Sài Gòn tang chế ký sự (Kỳ 2): Nghề sống nhờ x.ác c.hết

Theo dõi VGT trên

Trong giới dịch vụ mai táng, chỉ có những người tẩm liệm và bốc mộ mới tiếp xúc trực tiếp với x.ác c.hết. Trong suy nghĩ của nhiều người, đó là cái nghề kinh dị.

Sài Gòn tang chế ký sự (Kỳ 2): Nghề sống nhờ x.ác c.hết - Hình 1

Ông Cao, người liệm xác lâu năm của trại hòm Vạn Phước

Ông chủ Chiêu của trại hòm Vạn Phước cho tôi biết dịch vụ mai táng bắt đầu bằng việc tẩm liệm cho người c.hết cho đến lúc an táng. Nhà nào gọi điện đặt hàng, trại hòm lập tức cử người đến. Trước đây người trang điểm, tẩm liệm hành nghề riêng biệt, nay dịch vụ phát triển, các trại hòm kiêm luôn việc này.

Kỹ nghệ tẩm liệm

Hôm đó, tôi được đi cùng với ông Cao, một “chuyên viên” tẩm liệm, trang điểm của trại hòm. Ông Cao ngoài 50 t.uổi, người dong dỏng, da ngăm đen, ánh mắt đục ngầu đặc trưng của dân hành nghiệp x.ác c.hết. Nhưng ông có giọng nói nhỏ nhẹ rất tình cảm. Khổ chủ hôm ấy là một người trẻ, c.hết vì tai nạn giao thông. Trước khi đi ông dặn kỹ, không được chụp hình lúc liệm xác, vì đó là điều cấm kỵ của cả dân nghề lẫn gia chủ. Căn nhà nhỏ nghi ngút nhang khói, tiếng khóc sụt sùi. Ông Cao vừa rít xong điếu thuốc, xoa hai tay vào nhau tiến lại cái giường nhỏ. Thuần thục và nhanh gọn như lập trình, ông cởi bỏ quần áo của người c.hết, dùng từng miếng bông gòn lớn thấm thứ chất lỏng gồm nước ấm và rượu lướt đều trên từng phần t.hi t.hể. Tôi thoáng rùng mình ngó trúng cặp mắt người c.hết hãy còn trợn ngược trên khuôn mặt trắng ệnh của người c.hết. Ông khẽ dùng tay vuốt cặp mắt ấy nhắm nghiền lại. Chưa đầy 15 phút, t.hi t.hể co quắp đã mềm mại, hai tay gác lên bụng, tươm tất bộ áo quan, như người đang ngủ.

Tôi thắc mắc tại sao gia đình không vuốt mắt thì được ông cho biết nhiều gia chủ sợ không dám vuốt.”Chấn thương nội, có lẽ bị xuất huyết não. Thôi thì cũng mừng vì ra đi còn nguyên vẹn”-ông tỉnh bơ chia sẻ. 30 năm làm nghề, tẩm liệm hàng trăm hàng ngàn người c.hết, ông ớn nhất là xác tai nạn. Có lần liệm cho một người bị tàu hỏa cán làm ba khúc. Ông phải nhặt từng bộ phận đem về ghép lại cho vào bao ni lông rồi bỏ vào quan tài. Loại t.hi t.hể thứ nhì mà ông ái ngại là c.hết trôi và người bị AIDS giai đoạn cuối. Ông kể có lúc đang rửa, da tróc ra từng mảng, thịt thối rửa l.ở l.oét bốc mùi tanh tươm.”Mấy ngày đầu đi làm, về ói mửa suốt ngày, không ăn uống gì được”-ông kể-”Giờ quen rồi, ngày nào cũng liệm xác, có ngày liệm vài đám”.

