Hà Nội: Lại lo vì ô nhiễm không khí
Sáng 22/3, chất lượng không khí trên địa bàn Hà Nội có diễn biến phức tạp, chỉ số chất lượng không khí (AQI) dao động từ 92 đến 177, ở mức trung bình đến xấu.
Theo số liệu từ cổng thông tin quan trắc môi trường của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, vào lúc 9h30 sáng, nhiều khu vực như xã Vân Hà (huyện Đông Anh), xã An Khánh (huyện Hoài Đức), số 50 Đào Duy Từ (quận Hoàn Kiếm) và phường Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm), đều ở mức kém hoặc xấu với chỉ số AQI lần lượt là 174, 159, 122 và 114.
Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về hô hấp, tim mạch và thần kinh.
Cũng theo trang cem.gov.vn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, kết quả quan trắc không khả quan. Chỉ số AQI tại khu vực Đại học Bách khoa Hà Nội (phía đường Giải Phóng) đạt mức 177 (ngưỡng xấu), trong khi tại khu vực công viên Nhân Chính (quận Thanh Xuân) chỉ số AQI là 109 (ngưỡng kém).
Với tình trạng ô nhiễm cục bộ ở những khu vực đông đúc, nhiều công trình xây dựng, các chuyên gia môi trường khuyến cáo người dân đeo khẩu trang đạt chuẩn khi ra ngoài và hạn chế di chuyển đến các khu vực này. Các nhóm người có bệnh lý nền, người già và trẻ em cần hạn chế hoạt động ngoài trời để bảo vệ sức khỏe.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về hô hấp, tim mạch và thần kinh.
Các chất ô nhiễm trong không khí, đặc biệt là bụi mịn PM2.5, không chỉ gây viêm nhiễm, mà còn làm suy yếu chức năng của mạch máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, và các vấn đề nghiêm trọng khác.
Ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, làm cơ thể dễ mắc các bệnh như viêm phổi, hen suyễn, viêm phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Bác sỹ Bùi Thu Hương, Khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết, mỗi khi không khí ô nhiễm, số lượng bệnh nhân đến khám tại bệnh viện tăng khoảng 20%.
Hệ hô hấp là bộ phận đầu tiên bị tấn công, làm suy giảm sức đề kháng. Trong mùa lạnh, khi nhiệt độ giảm thấp, cơ thể không thích ứng kịp sẽ dễ bị tổn thương, từ những cơn ho đơn giản đến các đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Đặc biệt, đối với những bệnh nhân mắc COPD và hen suyễn, nguy cơ bệnh trở nặng do ô nhiễm không khí là rất cao, và họ cần được theo dõi và chăm sóc đặc biệt. Theo thống kê, tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc COPD ở độ tuổi trên 40 là 4,2%.
Video đang HOT
Việc không kiểm soát tốt chất lượng không khí có thể kích hoạt các đợt cấp tính của bệnh, gây khó thở, ho khạc đờm, và nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
Còn theo ThS. Trần Quốc Việt, Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, một trong những biện pháp quan trọng để giảm tác hại của ô nhiễm không khí là sử dụng máy lọc không khí trong nhà. Máy lọc không khí giúp loại bỏ bụi mịn và các chất ô nhiễm khác, bảo vệ hệ hô hấp và tim mạch.
Bác sỹ Việt cũng khuyến cáo, đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt trong những khu vực có mật độ giao thông cao hoặc các khu vực đang thi công xây dựng, sẽ giúp giảm lượng bụi mịn hít vào cơ thể.
Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống khoa học, giàu chất chống oxy hóa từ các loại rau quả như quả mọng và rau xanh, sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước tác hại của ô nhiễm không khí.
Thói quen duy trì thói quen tập thể dục đều đặn cũng giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, giảm căng thẳng và giúp cơ thể chống lại các tác động xấu của ô nhiễm.
Khám sức khỏe định kỳ là một biện pháp quan trọng để phát hiện sớm các vấn đề về tim mạch và có biện pháp điều trị kịp thời. Cảnh giác với chỉ số chất lượng không khí cũng là điều cần thiết. Người dân nên theo dõi chỉ số AQI và hạn chế ra ngoài khi ô nhiễm đạt mức cao. Đóng cửa sổ và ở trong môi trường có không khí sạch hơn là cách giảm thiểu nguy cơ.
