Sai lầm ‘chết người’ khi dùng thuốc nhỏ mắt
Các chất chống viêm, kháng sinh, chất bảo quản có trong thuốc nhỏ mắt khi dùng lâu dài gây nhiều tác dụng phụ cho mắt: viêm, cườm nước, thủng mắt, mù lòa…
Mỗi khi mỏi mắt, nhiều người có thói quen nhỏ mắt để có cảm giác dễ chịu tức thì, thói quen này kéo dài và người dùng không biết mình đã vô tình mắc phải chứng “nghiện” thuốc nhỏ mắt. việc phụ thuộc vào thuốc nhỏ mắt trong một thời gian dài có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Hiện có rất nhiều loại thuốc nho mat với nội dung quảng cáo: “giảm nhức mỏi, sáng mắt, giảm đỏ mắt…” thu hút người tiêu dùng mà không có lời khuyến cáo về tác dụng lâu dài cũng như các thành phần của thuốc.
Sai lầm ‘chết người’ khi dùng thuốc nhỏ mắt.
Nguy hiểm do các thành phần phụ trong thuốc
Corticoid -thủ phạm gây mất thị lực vĩnh viễn Corticoid là thành phần tự nhiên có trong cơ thể có tác dụng chống viêm. Trong thuốc nhỏ mắt, nó có tác dụng nhanh chóng trong việc làm mắt dễ chịu, hết đỏ. Nhưng nếu lạm dụng có thể gây ra nhiều biến chứng.
Corticoid tạo môi trường cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về mắt. Việc sử dụng corticoid phải được sự hướng dẫn của bác sĩ. Sử dụng lâu dài có thể dẫn đến teo dây thần kinh thị giác, cườm nước(glocom) có nguy cơ dẫn đến mù lòa cao.
Chất bảo quản
Trong thành phần của thuốc nhỏ mắt không được phép có chất bảo quản, nhưng việc sản xuất có thuốc bảo quản giúp hạ giá thành xuống thấp, vì vậy cẩn trọng khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc mắt này.
Kháng sinh
Video đang HOT
Trẻ dưới 3 tuổi khi dùng thuốc có chứa kháng sinh ngoài những tác dụng phụ nguy hiểm còn có thể gây ra chậm lớn. Các chất chống viêm, kháng sinh, chất bảo quản có trong thuốc nhỏ mắt khi dùng lâu dài gây nhiều tác dụng phụ cho mắt: viêm, cườm nước, thủng mắt, mù lòa…
Dùng sai thuốc sai bệnh
Tâm lý chủ quan khi mắt đỏ, cộm, nhìn khó… không đi khám bác sĩ dẫn đến tự ý mua thuốc điều trị. Người bệnh rất có thể nhầm các dấu hiệu mỏi thông thường với đau mắt đỏ hoặc cườm nước, đau mắt hột… để tránh trường hợp này thì đừng chủ quan, bệnh có thể trở nên khó chữa nếu không được phát hiện kịp thời.
Bất kỳ loại thuốc nào đều cần được dùng theo kê đơn của bác sĩ đặc biệt là bệnh dau mat do. Khi mỏi mắt, nên thư giãn và cho mắt nghỉ ngơi, cũng có thể bổ xung độ ẩm cho mắt bằng nước mắt nhân tạo, hoặc loại thuốc nhỏ lành tính(nhưng không nên lạm dụng). Lạm dụng thuốc nhỏ mắt tuy có tác dụng tức thì nhưng không có lợi lâu dài, bảo vệ đôi mắt của bạn bằng cách loại bỏ thói quen này.
Có hai loại, nếu là thuốc nước thì gọi là nhỏ mắt, còn dạng thuốc mỡ thì gọi là tra mắt.
Cách nhỏ thuốc nước
Phương pháp nhỏ thuốc rất quan trọng. Nếu nhỏ không đúng cách, thuốc có thể chảy ra ngoài thay vì vào mắt. Điều trước tiên cần lưu ý là người nhỏ mắt phải rửa tay thật sạch và tháo kính sát tròng ra
Trước hết, lau mắt bằng mẩu bông ẩm, sạch cho hết bụi bặm hoặc dử mắt. Tiếp đó, nhỏ vài ba giọt thuốc nước vào góc trong của mắt. Sau khi nhỏ, phải kéo mi dưới xuống một chút cho thuốc chan hòa khắp mắt.
Nhớ là sau khi nhỏ xong mới kéo mi dưới xuống, đừng vừa nhỏ vừa kéo. Tiếp đó, lau các giọt thuốc thừa chảy ra cạnh gốc sống mũi và hai mi.
Nên dùng thuốc nhỏ mắt đúng cách.
Với thuốc nước, ngày có thể nhỏ 3-6 lần tùy theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng khi phải nhỏ 3-4 loại thuốc khác nhau thì làm thế nào?
Điều lưu ý thứ nhất là tránh nhỏ cùng nhau một lúc, vì chúng sẽ pha loãng nhau ra, hoặc là thuốc nhỏ sau rửa mất thuốc nhỏ trước. Vì thế, mỗi thuốc nên nhỏ cách nhau nửa giờ; vì với nửa giờ, thuốc nhỏ trước đã ngấm vào mắt rồi.