Sài Gòn tang chế ký sự (Kỳ 2): Nghề sống nhờ x.ác c.hết - Hình 2

Phu đào mộ trong giờ rảnh rỗi ở nghĩa trang Gò Dưa

Tôi thoáng thấy trong lỉnh kỉnh đồ nghề ông mang theo có mấy hộp đựng son phấn. “Cái này là để trang điểm cho người c.hết nếu gia chủ yêu cầu. Hồi trước cũng có nhiều người theo nghề chuyên biệt nhưng nay không còn nữa, trại hòm kiêm luôn”-ông phân tích. X.ác c.hết dù là nam hay nữ đều dùng loại son phấn này. Mặt người c.hết hầu hết vàng ệnh, môi thâm tím. Ông sẽ phớt lớp phấn nhẹ lên mặt, tô son môi người cho hồng hào. Có nhiều người c.hết kỳ lạ, mắt vuốt mãi không khép, cứ dựng ngược lên. Phải lấy giấy tẩm rượu đốt huơ lên cho mí mắt mềm ra, lúc đó mới vuốt xuống được. “Thời này ít ai yêu cầu trang điểm, chỉ khi gặp x.ác c.hết “xấu” quá, cần xử lý lại cho tươm tất thì mới phải làm”-ông Cao tâm sự. Khó nhất là trang điểm cho những xác giữ lâu. Những người này thường là gia đình giàu có hoặc thân nhân ở nước ngoài. Ngoài việc trang điểm kỹ lưỡng đặt trong quan tài bằng kính để lộ mặt, xác còn phải được bảo quản bằng một công nghệ cực kỳ công phu. X.ác c.hết muốn giữ được lâu phải tiêm ít nhất một lít Phoóc-môn vào vùng mặt và vùng bụng để giữ cho da dẻ hồng hào và vi khuẩn chậm p.hân h.ủy. Ngoài ra, còn phải lót xung quanh xác cả chục ký đá khô để giữ lạnh và mỗi ngày phải thay đá một lần. Giá mỗi lít Phoóc-môn như vậy giá 1 triệu đồng, đá khô thì 500 ngàn đồng, do trại hòm đặt từ Đài Loan mang về. Đám càng giàu, càng để lâu thì càng cần nhiều đá. Ông kể vừa đi làm cho đám nhà đại gia, dùng hết 100 ký đá, giữ xác cả tuần lễ để chờ con cháu nước ngoài về dự. Chỉ riêng t.iền “ướp xác” cũng đã ngốn gần trăm triệu bạc.

Video đang HOT

Tiện miệng tôi hỏi luôn giá cả khâu tẩm liệm, ông Cao cười tâm sự, người tẩm liệm chỉ nhận t.iền trả ơn của gia chủ, không có giá cố định. Thường thì vài trăm ngàn, đám nào “xộp” thì cỡ một triệu. Có đám nghèo quá quên luôn hậu tạ, ông cũng chẳng bao giờ phàn nàn. “Mình làm phước, có t.iền hay không thì cũng phải nhẹ nhàng cẩn trọng để người ra đi yên lòng. Nghĩa tử là nghĩa tận mà”-ông nói nhẹ nhàng.

Nỗi buồn phu bốc cốt

Ngoài việc tẩm liệm, trước đây ông Cao từng hành nghề đào huyệt mộ, bốc cốt… tất tần tật những gì liên quan đến x.ác c.hết. Bây giờ đã vào “biên chế” trại hòm, công việc bó hẹp lại. Việc bốc cốt giờ đây cũng do các nghĩa trang tự đảm nhận, không còn bát nháo như trước. Từ chỉ dẫn của ông, tôi đến nghĩa trang Gò Dưa, Q.Thủ Đức. Gặp tôi, ông Sáu Trung, 54 t.uổi, một phu đào mộ lâu năm ở nghĩa trang cười rất tươi. Ông già hiền lành đen nhẻm. Ở nghĩa trang này, ông cùng con trai chuyên chăm sóc mộ, đào huyệt và cả bốc cốt, một nghề cha truyền con nối. Ông Trung đã gắn bó với nghĩa trang Gò Dưa gần 25 năm. “Làm nghề này là hưởng lộc người c.hết để lại, hoa quả trái cây nhiều lắm. Nghề bốc cốt nó vậy, làm cái người ta không dám làm, ăn cái người ta không dám ăn”-ông lởi xởi nói rồi lấy dĩa trái cây trên mộ mời khách.

Sài Gòn tang chế ký sự (Kỳ 2): Nghề sống nhờ x.ác c.hết - Hình 3

Một cảnh tẩm liệm cho người c.hết

Nghĩa trang Gò Dưa có hàng ngàn mộ, việc chăm sóc, đào huyệt và bốc cốt có hàng chục người làm, do ban quản trang quản lý. Hồi chưa vào nghĩa trang ông từng đi hành nghề bốc cốt. Danh tiếng ông “nổi” tới mức gặp “ca khó” người ta nghĩ ngay đến tên ông. Ông kể, khó nhất là mộ lính cũ được chôn trong thùng kẽm, đào đất xong phải khoan cắt. Hay những ngôi mộ bằng bê tông chắc, phải đào lỗ chuột, thò tay vào lần mò bên trong lấy ra từng khúc xương. Thấy tôi lợm giọng, như để tăng thêm phần kinh dị, ông Trung cười ha hả vỗ đùi nói: “Nhằm gì. Nhiều xác xương còn dính vào thịt, phải dùng tay gỡ ra”.-ông kể tiếp: Có nhiều h.ài c.ốt chôn cất thế nào không biết, thịt đã ra hết thành đất, duy chỉ còn cái hộp sọ là vẫn còn não và mắt nhầy nhục bên trong. Mỗi lần như thế, phải cho nước vào bên trong lắc mạnh cho đến khi thứ dịch nhầy nhụa ấy chảy ra hết mới thôi. Có lần ở Long An, nhóm ông nhận bốc mộ giữa cánh đồng nước. Vừa đào mộ lên gặp ngay cái xác nữ trong bao ni lông nổi lềnh bềnh. Nhóm ông phải khuân cái xác lên, tát hết nước trong mộ rồi chôn lại.

