Loại trà có mùi thơm ‘nịnh mũi’, tốt cho tâm trạng và sức khỏe
Hoa oải hương ( Lavender) là loại hoa màu tím có mùi thơm dịu. Trà hoa oải hương được biết đến là có nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Trà hoa oải hương được pha bằng cách ủ nụ hoa oải hương với nước nóng, khi ngửi sẽ thấy mùi thơm dịu ngọt ngào. Tác dụng của trà hoa oải hương đối với sức khỏe được cho là nhờ các thành phần như linalool và linalyl acetate, lại không chứa caffeine cùng các hợp chất phenolic,…
1. Tác dụng của trà hoa oải hương đối với sức khỏe
Dưới đây là một số công dụng khi uống trà hoa oải hương mà bạn có thể nhận được:
- Cải thiện các rối loạn tâm trạng như trầm cảm, lo âu
Hoa oải hương được sử dụng như một loại hương liệu bổ sung giúp điều trị chứng lo âu, trầm cảm và mệt mỏi lâu đời. Điều này là nhờ hoa oải hương có chứa linalool và linalyl acetate, hai hợp chất có tác dụng thư giãn thần kinh.
Ngoài ra, mùi thơm nhẹ nhàng từ trà hoa oải hương cũng góp phần kích thích hệ thống thần kinh parasympathetic (hay còn gọi là hệ thần kinh phó giao cảm), giúp cơ thể chuyển từ trạng thái căng thẳng sang trạng thái thư giãn, từ đó góp phần giảm lo âu, cải thiện tâm trạng.
Hoa oải hương được sử dụng như một loại hương liệu bổ sung giúp điều trị chứng lo âu, trầm cảm và mệt mỏi (Ảnh: ST)
Theo Healthline, một nghiên cứu trên 80 phụ nữ mới sinh con ở Đài Loan cho thấy, nhóm được uống 250 ml trà hoa oải hương mỗi ngày trong 2 tuần đã có tâm trạng tốt hơn, ít mệt mỏi hơn so với nhóm không uống trà hay không ngửi mùi thơm của hoa oải hương trong giai đoạn đầu của nghiên cứu. Tuy nhiên, sau 4 tuần thì các tác dụng của trà hoa oải hương trên nhóm tham gia lại không đủ rõ rệt.
Theo Health, một nghiên cứu năm 2020 trên NCBI thì người tham gia được cho uống 2 gam trà hoa oải hương mỗi buổi sáng và buổi tối trong hai tuần. Kết quả cho thấy nhóm uống trà hoa oải hương đã có dấu hiệu giảm lo âu và trầm cảm đáng kể.
- Có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ
Một nghiên cứu năm 2015 trên NCBI trên 158 phụ nữ sau sinh được hít thở sâu với hương hoa oải hương 10 lần, 4 ngày một tuần, liên tục trong 8 tuần. Kết quả cho thấy, nhóm nghiên cứu đã có chất lượng giấc ngủ tốt hơn đáng kể so với nhóm sử dụng giả dược.
Theo một nghiên cứu khác trên NCBI được thực hiện với sự tham gia của 79 sinh viên đại học đang gặp các vấn đề liên quan tới giấc ngủ. Nhóm sinh viên này được hướng dẫn kiểm soát vệ sinh giấc ngủ đúng cách và ngửi hương hoa oải hương, dán miếng dán hương hoa oải hương lên ngực vào giấc ngủ đêm. Kết quả cũng cho thấy đã có sự cải thiện về chất lượng giấc ngủ.
Điều này được giải thích là nhờ thành phần linalool có trong mùi thơm của hoa oải hương có tác dụng giảm căng thẳng, thúc đẩy sự thư giãn, tạo điều kiện cho cơ thể chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi từ đó cải thiện giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn.
