Giấc ngủ – chìa khóa vàng cho sức khỏe tinh thần và thể chất
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất của con người.
Giấc ngủ có tác động mạnh mẽ đến sức khỏe tổng quát và tuổi thọ. Thực tế, giấc ngủ là liệu pháp tự nhiên nhất mà chúng ta có thể làm để phục hồi sức khỏe mỗi ngày.
Ảnh minh họa.
Giấc ngủ và tuổi thọ
Theo đó, có một mối liên hệ rõ ràng giữa chất lượng giấc ngủ và tuổi thọ. Việc ngủ ít hơn sáu tiếng mỗi đêm có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe, và rất ít người có thể duy trì tình trạng sức khỏe tốt khi thiếu ngủ trong thời gian dài.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc duy trì giấc ngủ đủ tám tiếng không chỉ giúp tăng cường trí nhớ, sự tập trung mà còn cải thiện khả năng sáng tạo, ổn định cảm xúc, và hỗ trợ hệ miễn dịch mạnh mẽ. Ngủ đủ cũng giúp phòng ngừa các bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch và các vấn đề tâm thần.
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, chất lượng giấc ngủ còn có ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng ghi nhớ. Giấc ngủ ngon giúp não bộ tăng cường khả năng ghi nhớ lên đến 100%, trong khi giấc ngủ kém chất lượng có thể khiến khả năng ghi nhớ giảm xuống 60%. Một đêm không ngủ hoặc chỉ ngủ bốn tiếng có thể làm giảm đến 70% hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên, ảnh hưởng đến khả năng chống nhiễm trùng và ung thư của cơ thể.
Hậu quả khó lường của việc thiếu ngủ
Thiếu ngủ không chỉ gây ảnh hưởng ngắn hạn mà còn để lại những tác động tiêu cực lâu dài. Thường xuyên ngủ dưới sáu hoặc bảy tiếng mỗi đêm có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gấp đôi và là yếu tố góp phần gây ra bệnh Alzheimer. Ngoài ra, thiếu ngủ còn có thể dẫn đến lo âu, trầm cảm và các vấn đề tâm lý nghiêm trọng khác.
Một nghiên cứu cho thấy, việc chỉ ngủ năm tiếng trong năm đêm liên tục làm giảm nồng độ testosterone xuống mức tương đương với người già hơn 10 tuổi. Điều này cũng áp dụng cho phụ nữ với các hormone sinh sản như estrogen và progesterone.
Không chỉ tác động đến hệ thống hormone, thiếu ngủ còn gây ảnh hưởng lớn đến chuyển hóa. Những người chỉ ngủ bốn tiếng trong bốn đêm liên tục đã rơi vào trạng thái tiền tiểu đường, cho thấy mức độ nghiêm trọng của việc thiếu ngủ đối với sức khỏe chuyển hóa.
Mẹo cải thiện giấc ngủ tối ưu
Để duy trì sức khỏe tốt, cần chú trọng giấc ngủ đều đặn và chất lượng. Dưới đây là một số mẹo từ chuyên gia để cải thiện giấc ngủ:
1. Ngủ đủ từ 7-9 tiếng: đây là thời gian lý tưởng để cơ thể hồi phục.
Video đang HOT
2. Thiết lập thói quen ngủ ổn định: giữ một lịch trình giấc ngủ đều đặn giúp cơ thể thích nghi tốt hơn.
3. Tập thể dục và ăn uống đúng giờ: tránh vận động mạnh trước khi ngủ và không ăn quá no vào buổi tối.
4. Kiểm soát căng thẳng: trước khi ngủ, nên thư giãn bằng cách đọc sách, thiền hoặc nghe nhạc nhẹ.
5. Vệ sinh giấc ngủ: đảm bảo môi trường phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát và không bị ánh sáng làm phiền.