Theo lời ông, nghề bốc cốt hãi hùng như vậy nên không nhiều người dám làm. Hồi thập niên 80, 90 thế kỷ trước, giá mỗi lần bốc cốt rẻ cũng năm trăm ngàn đồng, đắt thì một triệu, số t.iền không nhỏ. Bây giờ đã vào nghĩa trang, gia đình bốc cốt có hợp đồng, nghĩa trang cho lại bao nhiêu hưởng bấy nhiêu. Cộng với việc chăm mộ và đào huyệt, ông cũng đủ nuôi gia đình. “Làm cái nghề này chỉ mong đủ sống, chứ có ai mong giàu. Mình làm cả đời có khi không bằng người ta bỏ t.iền chôn một đám”-ông nói rồi kể. Hơn chục năm trước, ông chứng kiến một lễ chôn cất của một cô gái bị bệnh c.hết trẻ ở Bình Thạnh. Cả nhà cô đều định cư bên Pháp, của cải ê hề. Gia đình chôn theo người c.hết cả trăm cây vàng, đeo và rải quanh người. Quan tài người c.hết được đúc bê tông thành khối dày cả mét bao quanh rồi chôn xuống đất. Sau này bốc mộ, người ta thuê cả xe cầu trọng tải lớn mang khối bê tông ấy xuống Bình Dương chôn cất. “Đó chú thấy, người c.hết giàu gấp trăm người sống. Đời nó vậy buồn làm chi”-chỉ vào người con trai đang cặm cụi bên mấy ngôi mộ, ông tiếp: “Tui vào nghề hồi nó biết chạy. Giờ nó cũng đã theo nghề hơn chục năm rồi. Cả nhà bốn miệng ăn nhờ cả vào nó”.

Tôi hỏi tiếp xúc với x.ác c.hết, với x.ương c.ốt hoài ông ám ảnh không? Thì ông cười xòa làm riết rồi quen. Người c.hết không sợ, chỉ sợ người sống. “Làm cái nghề này riết người ta gọi mình là “cô hồn sống”, chẳng ai dám lại gần”-ông Trung cười chua chát. Đã chọn nghề này là chấp nhận cô đơn, buồn tủi. Ông nói hàng ngày hai cha con chỉ có nhau là bạn, quân quẩn ở nghĩa trang nói chuyện với nhau. Riết rồi nghĩa trang như nhà, xã hội bên ngoài nhiều khi cha con ông không biết đến. “Ai cũng lo sợ xa lánh thì lấy ai lo cho người nằm xuống? Nhiều lúc cũng muốn kiếm nghề khác làm nhưng lại thấy bứt rứt. Thôi thì mình cứ làm thôi, coi như lấy việc phúc làm của cho con cháu”-ông nói rồi lặp lại giọng cười hiu hắt.

Theo Xahoi

Sài Gòn tang chế ký sự (Kỳ 1): Cay cực đời họ đạo

Trong vô số dịch vụ tiễn đưa người đã khuất, họ đạo là nghề cực nhọc nhất. Nhưng đó chỉ là phần nổi...

Sài Gòn tang chế ký sự (Kỳ 1): Cay cực đời họ đạo - Hình 1

Đưa vào lò hỏa táng

LTS: Sài Gòn mỗi năm có chừng 40 ngàn người c.hết, nhẩm sơ sơ, mỗi ngày có gần 110 con người vĩnh biệt thành phố sang bên kia thế giới. Tổ chức đám ma, an táng cho người c.hết đang là một dịch vụ nở rộ dưới nhiều hình thức và từ lâu đã trở thành một cái "nghề" rất nghiêm túc của nhiều người. Ròng rã tháng trời theo chân những người làm nghề mai táng, phóng viên đã tiếp cận được cái nhìn toàn cảnh về ma chay Sài thành và cả những bi hài nghề nghiệp cùng góc khuất trong số phận của nghề "sống nhờ người chết".

"Họ đạo" là thuật ngữ giới trong nghề mai táng gọi những người phu khiêng hòm. Trong vô số dịch vụ tiễn đưa người đã khuất, họ đạo là nghề cực nhọc nhất. Nhưng đó chỉ là phần nổi. Còn nhiều nỗi cay cực khác mà người ngoài khó có thể hình dung hết.

Nhiều ngày lân la thuyết phục, tôi được ông chủ Chiêu của trại hòm Công Thọ (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho nhập vai họ đạo. Đúng hẹn, ông chủ Chiêu gọi điện thoại cho tôi đến nhận đồng phục, bắt đầu gia nhập đội quân họ đạo. Hôm ấy có hai đám trùng lịch, người c.hết đều được mang đi thiêu. Tôi được tự do lựa chọn một trong hai điểm đến: Bình Hưng Hòa hoặc lò thiêu ở Dĩ An.