Thành phần linalool có trong mùi thơm của hoa oải hương có tác dụng giảm căng thẳng, thúc đẩy sự thư giãn (Ảnh: ST)
- Có tiềm năng giúp làm dịu cơn đau bụng kinh
Video đang HOT
Chuột rút hay đau bụng giai đoạn trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt là một hội chứng thường gặp ở nữ giới. Theo Healthline, một nghiên cứu trên 200 phụ nữ trẻ tuổi được ngửi mùi hoa oải hương trong 30 phút mỗi ngày trong 3 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các triệu chứng như chuột rút đã giảm đáng kể sau 2 tháng so với nhóm đối chứng.
Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng massage bằng tinh dầu hoa oải hương cũng góp phần giảm cơn đau bụng kinh. Linalool và linalyl acetate trong hoa oải hương có khả năng giảm căng thẳng và thư giãn cơ bắp.
Các tác dụng của hoa oải hương kể trên giúp mở ra lợi ích tiềm năng hay nói cách khác là tác dụng của trà hoa oải hương trong việc giảm cơn đau do kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để kết luận chính xác về công dụng này cũng như các rủi ro có thể gặp phải.
Nhưng hơn hết, việc bổ sung nước từ trà hoa oải hương ấm cũng góp phần vào quá trình hydrat hóa của cơ thể, giảm thiểu tình trạng co, chuột rút cơ, do mất nước và mệt mỏi cũng như điều tiết hoạt động co thắt tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt.
Massage bằng tinh dầu hoa oải hương cũng góp phần giảm cơn đau bụng kinh (Ảnh: ST)
Ngoài ra, trà hoa oải hương không chứa caffeine. Uống các thức uống chứa caffeine trong kỳ kinh nguyệt đã được chứng minh là làm tăng tình trạng mệt mỏi, tăng huyết áp và nhịp tim, dễ rơi vào trạng thái căng thẳng và lo âu khiến triệu chứng đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Có thể cải thiện sức khỏe làn da
Theo Healthline, một nghiên cứu trên chuột cho thấy việc bôi dầu hoa oải hương cách ngày trong 14 ngày liên tiếp giúp giảm đáng kể diện tích vết thương so với nhóm đối chứng. Điều này được giải thích là do dầu hoa oải hương chứa các thành phần có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp protein cấu trúc collagen.
Trước khi nói tới tác dụng của trà hoa oải hương với sức khỏe làn da thì dầu hoa oải hương là thành phần quen thuộc trong các sản phẩm chăm sóc da với tác dụng chống viêm và kháng khuẩn như ngăn ngừa mụn trứng cá, cải thiện tình trạng viêm da như bệnh vẩy nến và chữa lành vết thương, vết trầy xước.
Các hợp chất chống oxy hóa trong trà hoa oải hương cũng giúp bảo vệ da khỏi tổn thương do gốc tự do, từ đó làm chậm quá trình lão hóa da và cải thiện sự mềm mại và độ đàn hồi của da.
- Có thể giúp giảm đau đầu
Dựa trên tác dụng của trà hoa oải hương với căng thẳng và rối loạn tâm trạng thì người bị đau đầu uống trà hoa oải hương đúng cách cũng có thể được hưởng các lợi ích này nếu nguyên nhân là do căng thẳng, phổ biến như chứng đau nửa đầu.
Các tác dụng của trà hoa oải hương khác như giảm nhịp tim, cải thiện huyết áp, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng hô hấp do dị ứng chỉ là lợi ích tiềm năng dựa trên lợi ích của hoa oải hương hoặc dầu oải hương. Chúng ta vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu cụ thể trên người với quần thể rộng hơn trước khi kết luận về các tác dụng này khi uống trà oải hương.
2. Ai không nên uống trà hoa oải hương?
Nhìn chung uống trà hoa oải hương tương đối an toàn và hầu như không có rủi ro được báo cáo nhưng nếu là người nhạy cảm với mùi hương, có tiền sử dị ứng trà hoa hãy thận trọng khi uống hoặc tránh uống trà hoa oải hương để hạn chế các phản ứng dị ứng với sức khỏe.