Ngoài các biện pháp phòng ngừa cá nhân, việc giảm thiểu ô nhiễm không khí đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa cộng đồng và Chính phủ.
Các chính sách kiểm soát khí thải từ phương tiện giao thông và công nghiệp, cùng việc khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ mang thai.
Giảm thiểu ô nhiễm không khí không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là nhiệm vụ chung của toàn xã hội.
Chính phủ cần tiếp tục triển khai các biện pháp kiểm soát khí thải, phát triển phương tiện giao thông công cộng sạch, và thúc đẩy các sáng kiến sử dụng năng lượng tái tạo, nhằm cải thiện chất lượng không khí, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tạo ra môi trường sống trong lành cho thế hệ mai sau.
Trong thời gian qua, Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm không khí, bao gồm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và vận hành các trạm quan trắc môi trường không khí. Những nỗ lực này giúp quản lý và kiểm soát chất lượng không khí, giảm thiểu ô nhiễm từ các nguồn phát sinh, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng.
Hà Nội đã thiết kế các làn đường dành riêng cho xe đạp và triển khai thí điểm đo kiểm khí thải đối với xe mô tô, xe gắn máy cũ. Thành phố cũng đã khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng như xe buýt và tàu điện trên cao để giảm bớt phương tiện cá nhân.
Ngoài ra, Hà Nội cũng đã xóa bỏ hơn 99% số lượng bếp than tổ ong, giảm 80% hiện tượng đốt rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp ở ngoại thành, và chấm dứt hoạt động của các lò gạch thủ công.
Thành phố cũng đã trồng hơn 147.500 cây bóng mát và hơn 110.000 cây cảnh để cải thiện chất lượng không khí.
Mặc dù Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả khả quan, việc triển khai dự án lắp đặt mạng lưới quan trắc môi trường không khí còn chậm và công tác kiểm soát ô nhiễm giao thông vẫn còn gặp khó khăn.
Thành phố đang nỗ lực khắc phục những vấn đề này bằng các giải pháp đồng bộ, nghiên cứu và điều chỉnh quy hoạch chuyên ngành chất thải rắn để cải thiện chất lượng không khí cho cộng đồng
Ô nhiễm không khí: Mối đe dọa vô hình đến sức khỏe tinh thần
Khi nói về ô nhiễm không khí, tác động lên hệ hô hấp thường được nhắc tới nhiều nhất, song ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần cũng là vấn đề đáng lo ngại không kém.
Là chuyên gia tâm lý học và giảng viên cấp cao tại Đại học RMIT, Tiến sĩ Gordon Ingram nhận thấy ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học về mối đe dọa vô hình này.
Tháng 3 ở Hà Nội thường là mùa nồm với độ ẩm không khí cao.
Hà Nội và nhiều tỉnh thành miền Bắc đang bước vào mùa nồm - hiện tượng thường thấy trong tháng 2 và 3 với mưa phùn kéo dài, độ ẩm cao và không khí lưu thông kém. Những thay đổi thời tiết này khiến cuộc sống hàng ngày trở nên khó chịu hơn, đồng thời tình trạng ô nhiễm không khí cũng trầm trọng hơn khi bầu không khí ẩm ướt khiến bụi mịn bị giữ lại gần mặt đất.
Ô nhiễm không khí có hại không chỉ do các hóa chất trong không khí có độc tính về mặt vật lý hay liên quan đến các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, mà còn vì chúng có thể tác động trực tiếp lên tâm lý, ảnh hưởng đến bộ não, tâm trí và hành vi của chúng ta.
Đó là lý do tại sao vào mùa nồm và ô nhiễm, nhiều người cảm thấy tâm trạng giảm đáng kể. Một số người nhận thấy triệu chứng của rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD), thường phổ biến hơn vào mùa đông ở các nước có khí hậu lạnh, nhưng cũng thể xuất hiện ở bất cứ đâu có thời tiết u ám, lạnh giá và không có ánh nắng kéo dài. Một số người thì sẽ cảm nhận được bản thân cáu kỉnh, mệt mỏi hoặc mất tập trung hơn. Trầm cảm và lo âu có xu hướng trở nên tồi tệ hơn trong những điều kiện như vậy và ngay cả những người không có tiền sử về vấn đề sức khỏe tâm thần cũng có thể cảm thấy bất an.
