Rostekhnadzor (Nga) hợp tác với Cơ quan pháp quy hạt nhân của Nhật Bản
Dịch vụ Giám sát môi trường, Công nghệ hạt nhân (Rostekhnadzor) và Cơ quan Pháp Quy hạt nhân của Nhật Bản vừa ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực quy định an toàn hạt nhân và bức xạ cho việc sử dụng năng lượng hạt nhân.
Phía nhà nước Nga ký kết Biên bản ghi nhớ là đại diện Rostekhnadzor, ông Aleksey Ferapontov và đại diện cho Nhật Bản là Chủ tịch Cơ quan Quy chế hạt nhân, Shunichi Tanaka.
An toàn hạt nhân và bức xạ trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân được Chính phủ Liên bang Nga và Chính phủ Nhật Bản quan tâm và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác
Văn bản ký kết khẳng định sự quan tâm trong việc hợp tác thuộc các lĩnh vực quy định an toàn hạt nhân và bức xạ trong khuôn khổ của Hiệp định giữa Chính phủ Liên bang Nga và Chính phủ Nhật Bản, về hợp tác sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân, có hiệu lực từ ngày 3-5-2012.
Video đang HOT
“Việc ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác sẽ mở ra một giai đoạn quan trọng trong việc phát triển hợp tác song phương, giữa Rostekhnadzor và Cơ quan Pháp Quy hạt nhân của Nhật Bản. Các bước tiếp theo là chuẩn bị cho các nội dung cụ thể trong khuôn khổ hợp tác khu vực của Biên bản ghi nhớ của chúng tôi và xây dựng các biện pháp song phương dựa trên cơ sở này”, ông Aleksey Ferapontov khẳng định.
Trong biên bản ghi nhớ theo luật pháp của Liên bang Nga và Nhật Bản, các bên sẽ hợp tác theo quy định của an toàn hạt nhân và bức xạ cho việc sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân trong các lĩnh vực sau: pháp luật trong an toàn hạt nhân và bức xạ; cấp giấy chứng nhận hoạt động trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình; hoạt động giám sát bao gồm việc chuẩn bị và thực hiện chương trình kiểm tra; xử lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu bao gồm vận chuyển và lưu trữ an toàn; an ninh vật lý trong cài đặt hạt nhân, nguồn bức xạ, cơ sở lưu trữ nguyên liệu hạt nhân và chất phóng xạ; đảm bảo chất lượng của các thiết bị cài đặt hạt nhân; ứng phó khẩn cấp và đào tạo cán bộ của các cơ quan quản lý; và các lĩnh vực khác theo sự thỏa thuận của các bên.
Biên bản ghi nhớ sẽ không được coi là một thỏa thuận quốc tế và sẽ không tạo ra bất kỳ quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật pháp quốc tế. Tài liệu này được áp dụng kể từ ngày ký ban hành trong thời gian năm năm và có khả năng được kéo dài sau đó.
Hoà Bình
Theo ANTD
Kinh hoàng rò rỉ phóng xạ
Dù biết mức nguy hiểm từ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima còn cao nhưng người Nhật vẫn phải giật mình khi thông tin lộ ra rằng chất phóng xạ có nồng độ lên tới 60 tỷ bq đang bị thải ra Thái Bình Dương hàng ngày từ nhà máy điện trên.
Nỗ lực ngăn chặn rò rỉ phóng xạ tại nhà máy Fukushima vẫn chưa đạt kết quả
Phát biểu trong hội thảo khoa học của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) diễn ra tại Vienna (Áo), chuyên viên Cục khí tượng và thủy văn Nhật Bản M. Aoyama cho biết hai loại chất phóng xạ cesium 137 và strontium 90 đang bị rò rỉ vào Thái Bình Dương lên tới 60 tỷ bq. Thông tin này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng công ty điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị vận hành các nhà máy điện hạt nhân Fukushima, thừa nhận tình hình rò rỉ phóng xạ đã vượt khả năng kiểm soát.