Đêm trắng họ đạo

Chưa đến 3 giờ sáng, đèn đường hiu hắt trước trại hòm mờ tỏ trên đường Phan Đăng Lưu, Q.Bình Thạnh. Vài chục họ đạo nườm nượp bên quán cà phê, khói thuốc trắng ngắt, đặc quánh cả một vùng. Phía trước quán, hai chiếc xe tang đợi sẵn chờ đến giờ xuất phát. Còn hơn một giờ đồng hồ nữa mới đến giờ động quan (đưa quan tài đi), những gương mặt đờ đẫn thi nhau ngáp vặt. Thấy "lính mới", một người đàn ông đứng t.uổi đến bắt chuyện: "Mới vô hả? Suy nghĩ kỹ chưa mà chọn nghề này?". Tôi thoáng chút khó hiểu, ông vỗ vai nói luôn: "Nghề này thức đêm ngủ ngày, cực khổ lắm. Đã vô rồi khó có đường trở ra lắm". Ông giới thiệu tên là Diện, 56 t.uổi, nhà ở Hóc Môn. Vì ở xa nên mỗi khi có lệnh gọi của trại hòm, ông phải đi trước từ nhiều giờ đồng hồ. Công việc mai táng bắt đầu từ rạng sáng cho đến chiều hôm sau. Ông chỉ kịp về nhà tắm rửa, giấc ngủ ngày chập chờn ngắn ngủi, đến tối đã có điện thoại đi đám khác. Ông làm họ đạo từ năm 21 t.uổi và chưa biết bao giờ mới được "nghỉ hưu".

Sài Gòn tang chế ký sự (Kỳ 1): Cay cực đời họ đạo - Hình 2

Họ đạo lên đường khiêng xác

Tôi quan sát nhiều họ đạo khác xung quanh, tất cả đều luống t.uổi, đặc biệt họ có điểm chung: những đôi mắt thâm quầng, những ngón tay vàng đục vì nghiện t.huốc l.á nặng. Họ đạo không thuộc biên chế của bất cứ trại hòm nào, là nghề tự do. Mỗi lần có đám mới được các chủ trại hòm gọi, t.iền công tính theo từng đám, không hề có lương tháng, bảo hiểm hay bất cứ gì khác. Nhà Ông Diện nhiều miệng ăn, sinh hoạt học hành con cái nhờ cả vào việc khiêng x.ác c.hết. "Làm cái nghề này chỉ đủ sống, chẳng bao giờ khá lên được, lại rước đủ thứ bệnh vào người" - ông nói. Ngoài thức khuya dậy sớm, nghề họ đạo lắm lúc cũng lang bạt kỳ hồ. Nhiều đám ở miền Tây, miền Đông, ngoài miền Trung hay xa tít Hà Nội, Lạng Sơn... phu hòm đều phải đưa đi. Đó là những cuộc hành xác thật sự. Họ đạo ngồi chung quanh quan tài, vắt vẻo trên rồng (thực chất là xe tải có trang trí phụ kiện đám ma) chạy như bay. Mỗi chuyến đi dài ngày như vậy, dân họ đạo cứng người ê ẩm, suy nhược nặng vì mất ngủ.

"Ngán nhất là những đám ở Miền Tây. Đám chôn trên đất ruộng nhão nhoét. Họ đạo khiêng quan tài đi trên đất bùn ngập gần đến nửa thân người, phải lê từng bước" -anh Trung, một họ đạo ngoài 40 t.uổi nói. Anh tếu táo kể có lần đám ở Long An, bùn nhiều quá lem hết cả bộ đồng phục. Chiếc quần họ đạo rộng trễ xuống dẫm phải đè luôn xuống bùn. Họ đạo quá nửa "mất quần" nhưng chịu phải mặc quần đùi khiêng tiếp, vì trên vai là quan tài nặng quá cỡ, không thể dừng lại được. Nhà anh Trung ở Gò Vấp, một vợ hai con tất cả đều trông chờ vào t.iền công làm họ đạo của anh. Họ đạo thường được chia theo nhóm, thường là 10 người hoặc nhiều hơn. Đám nào giàu có, dùng quan tài nặng và đắt t.iền có khi phải 20 người khiêng.Tiền công thường được chủ trại hòm trả 100 ngàn đồng/người/đám. Ngoài ra, họ còn được chia t.iền "dán đầu hòm". Đó là t.iền gia chủ thường dán t.iền lên đầu quan tài coi như tạ ơn người khiêng hòm. Khoản này được chia đều cho các họ đạo. Thường là một triệu, đám giàu dán nhiều hơn, nghèo thì ít đi. Có đám nghèo quá, dán đầu hòm được 100 ngàn, chia không được thì mua lít rượu đế, vài cái đầu cổ vịt cùng rau gỏi làm bữa nhậu coi như là "thành quả". "Nghề này toàn tiếp xúc với x.ác c.hết, phải uống rượu, uống nhiều đ.âm nghiện, chẳng họ đạo nào không nghiện rượu" -anh Trung nói.