6. Theo dõi chứng ngưng thở khi ngủ: đây là một tình trạng phổ biến có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tổng quát.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng hơn chúng ta tưởng. Hãy xem việc ngủ đủ và ngủ ngon là ưu tiên hàng đầu để giữ gìn sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.
Ngủ 5 tiếng mỗi đêm có đủ không?
Giấc ngủ rất cần thiết cho sức khỏe thể chất và tinh thần, nhưng nhiều người không ngủ đủ giấc.
Vậy ngủ 5 tiếng mỗi đêm liệu đã đủ và có hậu quả gì đối với sức khỏe không?
Ngủ 5 tiếng có đủ không? Câu trả lời là Không. Theo các chuyên gia, ngủ 5 tiếng trong vòng 24 giờ là không đủ đối với phần lớn người lớn.
"5 tiếng ngủ là quá ít, đặc biệt là nếu điều này là thường xuyên", Shelby Harris, nhà tâm lý học lâm sàng chuyên về y học giấc ngủ hành vi tại Sleepopolis, chia sẻ với TODAY.com.
Khi nói đến nhu cầu ngủ, không có con số kỳ diệu nào cả. Tuổi tác, di truyền và sức khỏe tiềm ẩn đều đóng vai trò nhất định.
"Nếu bạn không có áp lực bên ngoài và có thể đi ngủ khi cảm thấy buồn ngủ, ngủ đủ thời gian mà cơ thể cần, sau đó thức dậy mà không cần sử dụng báo thức, cảm thấy được nghỉ ngơi... thì đó chính là lượng thời gian bạn cần", Tiến sĩ Bhanu Kolla, bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ và bác sĩ tâm thần tại Phòng khám Mayo, chia sẻ.
Thông thường việc ngủ 5 tiếng mỗi đêm là không đủ (Ảnh minh họa: Healthline).
Theo TS Kolla, trong tình huống này, hầu hết những người khỏe mạnh sẽ tự nhiên ngủ từ 7 đến 9 tiếng. Đây là lý do tại sao các chuyên gia và Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ khuyến cáo người lớn nên ngủ 7 tiếng trở lên mỗi đêm thường xuyên để tăng cường sức khỏe tối ưu.
Tuy nhiên, một số người có thể cần nhiều hơn hoặc ít hơn một chút so với lượng thời gian này mỗi đêm. Một số người lớn có thể không cảm thấy được nghỉ ngơi trừ khi họ ngủ 9 hoặc 10 giờ, và điều đó không sao.
Những người khác có thể hoạt động khi ngủ gần 5 giờ, nhưng theo các chuyên gia, ngủ đủ thời gian này thường xuyên không phải là cách tốt nhất cho sức khỏe.
Trong khi đó, Tiến sĩ Andrew Varga, một nhà khoa học thần kinh và bác sĩ tại Trung tâm Giấc ngủ Tích hợp Mount Sinai, cho biết, có những người ngủ ít tự nhiên, họ có thể ngủ ít hơn 6 giờ một đêm và hoạt động bình thường mà không cảm thấy mệt mỏi hoặc gặp phải các kết quả sức khỏe bất lợi.
Dù vậy, chuyên gia cho rằng điều này là do một đột biến gen di truyền hiếm gặp. Những người ngủ ít tự nhiên chỉ chiếm một nhóm nhỏ trong dân số.
Harris cho biết việc ngủ trung bình năm giờ một đêm thường là do các yếu tố bên ngoài, căng thẳng, vệ sinh giấc ngủ kém hoặc rối loạn giấc ngủ.
Tất cả chúng ta đều có những đêm ngủ không ngon giấc, nhưng điều quan trọng là phải nhận thức rằng việc không ngủ đủ giấc có thể gây ra hậu quả ngắn hạn và dài hạn cho sức khỏe.
Tác động của việc chỉ ngủ 5 tiếng mỗi đêm đối với sức khỏe
Theo TS Kolla, sau khi ngủ năm tiếng trong một đêm, hầu hết mọi người có thể ngủ bù một hoặc hai đêm với lượng giấc ngủ bình thường hoặc thêm vài tiếng. Một giấc ngủ ngắn vào ngày hôm sau cũng có thể giúp ích.