Cách tra thuốc mỡ
Tốt nhất là người bệnh nằm ra hoặc ít ra là ngồi ngả đầu trên lưng chiếc ghế tựa. Mở khe mắt của người bệnh bằng ngón trỏ và ngón cái của bàn tay trái. Ngón trỏ mở mi trên của bệnh nhân, ngón cái kéo mi dưới cho lộ kết mạc mi dưới màu đỏ ra.
Rồi bóp một thỏi thuốc mỡ dài vào mi dưới. Giữ mi trên không cho chớp vội bởi vì động tác chớp của mi trên rất nhanh. Nếu buông mi trên ra trước, mi trên sẽ chộp lấy thuốc mỡ gây dính ra ngoài mi và không ngấm được vào trong mắt.
Với thuốc mỡ, thường ngày tra vài ba lần vào buổi sáng, trưa, tối. Tốt nhất là tra vào buổi trưa và tối trước khi đi ngủ.
Lưu ý:
Khi tháo nắp ra khỏi lọ thuốc, lưu ý đừng bao giờ đặt thẳng xuống bàn vì có thể bị ô nhiễm. Cách tốt nhất là để nắp nằm ngang hoặc cầm trong tay. Lưu ý không được chạm đầu lọ thuốc vào mắt vì có thể làm mắt trầy xước cũng như ô nhiễm phần còn lại của lọ.
Theo Khỏe và đẹp
Nguy cơ mù lòa vì cườm nước
Cườm nước (glôcôm) là một nhóm các bệnh ở mắt, gây thương tổn dần dần cho đầu thị thần kinh.
Khám mắt định kỳ để sớm phát hiện cườm nước hay những bệnh về mắt khác - Ảnh: Shutterstock
Thị thần kinh là thần kinh truyền hình ảnh từ mắt lên não để ta nhận được hình ảnh hay sự vật. Nếu không được chữa trị, hầu hết các loại cườm nước đều tiến triển làm mắt mờ dần và có thể dẫn đến mù lòa. Cườm nước được mô tả như một bệnh "gây mù thầm lặng" hay "kẻ cắp thị lực lén lút". Người ta ước đoán khoảng 4,5 triệu người trên thế giới bị mù do cườm nước và con số này sẽ tăng lên 11,2 triệu người vào năm 2020. Cũng cần lưu ý là do sự tiến triển thầm lặng (ít nhất trong giai đoạn đầu) của bệnh này, nên 50% bệnh nhân ở các nước phát triển (Âu - Mỹ) không nhận thức được mình đã mắc bệnh. Còn ở các nước chưa phát triển, con số này có thể tăng đến 90%.
Nguyên nhân
Người ta thấy rằng nguyên nhân của hầu hết các loại cườm nước là do áp suất cao trong mắt (gọi là nhãn áp). Tuy nhiên, cũng có những người nhãn áp không cao vẫn có thể mắc bệnh cườm nước, trường hợp này gọi là cườm nước nhãn áp bình thường. Ngoài ra còn có các yếu tố khác gây cườm nước như: chủng tộc, bệnh sử gia đình, cận thị nặng, tuổi tác...
Ở người da trắng và da đen, loại glôcôm thường thấy nhất là cườm nước góc mở nguyên phát; ở người châu Á là cườm nước góc hẹp (góc đóng). Cườm nước góc đóng thường kinh niên giống như cườm nước góc mở nguyên phát, nhưng đôi khi cũng thuộc dạng cấp tính, lúc đó bệnh nhân thấy mắt đau dữ dội và mờ rất nhanh.
Nhiều dạng
Có loại do biến chứng của bệnh khác, như khi bị chấn thương gây cườm nước thì được gọi là cườm nước "thứ phát" do chấn thương. Nhưng hầu hết là do "tự phát" hoặc "nguyên phát", tức là bệnh xảy ra mà không biết nguyên nhân. Vài dạng cườm nước có thể xảy ra từ lúc mới sinh (cườm nước "bẩm sinh") hay xảy ra thời niên thiếu (cườm nước "niên thiếu"). Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp cườm nước xảy ra sau 40 tuổi và tần suất của bệnh tăng theo tuổi tác.
Điều trị
Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị: Bằng thuốc/laser và bằng phẫu thuật. Cườm nước không chữa hết được và khi mắt đã mờ thì không phục hồi được nữa. Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc/laser hay phẫu thuật có thể ngăn chặn hay làm chậm mắt bị mờ. Vì vậy, việc sớm phát hiện được bệnh là điều cơ bản để hạn chế tình trạng mắt bị mờ, tránh được bệnh tiến triển đến nặng hay mù lòa.
Ai cũng có thể mắc bệnh cườm nước, vì vậy việc đi khám mỗi năm 1 lần là hết sức cần thiết, đặc biệt đối với người trên 40 tuổi. Riêng đối với người mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên đi khám mỗi 6 tháng.
Đối với người đã bị cườm nước, nên tuân thủ theo lịch tái khám cũng như dùng thuốc theo đúng lời dặn của bác sĩ.
Theo TNO
Mù loà vì tự ý dùng thuốc nhỏ mắt Người dân tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt, không có chỉ định của thầy thuốc có thể mù lòa. Hàng trăm bệnh nhân đang chờ đến lượt khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Trong số đó, có nhiều người có nguy cơ bị mù do tự ý dùng thuốc nhỏ mắt. Chị Nguyễn Thị V. (33 tuổi, Hà Nam) thường xuyên...