Ngoài ra, nếu đang điều trị các bệnh mãn tính theo đơn thuốc, chẳng hạn như thuốc huyết áp, thuốc điều hòa nhịp tim, thuốc cholesterol, thuốc chống đông máu thì bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm trà hoa oải hương vào chế độ hàng ngày, tránh các tương tác thuốc không mong muốn.
Hơn nữa, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú cũng nên thận trọng khi uống trà hoa oải hương.
Để chọn hoa oải hương pha trà, chú ý mua búp tươi hoặc nụ oải hương khô ở những cơ sở y tín, không sử dụng hóa chất và chất bảo quản. Khi pha, chỉ cần đun sôi khoảng 250 ml nước, cho 1/2 thìa cà phê nụ vào cốc rồi tráng qua một lượt nước trong khoảng 30 giây – 1 phút. Sau đó gan bỏ nước tráng và thêm nước vào ngâm nụ trong vài phút. Để nhận được các tác dụng của trà hoa oải hương, có thể uống nóng hoặc uống lạnh tùy sở thích của từng người.
Bài tập nào tốt cho người bệnh trầm cảm?
Tập thể dục giúp ngăn ngừa và cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó làm giảm triệu chứng trầm cảm, có thể phòng ngừa tái phát bệnh...
1. Lợi ích của tập thể dục với người bệnh trầm cảm
Tập thể dục thường xuyên là một cách tốt để giúp ngăn ngừa hoặc kiểm soát chứng trầm cảm như:
Giúp nâng cao tâm trạng thông qua việc cải thiện thể lực.
Cải thiện giấc ngủ.
Tăng mức năng lượng.
Giúp ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực.
Giúp mọi người cảm thấy bớt cô đơn hơn khi tập thể dục cùng người khác.
Tập thể dục giúp giải phóng endorphin - là chất hóa học tự nhiên trong não có thể cải thiện tâm trạng, giảm lo lắng, tăng cảm giác hạnh phúc, giúp người bệnh thoát khỏi vòng suy nghĩ tiêu cực gây ra trầm cảm và lo lắng.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tập thể dục có thể là một phương pháp điều trị hữu ích vừa phải cho chứng trầm cảm nhẹ đến trung bình ở người lớn. Do đó, tập thể dục nên được coi là một thay đổi lối sống quan trọng, được sử dụng cùng với các phương pháp điều trị trầm cảm khác. Những người mắc bệnh tim hoặc hô hấp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu chương trình tập thể dục.
2. Các bài tập dễ thực hiện cho người trầm cảm
2.1 Chạy bộ giúp tăng cường tâm trạng tự nhiên
Chạy bộ giúp kích thích một số chất hóa học trong não, giải phóng endorphin, tăng cảm giác hưng phấn. Người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn về tổng thể bằng cách giảm căng cơ, cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm lo lắng.
Nên chạy bộ ít nhất 30 phút/ngày, trong 3-5 ngày/tuần, có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm. Nếu bạn không có nhiều thời gian, thậm chí chỉ cần tập thể dục từ 10 - 15 phút cũng cũng tạo ra sự khác biệt.
2.2 Bài tập trọng lượng
Tập tạ giúp tăng lưu lượng máu, tăng cơ, cải thiện cơ thể, hình ảnh... tăng cảm giác hài lòng.
Các bài tập rèn luyện sức mạnh như tập tạ cũng giúp giảm các triệu chứng trầm cảm. Đối với một số người bị trầm cảm ở mức độ nhẹ đến trung bình, tập tạ có thể là một phương pháp luyện tập mang tính thiền định. Khi tập tạ, tâm trí sẽ tập trung vào nhiệm vụ trước mắt mà không nghĩ đến bất cứ điều gì khác.
Ngoài ra, tập tạ giúp tăng lưu lượng máu, tăng cơ, cải thiện cơ thể, hình ảnh... tăng cảm giác hài lòng. Chỉ cần bắt đầu từ từ, sử dụng sự hỗ trợ của huấn luyện viên cá nhân nếu cần.
2.3 Yoga
Tập yoga là một hoạt động khác có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm, đặc biệt là khi kết hợp với các phương pháp điều trị thông thường, chẳng hạn như liệu pháp hành vi nhận thức.
