Rượu bia gây ung thư như thế nào khi vào cơ thể?
Các chuyên gia khuyến cáo uống rượu bia ở mức độ nào cũng có nguy cơ gây ung thư. Uống càng nhiều, nguy cơ ung thư càng tăng.
Bác sĩ Trần Quốc Bảo, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, sử dụng rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế.
Kết luận của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC) cho thấy rượu bia là chất gây ung thư khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ. Tiêu thụ rượu bia ở mức độ nào cũng có nguy cơ ung thư.
Nghiên cứu của PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), và các cộng sự tại Viện Nghiên cứu Ung thư, Bệnh viện K Trung ương, cũng cho hay uống rượu được xác định là nguy cơ có tính chất cộng dồn gây ung thư cho người sử dụng.
Uống rượu bia nhiều làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư. Ảnh: Drweil.
Theo các chuyên gia Viện Nghiên cứu Ung thư, cơ chế gây ung thư của rượu bia có thể thấy qua 6 cách sau:
- Rượu chuyển hóa thành acetaldehyde – một chất gây ung thư: Khi vào cơ thể, dưới tác dụng của enzym alcohol dehydrogenase, rượu được oxy hóa thành acetaldehyde là một chất gây ung thư bằng cách làm tổn thương DNA. Việc uống rượu làm tăng acetaldehyde trong nước bọt, làm tổn thương DNA ở các tế bào niêm mạc miệng, họng, thực quản và đường hô hấp trên.
- Tăng mức độ hormone estrogen: Alcohol làm tăng mức độ estrogen và hoạt hóa các thụ thể của yếu tố tăng trưởng giống insulin, từ đó kích hoạt sự sinh sôi của tế bào tuyến vú dẫn tới ung thư vú.
Video đang HOT
- Gây xơ gan, dẫn đến ung thư gan: Rượu gây xơ gan, tổn thương tế bào gan, từ đó dẫn tới ung thư.
- Tăng khả năng hấp thu các chất gây ung thư: Rượu tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các hoạt chất gây ung thư thấm vào cơ thể như hút thuốc lá.
- Giảm lượng folate trong máu: Alcohol làm thay đổi chuyển hóa của folate, sự kém hấp thu folate gây trở ngại cho quá trình methyl hóa DNA, từ đó dẫn tới ung thư.
- Kích thích cơ thể sinh ra các phân tử hoạt tính cao: Rượu kích thích cơ thể sinh ra các phân tử có hoạt tính cao. Các phân tử này thường gây tổn hại DNA của tế bào dẫn tới ung thư.
Bác sĩ Trần Quốc Bảo lưu ý sự phát triển ung thư thường xuất hiện sau khi bắt đầu uống từ 2-15 năm, thậm chí ngay cả sau khi đã cai rượu. Đặc biệt, không có mức độ uống rượu nào là an toàn. Hậu quả do sử dụng rượu khác nhau phụ thuộc vào tuổi, giới tính, hoàn cảnh và cách thức uống.
Các bằng chứng khoa học cho thấy uống một lượng rất nhỏ rượu cũng có thể gây ra các nguy cơ và hậu quả sức khỏe nhất định.
Do đó, để giảm thiểu nguy cơ, bác sĩ khuyến nghị người dân không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày với nam, một đơn vị cồn/ngày với nữ và không uống quá 5 ngày/tuần.
Một đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch nước uống, tức tương đương với 3/4 chai hoặc lon bia 330 ml (5%), một ly rượu vang 100 ml (13,5%), một cốc bia tươi 330 ml hoặc một chén rượu mạnh 30 ml (40%).
Theo Zing
Rượu, bia là nguyên nhân gây ra 200 loại bệnh tật và nhiều tai nạn thương tâm!
Gần đây, nhiều vụ tai nạn thương tâm có nguyên nhân từ rượu. Nhiều đứa trẻ bỗng chốc mồ côi, nhiều người sau những chén say bỗng trở thành tội đồ. Mạng xã hội kêu gọi "uống rượu bia, không lái xe"...Hôm nay (23/5) quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia (PCTHCRB).
Rượu, bia đều có tác hại như nhau
Uống 1 lon/cốc bia tương đương 1 chén nhỏ rượu. Tác hại của rượu, bia là như nhau trong khi 95% lượng tiêu thụ đồ uống có cồn hiện nay tại Việt Nam là bia. Thế nhưng, so với nội dung Dự thảo Luật PCTHCRB ban đầu quy định cấm quảng cáo bia, rượu từ 15 độ, đến nay mặt hàng "bia" đã "thoát" lệnh cấm.
Dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu bia (PCTHCRB) qua nhiều lần xin ý kiến, chỉnh sửa sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội. Tuy nhiên, theo ban soạn thảo, so với những bản nội dung được trình trong dự thảo lần đầu, đến nay nhiều điều khoản đã được điều chỉnh làm yếu đi rất nhiều.
Chia sẻ đầy day dứt về những trường hợp bị tai nạn giao thông do tài xế sử dụng rượu bia trong trong thời gian gần đây, TS. Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) - thành viên Ban soạn thảo Dự án Luật PCTHCRB bày tỏ: Những nạn nhân như nữ công nhân quét rác trên đường Láng (Hà Nội), như 2 phụ nữ ở hầm Kim Liên (Hà Nội) mới đây, họ đều không thể ngờ được cái chết đến với mình bất ngờ như vậy.