Tiếp xúc nhiều họ đạo, tôi mới biết, thì ra việc "ăn chia" t.iền dán đầu hòm cũng có những luật lệ riêng. Đối với trại hòm người Việt, một nhóm họ đạo chừng 10 người có một nhóm trưởng chỉ đạo việc khiêng hòm. T.iền dán đầu hòm chia đều nhau. Nhưng đối với đám ma người Hoa ở khu Chợ Lớn thì nhóm trưởng lấy hết 40% t.iền, còn lại chia đều ra nhiều suất, trong đó nhóm trưởng cũng có suất, t.iền đến tay họ đạo không còn được bao nhiêu. Mỗi tháng có khi họ đạo đi khiêng 30 đám, t.iền thu nhập trung bình 6 triệu đồng/người. Nghe qua thì có vẻ không tồi nhưng trừ lá cà phê, t.iền ăn nhậu, t.iền mang về cho vợ không được phân nửa. "Tháng nào ít đám, không có t.iền, phải chạy vạy khắp nơi vay mượn t.iền lo cho vợ con. Chờ đến khi có đám mới tính tiếp" -anh Trung tâm sự.

Sinh nghề tử nghiệp

Chủ trại hòm vừa phát lệnh lên đường. Tôi cùng hơn chục họ đạo khác lên xe rồng hướng đến một con hẻm ở Q.Bình Thạnh để thỉnh quan tài mang xuống lò thiêu ở Dĩ An. Sau nhiều hồi khấn nguyện, lễ nghi, một người lớn t.uổi nhất trong nhóm họ đạo đảm nhận vai trò "cai quan" điều hành lễ rước quan tài, đường bệ trong bộ quan phục. Cai quan lạy xong, họ đạo vào việc. Chiếc quan tài từ từ được dời đi, lướt nhẹ nhàng trên lưng họ đạo một cách thuần thục. Chiếc quan tài len qua con hẻm hẹp rồi được đặt lên xe tang chờ sẵn nơi đầu hẻm. Họ đạo từng người thoăn thoắt nhảy lên xe, ngồi cạnh quan tài. Chiếc xe bắt đầu lăn bánh, sáng Sài Gòn đặc quánh, hàng ngàn ánh mắt đổ dồn vào xe rồng nơi đội quanh họ đạo vắt vẻo lắc lư cạnh quan tài, theo từng nhịp rồ ga, xốc lên xốc xuống. Anh Trung kêu tôi ngồi cạnh, lại rút thuốc. Đôi môi đen sì khói thuốc của người họ đạo thi thoảng lắm mởi nở được một nụ cười chua chát. "Làm nhiều rồi quen. Vất vả cực khổ chịu được hết nhưng buồn tủi, cô đơn thì không mấy người chịu được" -anh nói. Đã vào nghề họ đạo thì phải chấp nhận ít, thậm chí không có bà con. Hơn chục năm làm họ đạo anh không biết mặt anh em ruột thuở trước. Họ tránh mặt vì coi anh là điềm gỡ. "Nhiều lúc anh em bà con đổ bệnh mình cũng không được vào thăm. Mình đến lại sợ họ nói mình trù hẻo, trông cho họ chết" -anh nói trong giọng khản đặc đứt quãng. Tôi thoáng thấy trong ánh mắt đục ngầu có một vệt buồn rưng rức. Tôi cũng buồn. Vì cái nghề nghĩa hiệp và cao quý như vậy vào mắt người đời không lẽ lại cay nghiệt đến thế? Rồi lại mông lung rằng ai trong đời rồi cũng có lúc nằm xuống, nếu không có những con người này, ai sẽ tiễn người c.hết sang bên kia thế giới một cách trịnh trọng đàng hoàng?

Sài Gòn tang chế ký sự (Kỳ 1): Cay cực đời họ đạo - Hình 3

Họ đạo khiêng hòm, bên trên là t.iền dán đầu hòm, một phần trong thu nhập ở mỗi đám ma

Mót, chàng họ đạo 22 t.uổi, trẻ nhất trong đoàn vỗ vào vai, lôi sượt tôi ra khỏi dòng suy tưởng. Mót bảo, ít người trẻ chọn cái nghề bạo bẽo này như cậu, chỉ người già mới chịu làm. Cha Mót trước cũng làm họ đạo, duyên cớ thế nào mà truyền lại rồi ứng vào cậu, cha truyền con nối đúng nghĩa. Mót kể cậu đi làm họ đạo từ năm 16 t.uổi, nhiều lần nghỉ việc di làm tài xế, bảo vệ. Nhưng chịu. Không có công việc nào suôn sẻ, luôn bất trắc cuối cùng phải quay lại làm họ đạo. Làm riết rồi đ.âm "yêu" nghề, chỉ khi khiêng x.ác c.hết cậu mới cảm thấy hăng say, mới thấy vui vẻ trong lòng. Tôi hỏi chuyện gia đình riêng, Mót nhoẻn miệng cười chua chát: "Làm phu khiêng xác đứa nào dám ưng? Mấy ông kia khôn lắm, cưới vợ rồi mới đi làm họ đạo. Vậy mà vẫn có người bị vợ bỏ vì sợ lây tử khí. Hỏi chi thêm buồn". Nhìn thấy ánh mắt Mót, tôi biết cậu nói thật. Lại quặn lòng vì quá nhiều lời nguyền vô lý như những làn khói lởn vởn bám quanh những con người thật thà, dễ mến.