Yoga có tác dụng chống trầm cảm rất tốt, do cải thiện tính linh hoạt, liên quan đến chánh niệm, giúp phá vỡ những suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại, tăng sức mạnh, làm cho bạn nhận biết được hơi thở của mình, cải thiện sự cân bằng...
2.4 Thái cực quyền
Thái cực quyền là phương pháp có thể giúp giảm bớt trầm cảm.
Với việc thực hành các động tác chậm rãi, nhẹ nhàng của thái cực quyền giúp giảm căng thẳng, giảm các triệu chứng trầm cảm.
Luyện tập thái cực quyền trong môi trường nhóm cũng đóng một vai trò trong việc giảm trầm cảm. Lớp học nhóm có thể củng cố ý thức tự chủ, kết nối với những người khác.
3. Lưu ý khi tập luyện ở người bệnh trầm cảm
Những người bị trầm cảm có thể thấy khó khăn khi bắt đầu hoặc tạo động lực để tiếp tục tập thể dục trong thời gian dài.
Dưới đây mà một số cách giúp bạn bắt đầu:
- Bắt đầu từ đơn giản: Bắt đầu với các hoạt động đơn giản như mua sắm, làm vườn hoặc các công việc nhỏ của gia đình. Tăng dần mức độ hoạt động để cải thiện sự tự tin, tạo động lực cho các hoạt động năng động hơn.
- Làm những điều mình thích: Những người bị lo âu hoặc trầm cảm thường mất hứng thú, niềm vui khi làm những việc mà họ từng thích. Lên kế hoạch cho các hoạt động mà bạn từng thấy thú vị, hấp dẫn, thư giãn hoặc thỏa mãn với bạn bè hoặc gia đình... theo thời gian, những hoạt động này sẽ lại trở nên thú vị.
- Giao lưu với người khác: Những người mắc chứng lo âu hoặc trầm cảm thường xa lánh người khác, nhưng việc tiếp tục giao lưu là một phần quan trọng của quá trình phục hồi. Giữ liên lạc với bạn bè và gia đình có thể giúp tăng cường sức khỏe, sự tự tin, đồng thời tạo cơ hội để giao lưu.
- Lên kế hoạch: Lập kế hoạch cho thói quen tập luyện giúp mọi người trở nên năng động hơn. Đảm bảo rằng một số hình thức tập thể dục được đưa vào mỗi ngày. Cố gắng tuân thủ kế hoạch càng chặt chẽ càng tốt, nhưng phải linh hoạt.
- Đặt mục tiêu hợp lý :Nhiệm vụ của bạn không nhất thiết phải đi bộ một giờ, năm ngày một tuần. Hãy suy nghĩ thực tế về những gì bạn có thể làm. Sau đó bắt đầu từ từ rồi tăng dần theo thời gian. Hãy lập kế hoạch phù hợp với nhu cầu, khả năng của bạn thay vì đặt ra những mục tiêu mà bạn khó đạt được.
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩtrước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục mới để đảm bảo an toàn cho bạn. Bác sĩ sẽ xem xét bất kỳ loại thuốc nào bạn dùng, tình trạng sức khỏe và có lời khuyên hữu ích về việc bắt đầu và tập luyện đúng hướng.
Đối với hầu hết người lớn khỏe mạnh, hướng dẫn tập thể dục của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến nghị ít nhất 150 phút hoạt động aerobic vừa phải mỗi tuần, hoặc dành ít nhất 75 phút hoạt động aerobic mạnh mẽ mỗi tuần.
Lợi ích của việc thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày Việc thiết lập thời gian thức dậy đều đặn mỗi sáng giúp cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ ban đêm, cũng như duy trì hoạt động thể chất, tinh thần khỏe mạnh trong suốt cả ngày... Giấc ngủ lành mạnh phụ thuộc vào việc ngủ đủ giấc và trải qua từng giai đoạn của giấc ngủ, nhưng điều quan trọng không...