"Tất cả họ đều mong muốn trở về đoàn tụ cùng gia đình sau một ngày làm việc. Thế nhưng, cái chết bất ngờ đến với họ bởi người lái xe có sử dụng rượu bia. Họ mất đi mạng sống là điều vô cùng tức tưởi. Và hệ lụy còn đau đớn hơn chính là những đứa trẻ mất đi mái ấm, mất đi sự chăm sóc của người mẹ", TS. Nguyễn Huy Quang ngậm ngùi.
Cộng đồng mạng chia sẻ thông điệp "Đã uống rượu bia thì không lái xe "- Ảnh minh họa
Kiểm soát quảng cáo rượu bia trên internet yếu, chỉ mang tính hình thức
Cũng theo TS. Nguyễn Huy Quang, so với nội dung Dự thảo Luật PCTHCRB ban đầu, đến nay bản dự thảo này đã có nhiều nội dung bị làm yếu đi, tạo nhiều khoảng trống về pháp luật như: Quy định cấm quảng cáo rượu bia từ 15 độ trở lên đã bị thay thế bằng chỉ cấm quảng cáo, khuyến mại rượu từ 15 độ cồn trở lên, không cấm đối với bia.
"Trong khi đó, bia cũng là sản phẩm có cồn, gây nghiện. Uống 1 lon/cốc bia tương đương 1 chén nhỏ rượu. Tác hại của rượu, bia là như nhau. Đồng thời, 95% lượng tiêu thụ đồ uống có cồn hiện nay tại Việt Nam là bia. Nếu quy định này được thông qua thì rõ ràng, cả một khối lượng bia đã không bị kiểm soát dưới hình thức quảng cáo", TS Huy Quang phân tích.
Bên cạnh đó, việc kiểm soát quảng cáo rượu bia trên Internet quá yếu, chỉ mang tính hình thức. Dự thảo chỉ quy định kiểm soát quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác phải có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát tuổi của người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm".
Trong khi đó, Việt Nam có tới 40 triệu dân số sử dụng Internet; 28 người sử dụng mạng xã hội và dành trung bình 3 giờ mỗi ngày cho mạng xã hội; 80% người dùng điện thoại thông minh sử dụng để truy cập mạng xã hội.
Còn theo Ths Trần Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế): "Để bền vững thì cần giải quyết được căn nguyên vấn đề bằng một chính sách bền vững, phải để cho mọi người nhận thức được rượu bia không phải là hàng hóa bình thường. Và cần có cơ chế quản lý chặt chẽ với nó bằng các quy định pháp luật như hàng trăm quốc gia khác đã và đang làm từ vài chục thập niên trước.
Rượu bia là nguyên nhân trực tiếp của 200 loại bệnh tật, báo động tỷ lệ sử dụng rượu bia ở VN
Phát biểu tại Hội thảo xây dựng chính sách về phòng, chống tác hại của rượu bia do Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam tổ chức vào sáng nay 22/4, Thứ trưởng Bộ Y tế, Nguyễn Trường Sơn cho biết: tại Việt Nam, sản lượng rượu, bia và đồ uống có cồn khác được sản xuất gia tăng nhanh qua các năm trong khi thế giới đang giảm dần
Theo đó, năm 2015, Việt Nam sản xuất 3.4 tỷ lít bia, 70 triệu lít rượu công nghiệp vả khoảng 250 triệu thủ công.
"Tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức báo động. Bình quân mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 6.6 lít cồn/người/năm, tỷ lệ nam giới và thanh thiếu niên sử dụng rượu, bia đều ở mức cao. Trong đó tỷ lệ nam giới sử dụng rượu bia ở mức có hại là vấn đề đáng báo động. Việc sử dụng rượu, bia không phù hợp gây ảnh hưởng đến sức khỏe và xã hội cho cá nhân người uống cũng như những người xung quanh và cộng đồng", ông Sơn cho biết..
Theo đó, Thứ trưởng Bộ Y tế cảnh báo, sử dụng rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của hơn 30 loại bệnh không lây nhiễm và là nguyên nhân của gần 200 loại bệnh tật khác nhau và được xếp vào hàng thứ ba trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm và tàn tật trên thế giới.
Chung quan điểm này, TS. Kidong Park, Trưởng Đại diện mới của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết, rượu bia gây ra đột quỵ, suy tim, các bệnh lý tăng huyết áp và phình động mạch chủ, tổn thương gan, xơ gan dẫn đến viêm gan, viêm tụy cấp, mãn tính...
Rượu bia còn gây ra những bệnh tật đường miệng như hạ hầu, hầu họng, ung thư thanh quản, thực quản, tuyến mật trong gan, ung thư vú ở phụ nữ.
"Bên cạnh đó, sử dụng rượu bia còn làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông cho người lái xe, do cơ thể phản ứng chậm, do sự phối hợp các hoạt động bị hạn chế, tầm nhìn ảnh hưởng. Việc sử dụng rượu bia gây nhiều hệ lụy hung hăng, bạo lực.", TS Kidong Park nhấn mạnh.
Theo infonet
Dự luật phòng chống tác hại của rượu bia có được thông qua? Dự luật phòng chống tác hại của rượu bia chắc chắn tiếp tục nhận được sự quan tâm và nhiều ý kiến trái chiều. Gánh nặng bệnh tật trực tiếp do rượu bia gây ra đã được khoa học chứng minh là một vấn đề lớn của y tế cộng đồng trên thế giới và ở Việt Nam. Trên thế giới, mỗi năm...