7 giờ sáng, xe đến lò thiêu Dĩ An (Bình Dương) đã thấy trong ngoài nêm chặt hơn chục chiếc xe tang khác. Đợi mấy tiếng đồng hồ mới đến lượt khổ chủ vào lò thiêu. Hôm ấy là ngày đẹp theo lịch âm nên có rất nhiều đám mai táng. Đến lượt đám của trại Vạn Thọ, từ xe tang, chục họ đạo lại nhẹ nhàng uyển chuyển khiêng quan tài lách qua rừng người đông nghẹt đặt lên bục trong nhà mai táng. Không khí nặng nề, đặc quành mùi nhang khói, mùi lò thiêu khét lẹt. Sau hồi tụng niệm của sư chùa, nhân viên lò thiêu nhấn nút, chiếc quan tài to đùng chìm dần xuống từ từ rồi tự động chuyển vào lò thiêu trong tiếc khóc, tiếng gào thét của thân nhân.

Ngày họ đạo kết thúc, chiếc xe tang lăn bánh nhằm hướng Sài Gòn. Họ đạo mệt lử, kẻ ngồi người nằm ngay trên chỗ lúc nãy vừa đặt quan tài. Về đến trại hòm đã gần trưa. Họ lặng lẽ tản đi, chẳng còn nhiều chuyện trò. Trước mắt sẽ là một giấc ngủ ngày ngắn ngủn và nặng nề. Sau đó có thể là vài chén rượu trắng để lấy lại sinh lực. Chờ đến giữa đêm, những con người ấy lại tụ mặt cà phê trước cửa trại hòm, chờ đưa người khác sang bên kia thế giới...

Theo Xahoi

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hiện trường nơi lũ cát chia cắt đường du lịch Mũi Né
10:13:22 21/05/2024
Đồng chí Tô Lâm được bầu làm Chủ tịch nước
13:11:17 22/05/2024
Hai thanh niên chui vào cống thoát nước dài 25m cứu bà cụ 88 t.uổi
18:39:54 21/05/2024
Tông vào xe máy chở tôn, nam thanh niên t.ử v.ong
18:08:48 21/05/2024
Vụ cháu bé ở điểm trông giữ trẻ mất tích: Xét nghiệm ADN t.hi t.hể nghi của cháu bé
12:44:29 21/05/2024
Lũ cát ập xuống đường đi Mũi Né, nhiều nhà dân, xe cộ bị vùi lấp
13:00:29 21/05/2024
Nguyên nhân khiến 438 công nhân Vĩnh Phúc đi cấp cứu sau bữa cơm
18:27:49 21/05/2024
Tài xế ngủ gục, xe 5 chỗ lao vào tiệm tạp hóa rồi lật ngang
18:55:22 22/05/2024
Sạt lở ở Bắc Kạn vùi lấp 3 người trong một gia đình
09:09:57 22/05/2024
Đề xuất Bộ trưởng Công an được quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ khi cần thiết
13:22:46 21/05/2024

Thông tin đang nóng

Thiệt hại 'khủng' của Tuấn Hưng khi gỡ MV 'Quả táo vàng' sau vài ngày ra mắt
07:30:12 23/05/2024
Tình trẻ kém 14 t.uổi của Trương Ngọc Ánh đăng đàn ẩn ý: "Ân tình bạc bẽo..."
06:30:32 23/05/2024
Mỹ nhân Hoa ngữ U40 vẫn trẻ đến ngỡ ngàng, càng có t.uổi càng xinh
05:44:31 23/05/2024
Mỹ nhân "độc nhất vô nhị của showbiz" trẻ đẹp bất ngờ sau 30 năm, U55 sống cô độc với 3500 tỷ
06:26:41 23/05/2024
Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập 33: An Nhiên giở thủ đoạn chia cắt Nghĩa và mẹ ruột, quá nham hiểm khiến ai nấy đều khiếp sợ
06:04:49 23/05/2024
Nghẹn lòng khoảnh khắc Đức Tiến đi chơi vui vẻ cùng con gái 4 t.uổi trước khi qua đời
07:38:10 23/05/2024
Cơ hội để Selena Gomez xóa sạch cái tiếng dựa hơi Justin Bieber
06:12:29 23/05/2024
Rau muống muốn giòn ngon, màu xanh mướt đẹp mắt thì đừng quên bỏ vào thứ nguyên liệu này khi luộc
05:42:23 23/05/2024
Hậu sinh đôi, Phương Oanh lần đầu tiết lộ 1 chi tiết đặc biệt liên quan chuyện yêu Shark Bình
08:45:37 23/05/2024
Son Ye Jin được vinh danh tại Liên hoan phim Giả tưởng Quốc tế
07:34:45 23/05/2024