Độ phóng xạ (H) của một lượng chất phóng xạ là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu, đo bằng số phân rã trong 1 giây, đơn vị là beccơren (Bq). Thường thì khi có sự cố hạt nhân và có phóng xạ thoát ra, nồng độ phóng xạ trong sữa có thể là 100 Bq/lit hoặc ở thịt là 300 Bq/kg. Tức là có 100 hạt nhân phân rã/giây trong một lít sữa, hoặc 300 hạt nhân phân rã/giây trong 1 kg thịt. Ở mức hoạt động như vậy, sữa và thịt có thể vẫn sử dụng được. Nhưng giới hạn cao nhất cho phép chỉ là 1.000 bq/kg đối với một số chất phóng xạ.
Điều đó giải thích vì sao người Nhật lại giật mình sợ hãi đến thế khi con số 60 tỷ bq được lộ ra. Thực chất thì thảm họa phóng xạ ở Fukushima đã nằm ngoài khả năng đối phó của TEPCO. Trước đó, trong nỗ lực ngăn chặn sự rò rỉ, các công nhân Nhà máy Fukushima 1 đã cho xây một rào chắn ngầm dưới đất bằng cách bơm hóa chất xuống đất làm cho đất rắn lại. TEPCO cũng tăng cường thêm bồn chứa có khả năng chứa đến 400.000 tấn nước nhiễm xạ và có kế hoạch xây dựng thêm bồn chứa 300.000 tấn nước vào 3 năm tới.
Tuy nhiên, những nỗ lực trên vẫn chưa hiệu quả, và cuối tháng 8 vừa rồi, Cơ quan điều hành hạt nhân Nhật Bản (NRA) cho biết mỗi ngày có tới 300 tấn nước nhiễm xạ cao từ Nhà máy Fukushima rò rỉ ra biển. Đến mức này thì NRA buộc phải khuyến cáo chính quyền Nhật Bản cần có thông báo khẩn cấp đến Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) để nhờ trợ giúp.
Hôm 19-9, sau khi dành tới 3 giờ để thị sát nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Thủ tướng Nhật Bản S. Abe đã ra lệnh đóng cửa ngay lập tức hai lò phản ứng còn lại tại đây thay vì chỉ dừng 4 lò như thời gian vừa qua để có thể tập trung toàn bộ nhân lực cho việc giải quyết vấn đề rò rỉ nước nhiễm xạ. Ông Chủ tịch Tepco Hirose đã cam kết chuẩn bị 1000 tỷ yên (tương đương 10,1 tỷ USD) cho việc khắc phục hậu quả rò rỉ hạt nhân. Chính phủ Nhật Bản thì đã thông qua kế hoạch dành khoảng 15 tỷ yên (150 triệu USD) để nâng cấp một hệ thống xử lý nước ALPS do hãng Toshiba của Nhật Bản và EnergySolutions của Mỹ cùng phát triển. Hệ thống này có thể giảm đáng kể lượng chất phóng xạ có trong nước nhiễm xạ tại nhà máy Fukushima.
Cuộc đua với thần chết ở Fukushima đang diễn ra căng thẳng. Đó không chỉ nhằm thực hiện mục tiêu trước mắt giúp Thủ đô Tokyo tổ chức an toàn Thế vận hội mùa hè 2020, mà còn vì uy tín và tương lai của nước Nhật, nơi được coi là niềm tự hào của nhiều công nghệ.
Theo ANTD
Mỹ, Nga ký thỏa thuận hợp tác năng lượng hạt nhân Ngày 17-9, các quan chức Mỹ và Nga cho biết, hai nước đã ký kết một thỏa thuận chung nhằm tăng cường đáng kể hợp tác trong các dự án năng lượng, nghiên cứu và an ninh hạt nhân. Thỏa thuận này đã được bộ trưởng năng lượng Mỹ Ernest Moniz và tổng giám đốc cơ quan năng lượng nguyên tử Nga (Rosatom)...