Những người thường xuyên ngủ ít hơn bảy tiếng mỗi đêm có thể thích nghi theo một nghĩa nào đó và không cảm thấy buồn ngủ theo thời gian. Tuy nhiên, việc quen với việc không ngủ đủ giấc không ngăn được những tác động có hại đến sức khỏe tích tụ.
Các chuyên gia lưu ý khi ngủ quá ít trở thành thói quen và bạn không ngủ bù, điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu ngủ mãn tính, liên quan đến nhiều tác động lâu dài đến sức khỏe.
Chức năng nhận thức
Trong ngắn hạn, việc không ngủ đủ giấc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng nhận thức vào ngày hôm sau.
Ngoài cảm giác buồn ngủ, bạn có thể gặp khó khăn trong việc tập trung, ghi nhớ mọi thứ, phản ứng chậm hơn và bạn có thể cáu kỉnh hơn bình thường. Bạn có thể nhận thấy điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất làm việc hoặc học tập.
Tai nạn và té ngã
Thiếu ngủ cũng có thể làm tăng khả năng gặp tai nạn nghiêm trọng của một người. Mất ngủ quá nhiều có thể làm suy yếu chức năng của một người tương tự như nồng độ cồn trong máu.
Các vấn đề về tim và thận
Về lâu dài, những người thường xuyên ngủ ít hơn sáu giờ có tỷ lệ mắc bệnh như huyết áp cao, đau tim, đột quỵ, bệnh thận, tiểu đường... cao hơn.
Trầm cảm và các vấn đề tâm thần khác
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm thần, bao gồm trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực cũng như các bệnh thần kinh, như bệnh Alzheimer.
Lượng giấc ngủ được khuyến nghị là bao nhiêu?
TS Kolla cho biết mỗi người có nhu cầu ngủ khác nhau trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần ngủ nhiều hơn nhiều so với người lớn và người lớn tuổi. Ở những người cùng nhóm tuổi, nhu cầu ngủ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố y tế, môi trường và hành vi.
Thời gian ngủ cần thiết cũng có thể thay đổi đôi chút tùy thuộc vào lối sống và mức độ hoạt động của bạn trong ngày.
Theo Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ và CDC, nhu cầu ngủ được khuyến nghị cho từng nhóm tuổi (mỗi 24 giờ) là:
- Trẻ sơ sinh (4-12 tháng): 12-16 giờ, bao gồm cả ngủ trưa.
- Trẻ mới biết đi (1-2 tuổi): 11-14 giờ, bao gồm cả ngủ trưa.
- Trẻ nhỏ (3-5 tuổi): 10-13 giờ, bao gồm cả ngủ trưa.
- Trẻ em trong độ tuổi đi học (6-12 tuổi): 9-12 giờ.
- Thanh thiếu niên (13-18 tuổi): 8-10 giờ.
- Người lớn (18 tuổi trở lên): 7 giờ trở lên.
Nói chung, bạn biết mình đã ngủ đủ giấc nếu bạn thức dậy với cảm giác sảng khoái và có thể hoạt động bình thường trong suốt cả ngày mà không bị cơn buồn ngủ tấn công hoặc cần phải ngủ trưa.
Những lợi ích tốt cho sức khỏe của việc dậy sớm Dậy sớm buổi sáng mang lại nhiều lợi ích, giúp bạn có xu hướng ăn sáng lành mạnh, tăng năng suất công việc, giữ năng lượng, hay cải thiện tâm trạng... Ngủ dậy sớm có thời gian chuẩn bị bữa sáng lành mạnh. (Nguồn: Stocksy United) Bữa sáng lành mạnh Nếu là người hay dậy sớm, bạn có xu hướng khởi đầu một...