Tin mới nhất

Quy định nồng độ cồn có ngưỡng sẽ "khó xác định uống bao nhiêu, uống vào khó làm chủ bản thân"

23:19:54 22/05/2024
Nếu quy định có ngưỡng nhất định thì người dân khó xác định uống bao nhiêu, nhất là khi uống vào khó làm chủ bản thân và bị vượt ngưỡng.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện liên quan đến vụ 680 căn nhà xây dựng không phép

20:37:31 22/05/2024
Bà Vũ Thị Minh Châu bị UBND tỉnh Đồng Nai kỷ luật cảnh cáo vì đã có vi phạm, khuyết điểm để xảy ra sai phạm trong quản lý xây dựng, theo quyết định của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai.

Hai xe máy đối đầu trong đêm khuya, 4 người t.ử v.ong

12:30:23 22/05/2024
Sáng 22/5, thông tin từ lãnh đạo Công an huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk cho biết, các đội nghiệp vụ Công an huyện đang tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm 4 người t.ử v.ong.

Va chạm xe đầu kéo, 2 nữ công nhân thương vong

12:22:38 22/05/2024
Sáng 22/5, trên đường nội bộ KCN Long Giang (xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước, tỉnh T.iền Giang) xảy ra vụ TNGT giữa xe đầu kéo và xe máy khiến hai nữ công nhân thương vong.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: Đa số ý kiến đồng thuận quy định nồng độ cồn bằng 0

06:54:53 22/05/2024
Dự thảo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội báo cáo đại biểu Quốc hội nêu rõ đa số ý kiến đồng thuận quy định nồng độ cồn bằng 0 .

200 người san bùn đất, thông đường bị cát đỏ vùi lấp ở Bình Thuận

18:36:44 21/05/2024
Hàng trăm người được huy động dọn dẹp, cào cát đỏ lấp kín đường, tràn vào nhà dân ở Bình Thuận, để giao thông được thông suốt.

Đoàn người chạy xe đạp lấn làn, tạt đầu xe container ở Bình Dương

18:04:03 21/05/2024
Dù đường lớn và phân chia nhiều làn đường, nhưng một đoàn người chạy xe đạp ở Bình Dương vô tư chạy vào làn ô tô, thậm chí tạt đầu xe container đang lưu thông bất chấp nguy hiểm.

Hôm nay, Quốc hội bắt đầu quy trình bầu Chủ tịch nước

08:52:23 21/05/2024
Theo chương trình kỳ họp thứ 7, từ cuối giờ chiều nay 21-5, Quốc hội sẽ bắt đầu tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2025.

85 trung tâm đăng kiểm có thể phải đóng cửa, ùn tắc xảy ra tại 11 tỉnh thành

08:46:33 21/05/2024
Hiện nay trên cả nước có 274/294 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới với 446/546 dây chuyền kiểm định đang hoạt động với công suất kiểm định tối thiểu 642.240 phương tiện/tháng.

Máy bay từ Hà Nội đi Cần Thơ phải quay lại vì lõm đầu, rạn kính

08:29:42 21/05/2024
Ông Trần Hoài Phương, Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Bắc vừa cho biết, ngày 19/5 chuyến bay VN1207 từ Hà Nội đi Cần Thơ phải quay lại vì máy bay bị lõm đầu, rạn kính.

Hầm chui ngã tư Vũng Tàu ngập nặng, nhiều ô tô c.hết máy

08:21:46 21/05/2024
Mưa lớn khiến nước dồn về khu vực hầm chui ngã tư Vũng Tàu (TP Biên Hòa, Đồng Nai), gây ngập sâu gần 1m, kéo dài khoảng 100m tại vị trí giữa hầm. Nhiều ô tô bị c.hết máy nằm giữa dòng nước, chờ cứu hộ.

Diễn biến mới vụ n.am s.inh lớp 8 ở Hà Nội bị đ.ánh chấn thương sọ não

22:22:06 20/05/2024
Trong tuần đầu điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, tình trạng suy thận của bệnh nhân có cải thiện, tiểu được 3.000ml/24 giờ, cắt được thuốc vận mạch, huyết áp ổn định, cắt sốt, có nhịp tự thở xen kẽ.

