Sai lầm khi nêm gia vị nhiều người Việt mắc phải, cần bỏ ngay
Nhiều sai lầm khi nêm gia vị bạn phải bỏ ngay nếu không sức khỏe của cả nhà sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ướp hạt tiêu vào thực phẩm trước khi nấu
Không ướp hạt tiêu vào thực phẩm trước khi nấu.
Các bà nội trợ có thói quen ướp hạt tiêu vào thực phẩm trước khi nấu để tạo mùi thơm cho món ăn.Tuy nhiên, hạt tiêu nấu ở nhiệt độ cao sẽ nhanh chóng mất mùi thơm đặc trưng, đặc biệt có thể sinh ra chất gây ung thư. Chính vì vậy, tốt nhất là nên rắc hạt tiêu khi thức ăn đã chín.
Cho đường vào món ăn khi nhiệt độ đang cao
Đối với nhiều gia đình, đường là gia vị không thể thiếu khi nấu ăn. Nhưng khi nêm nếm đường vào món ăn khi đang ở nhiệt độ cao lại là một thói quen không tốt cho sức khỏe. Lý do là bởi khi đường cháy sẽ trở thành chất có hại cho sức khỏe người dùng.
Thế nên khi kho hay rán (chiên), nhiệt độ chỉ nên ở khoảng 170 đến 200 độ C. Với món nướng, chỉ nên ướp một ít đường, nướng đừng để cháy khét hoặc dùng mật ong thay thế cho đường.
Món hầm ướp bằng nước mắm
Không nên ướp món hầm với nước mắm.
Món hầm luôn đòi hỏi bạn phải nấu kỹ, ninh lâu. Vì thế, khi ướp mắm vào thực phẩm rồi mang đi hầm sẽ làm mất những axit amin có sẵn trong mắm. Do đó, chỉ nêm mắm vào khi bạn nấu những thức ăn không phải hầm kỹ, ninh lâu. Với canh, chỉ nên cho mắm vào ngay khi canh sôi và tắt lửa ngay sau đó. Với món kho, chỉ cho mắm vào giai đoạn gần cuối, khi đã nêm các gia vị khác và thịt đã mềm. Cho mắm vào rồi bạn nấu thêm vài phút nữa hẵn tắt bếp, như vậy thịt vẫn sẽ mềm và thơm.
Thêm dầu vào trong nước luộc mỳ ống
Chắc hẳn các bạn đều thấy nhiều bạn bè mách nhau cách luộc mì ống để mì không dính vào nhau đó chính là thả vào nồi nước luộc mì chút dầu ăn đúng không? Tuy nhiên, cách làm này đã khiến dầu ăn loại bỏ đi một phần dinh dưỡng nhất định của mỳ ống và thêm calo cho suất mì của bạn, khiến bạn nhanh chóng bị béo phì.
Video đang HOT
Chính vì vậy, khi luộc mì ống bạn nên giữ nước luộc sôi liên tục để mỳ ống luôn di chuyển xung quanh và khuấy nó thường xuyên sẽ giúp cho mỳ không bị dính. Bạn có thể cho thêm chút muối vào nước luộc mì, khi mì đã chín bạn đổ mì ra rổ và xả mì với nước lạnh để mì dai ngon hơn nhé!
Dùng mù tạt để ướp thực phẩm
Mù tạt vốn có tác dụng khử mùi tanh của thủy hải sản và kích thích vị giác. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên dùng mù tạt để ướp thực phẩm hoặc làm sốt cho các món trộn vì chất enzyme tạo mùi của mù tạt rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, từ đó sinh ra các chất gây ung thư.
Theo Doanhnghiep
Cách ướp gia vị đúng chuẩn: Giữ trọn hương vị và độ dinh dưỡng của món ăn
Ướp gia vị là khâu quan trọng, quyết định đến thành bại của món ăn. Dưới đây là cách ướp gia vị đúng chuẩn, giữ trọn hương vị và độ dinh dưỡng của thực phẩm.
Muối
Với món thịt, bạn nên cho muối vào ướp trước khi nấu để món ăn có hương vị đậm đà, giữ nguyên độ ngọt của thịt.
Đối với các món xào, sau khi cho thực phẩm vào đảo 1 phút thì cho muối vào.
Đối với các món luộc, bạn nên cho muối vào nước luộc ngay từ đầu để rau giữ được màu xanh đẹp mắt.
Với các món canh, nên nêm muối vào trước khi canh sôi.
Ảnh minh họa
Đường
Đối với các món thịt kho, nên ướp đường trước khi đưa vào chế biến. Vì có đường nên món ăn rất dễ cháy khét, vì vậy nên đun nhỏ lửa, không để món ăn bị khô cạn.
Với các món rau xào, có thể cho 1 thìa cà phê đường vào trước khi tắt bếp 1 phút để rau giữ được màu xanh.
Bột ngọt
Bột ngọt ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra thuốc độc. Thế nên khi món ăn đã gần xong, giảm độ nóng mới cho vào.
Với các món trộn gỏi, nên hòa tan với nước mắm trước khi rưới lên.
Không nên ướp thực phẩm với bột ngọt vì sẽ không tốt cho sức khỏe.
Nước mắm
Ướp thực phẩm với nước mắm từ 15 đến 30 phút tùy theo từng món ăn. Nếu ướp quá lâu sẽ khiến món ăn bị khô và mất ngon.
Có thể dùng nước mắm với món xào để tăng hương vị món ăn. Cách chế biến giống như cho muối.
Hạt tiêu
Tiêu xay: Nên cho vào món ăn khi đã nấu chín.
Tiêu hạt tươi: Với các món kho, hầm, nên cho vào ngay từ đầu.
Thứ tự tẩm ướp:
Ảnh minh họa
Gia vị mặn: muối, nước mắm, các loại hạt nêm.
Gia vị ngọt: đường, mật ong, bột ngọt(mì chính)
Gia vị tạo mùi: rượu, hành, tỏi, mè, tiêu...
Gia vị cay: ớt...
Gia vị khác: dầu ăn, mỡ...
Thời gian ướp:
Thịt gà/ lợn: từ 30 - 40 phút
Bò: thịt tảng 30 phút, thịt thái từ từ 2 đến 3 phút.
Tôm: tôm bóc vỏ chỉ cần từ 5 đến 10 phút, tôm chưa bóc vỏ tư 15 đến 30 phút.
Cá: 15 đến 20 phút.
Mực: 10 đến 15 phút.
Theo Xuân Quỳnh/Khỏe & Đẹp
Ướp thịt cá với gia vị trong bao lâu là đúng? Đầu bếp tiết lộ đáp án khiến ai cũng bất ngờ Có những món ăn nếu tẩm ướp quá ngắn sẽ không ngấm vào thịt, nếu tẩm ướp quá lâu sẽ khiến thịt bị khô, mặn, chảy nước. Vậy nên ướp trong bao lâu thì phù hợp? Cá, tôm, mực - Tôm rất dễ thấm gia vị, nên bạn không cần phải ướp quá lâu. Tôm sau khi sơ chế sạch sẽ, bóc vỏ...