống.
Để bảo vệ sức khỏe, nhiều người cho rằng, nên ngâm rau sống trong nước muối để làm sạch ký sinh trùng hoặc hóa chất bảo vệ thực vật. Thế nhưng, các chuyên gia cho rằng, biện pháp này không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Ăn rau sống là sở thích của nhiều người bởi sự thơm ngon, lại là giải pháp chống ngán khi mâm cơm có nhiều chất đạm, mỡ. Nhiều món ăn như: Nem rán, bún chả, bún ốc, bún riêu… cũng không thể thiếu một rổ rau sống. Mặt khác, nhiều người cho rằng, ăn rau còn sống mới bảo đảm giữ nguyên hàm lượng vitamin, khoáng chất có trong rau.
Tuy nhiên, thói quen ăn rau sống cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm giun, sán và ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân là do người trồng rau có tập quán dùng nước thải, nước phân tươi tưới rau. Các loại ký sinh trùng phổ biến trong rau sống là giun kim, giun móc, giun tóc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip… Thậm chí, nếu người trồng sau khi phun thuốc trừ sâu lại cách ly và thu hoạch không đúng quy định cũng khiến cho rau, củ, quả còn tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật khi đến tay người tiêu dùng.
Video đang HOT
Trước thực tế đó, nhiều người đã lựa chọn cách ngâm rau, củ, quả vào muối trước khi sử dụng. Bởi họ cho rằng, muối là một trong những chất có tính sát khuẩn tự nhiên mạnh, lại thân thiện với sức khỏe con người.
Đề cập đến thói quen này, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Ôxy cao áp Việt – Nga (Bộ Quốc phòng) cho biết, đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định việc rửa rau bằng muối này giúp loại bỏ được ký sinh trùng và hóa chất tồn dư. Hơn nữa, cách ngâm rau với nước muối quá lâu còn làm rau dập nát, mất đi các vitamin, khoáng chất. Thậm chí, khi rau được ngâm trong nước muối vô tình làm tăng hàm lượng muối đưa vào cơ thể, về lâu dài không tốt cho tim mạch, gây tăng huyết áp.
Để rửa rau đúng cách, theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, nên rửa rau dưới vòi nước chảy mạnh để loại bỏ hóa chất tồn dư, ký sinh trùng, trứng giun sán bám trên rau. Đặc biệt lưu ý, khi rửa rau, nên rửa lần lượt từng lá. Để phòng nhiễm ký sinh trùng từ rau sống, vị chuyên gia khuyến cáo tốt nhất không nên ăn rau sống, nhất là khi đi ăn ở hàng quán, hay những quán ăn vỉa hè bị hạn chế về nguồn nước sạch và không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo, tốt nhất với rau củ quả khi mua về, đem nhặt sạch sau đó rửa bằng nước sạch nhiều lần. Nên rửa khoảng 4-5 lần nước sạch. Ngoài ra, nên dùng chậu đầy nước để rửa rau và loại bỏ đất cát bám trên đó. Sau đó có thể rửa dưới vòi nước chảy nhiều lần sẽ hữu ích cho việc rửa trôi bụi bẩn và hóa chất.
Liên quan đến vấn đề này, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng lưu ý, việc rửa trực tiếp từng lá rau dưới vòi nước chảy là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu. Còn việc ngâm rau sống vào dung dịch thuốc tím loãng (thường là dung dịch thuốc tím 1%) hoặc nước muối loãng đều không bảo đảm loại trừ sạch mầm bệnh. Qua một số thí nghiệm cho thấy, trong môi trường thuốc tím, nước muối loãng không có tác dụng gì với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh. Lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, củ, quả giảm đi không đáng kể nếu không rửa lại nhiều lần. Do đó, nên áp dụng cách rửa rau sống bằng nước sạch nhiều lần rồi vớt rau vẩy ráo trước khi ăn.
Phát hiện mắc ký sinh trùng do thói quen ăn rau sống
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC (Hà Nội) cho biết, mới đây, nữ bệnh nhân, 38 tuổi đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe bất ngờ phát hiện mắc ký sinh trùng.
Bệnh nhân ngã ngửa khi biết nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ thói quen vô tình thường ngày.
Đó là trường hợp của chị N.T.H., 38 tuổi, sinh sống ở Hà Nội đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ. Chị H., cho biết, thỉnh thoảng tức nặng bắp chân hai bên, có thói quen ăn rau sống và thường xuyên tiếp xúc với chó mèo.
Qua xét nghiệm tìm giun sán cho kết quả dương tính với giun đũa, giun tròn, giun lươn, giun đũa chó mèo, sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định tổn thương gan, lách, phổi, theo dõi do ký sinh trùng. Sau đó, bệnh nhân được tư vấn, điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư để tránh biến chứng có thể xảy ra.
Bệnh nhân H. sốc nặng khi phát hiện mắc ký sinh trùng do thói quen ăn rau sống và thường xuyên tiếp xúc với chó mèo.
Để phòng bệnh, TS Vũ Minh Điền - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư khuyến cáo, người dân không nên ăn sống các loại rau nọc dưới nước như: rau muống, rau ngổ, rau cần, cải xoong, rau rút... không uống nước lã. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh, người dân phải đến cơ sở khám chữa bệnh (chuyên khoa) để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Những người vốn có thói quen ăn các loại rau mọc dưới nước (đầm, ao, hồ ...), ăn sống hoặc không được chế biến kỹ, cũng nên đi khám, tầm soát bệnh.
Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư khuyến cáo, để phòng nhiễm sán, đảm bảo an toàn thực phẩm, người dân cần ăn chín, không ăn đồ tái sống; giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh; vệ sinh tay đúng cách, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Với người nuôi thú cưng, cần tẩy sạch giun cho vật nuôi và đặc biệt là quản lý tốt phân từ chúng, bởi đây là nguồn chứa trứng giun đũa. Nếu vệ sinh không sạch sẽ, người nuôi rất dễ nhiễm trứng giun.
Thói quen ăn sống cũng là một trong nguyên nhân gây ra các bệnh ký sinh trùng.
Ngoài ra, để tránh mắc giun sán từ thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân hạn chế ăn uống vỉa hè, hàng rong; không ăn các loại gỏi, rau, cá, thịt tái, thịt chua không rõ nguồn gốc; giữ gìn vệ sinh cá nhân, cắt móng tay gạch sẽ, gọn gàng, không cho trẻ có thói quen ngậm tay, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
Người dân nên rửa sạch tay sau khi chơi với vật nuôi trong nhà, hoặc sau khi phơi nhiễm với các nơi có nguy cơ nhiễm bệnh; vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ ngay phân của thú cưng để ngăn ngừa trứng từ các con vật nhiễm bệnh; vệ sinh đúng nơi quy định, không sử dụng phân tươi để bón cho rau, nên bón cây khi phân đã được ủ mục.
Phương pháp điều trị giun hiệu quả, ít tốn kém của nhóm nghiên cứu trường Y Giun đũa chó là bệnh phổ biến ở trẻ em, có thể được điều trị dứt điểm, kịp thời, giá thành rẻ nhờ nghiên cứu của các nhà khoa học. PGS.TS.BS Hà Văn Thiệu (chủ nhiệm nhiệm vụ) báo cáo kết quả đề tài tại buổi nghiệm thu. Giun đũa chó là bệnh phổ biến ở trẻ em, có thể được điều trị...