Có thể bạn quan tâm

Hoan hỉ lễ Phật Đản tại Liên bang Nga

Thế giới

09:36:55 23/05/2024
Tại buổi lễ, các phật tử đã cùng thực hiện những nghi lễ như dâng hương, cúng dường và tắm Phật để cầu hòa bình, an lạc, hạnh phúc cho toàn dân tộc nói chung cũng như cho cộng đồng người Việt Nam tại LB Nga nói riêng.

Thong dong trên cung đường Vĩnh Hy tận hưởng gió biển mát rượi

Du lịch

09:28:56 23/05/2024
Trên cung đường Vĩnh Hy, trời chiều chuyển màu chạng vạng, gió biển man mát mang theo hơi muối phả nhẹ vào người. Du khách vừa đi thong dong vừa ngắm nhìn cảnh vật bình yên

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 58: Hậu ký đơn ly hôn, Đức Anh và Hân vật vã trong hoài niệm

Phim việt

09:04:39 23/05/2024
Đức Anh thức dậy một mình trong căn phòng trước đây là phòng của anh và Hân. Những hình ảnh yêu thương xưa cũ của cả hai như thước phim quay chậm chạy qua trước mắt Đức Anh.

Những điều cần nhớ khi thi công nhà mái Thái

Sáng tạo

08:59:32 23/05/2024
Khung mái: Nên sử dụng gỗ tự nhiên như lim, sến, táu,... có khả năng chịu lực tốt, chống mối mọt và cong vênh. Hoặc có thể sử dụng thép mạ kẽm hoặc thép hộp để giảm chi phí nhưng cần đảm bảo chất lượng và được xử lý chống gỉ sét.

Tranh cãi nảy lửa vị trí của Ronaldo trong bức ảnh kỷ niệm: "Chưa có World Cup mà được ở chính giữa cạnh Messi"

Sao thể thao

08:55:35 23/05/2024
Hôm 21/5, FIFA đã gây chú ý khi chia sẻ trên trang cá nhân tấm hình kỷ niệm 120 năm thành lập của cơ quan này. Tại đây, hình ảnh các danh thủ từ các thời đại khác nhau đã xuất hiện, từ Pele, Maradona cho đến Zidane hay Mbappe.

Game IP Đấu La - Đấu La Bang Bang đến rồi!

Mọt game

08:28:40 23/05/2024
Game rảnh tay di động tiên phong trong năm 2024 đến từ IP chính thức của Đấu La Đại Lục, Đấu La Bang Bang, đã phát hành tại Google Play và AppStore.

Trang phục chất liệu tencel mát mẻ cho ngày hè

Thời trang

07:31:10 23/05/2024
Thời tiết nóng ẩm của mùa hè sẽ khiến chúng ta khó chịu. Do đó, nếu muốn có cảm giác mát mẻ, dễ chịu, chúng ta nên lựa chọn những trang phục được làm từ các chất liệu mỏng, nhẹ như đũi, lanh, tencel...

Tuấn Hưng gỡ bỏ MV Quả táo vàng trên YouTube, tránh tiêu cực

Nhạc việt

07:29:40 23/05/2024
Dự án Quả táo vàng được Tuấn Hưng và rapper Phúc Bồ ấp ủ hơn 3 năm và ra mắt ngày 15/5. Đây là sản phẩm đ.ánh dấu sự thay đổi phong cách âm nhạc của chính Hưng.

Trang điểm khi đi biển, đây là 4 lưu ý các chuyên gia dành cho bạn nếu muốn không "toang" làn da

Làm đẹp

07:29:22 23/05/2024
Mùa hè đang đến gần, và những người yêu thích làm đẹp đang lo lắng tìm kiếm câu trả lời: Nên hay không nên trang điểm khi đi biển? Và quan trọng hơn, nếu có trang điểm thì liệu da có bị ảnh hưởng không?

Vẻ đẹp nam tính của diễn viên chuyên trị vai giang hồ Duy Hưng

Hậu trường phim

07:22:13 23/05/2024
Loạt ảnh mới của Duy Hưng khiến nhiều fan nữ rung rinh bởi vẻ đẹp nam tính, lịch lãm, hoàn toàn khác với hình ảnh anh trên màn ảnh nhỏ.

Thảm đỏ Cannes ngày 9: Hoa hậu Pia Wurtzbach hóa Cinderella, nữ ca sĩ hạng A tái xuất sau phốt quát tháo nhân viên

Sao âu mỹ

06:40:09 23/05/2024
Pia Wurtzbach, Izabel Goulart, Kelly Rowland, Elsa Hosk, Isabeli Fontana, Nicky Hilton, Poppy Delevingne... là những ngôi sao nổi bật nhất trên thảm đỏ Cannes 2024 ngày 9.

Bạn trai vừa công khai của Nam vương Ngọc Tình là ai?

Sao việt

06:34:46 23/05/2024
Nam vương Ngọc Tình và Á vương Vũ Linh đang trong giai đoạn tìm hiểu. Chuyện tình cảm giữa 2 mỹ nam Vbiz khiến nhiều người chú ý