Giải mã lý do cho những tác động này là một chủ đề nghiên cứu quan trọng của ngành tâm lý học môi trường. Đây là bộ môn nghiên cứu đang phát triển thuộc lĩnh vực khoa học hành vi, được thúc đẩy bởi những quan ngại về biến đổi khí hậu và tính bền vững, cũng như quá trình đô thị hóa gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới. Lĩnh vực này ra đời dựa trên ý tưởng rằng tâm trí của con người bị ảnh hưởng bởi môi trường sinh sống. Vì vậy, nếu muốn có tâm trí khỏe mạnh, chúng ta cần một môi trường lành mạnh hơn. Con người hít thở hơn 20.000 lần mỗi ngày, và các kỹ thuật yoga và thiền dạy chúng ta rằng hơi thở ảnh hưởng rất nhiều đến trạng thái tinh thần của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết rằng ô nhiễm không khí có liên quan đến nhiều vấn đề tâm lý như: Suy giảm nhận thức và "sương mù não" (đặc biệt là ở người lớn tuổi), trầm cảm và lo âu, căng thẳng và sức khỏe cảm xúc kém, phát triển chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và các vấn đề chú ý khác ở trẻ em.
Mặc dù hầu hết các nghiên cứu liên quan còn khá mới mẻ và giới khoa học cần đẩy mạnh nghiên cứu hơn nữa, nhưng mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và sức khỏe tinh thần đang trở nên rõ ràng hơn.
Một cơ chế chính trong mối liên hệ này được cho là tình trạng viêm tổng quát (một phản ứng tự miễn dịch), có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của trục HPA (trục hạ đồi - tuyến yên - thượng thận). Là một trong những hệ thống cân bằng nội môi chính trong cơ thể, trục HPA chịu trách nhiệm giải phóng các hormone như cortisol để đối phó với căng thẳng. Vì vậy, khi trục trặc thì cơ quan này có thể ảnh hưởng sâu rộng đến cơ thể và não bộ.
Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí còn có thể gây ra tác động trực tiếp đến thần kinh, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai và tuổi già (một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ với chứng mất trí). Vì vậy, người già, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ đặc biệt cần có nguồn cung cấp không khí sạch mọi lúc mọi nơi.
"Về trẻ em, gần đây tôi đã bắt đầu nghiên cứu hiện tượng gia tăng các vấn đề về sự chú ý trong xã hội hiện đại như ADHD. Mọi người thường nghĩ rằng công nghệ số đang gây ra các vấn đề về sự chú ý, đặc biệt là ở trẻ em và người trẻ. Nhưng bạn có biết: ADHD cũng liên quan đến ô nhiễm không khí? Cũng giống như cách hóa chất độc hại trong không khí có thể khiến cơ thể con người bị viêm nhiễm và đổ bệnh, chúng có thể gây ra tác động viêm ở não, dẫn đến hội chứng "sương mù não" và các vấn đề khác. Vậy nên, nếu muốn đầu óc minh mẫn thì chúng ta cần phải làm sạch không khí.
Lĩnh vực nghiên cứu kết hợp giáo dục và công nghệ mà tôi đang theo đuổi có thể đóng vai trò trong việc giải quyết vấn đề này. Một ý tưởng mà tôi dự định phát triển là trò chơi di động dạy trẻ em về chất lượng không khí, kết hợp dữ liệu ô nhiễm theo thời gian thực từ các nguồn như IQAir. Mục tiêu là dạy trẻ em cách cư xử có trách nhiệm khi không khí xấu. Công nghệ di động có rất nhiều tiềm năng để giúp ích cho việc này", Tiến sĩ Gordon Ingram cho biết.
Tiến sĩ Gordon Ingram, chuyên gia tâm lý học và giảng viên cấp cao tại Đại học RMIT.
Ở cấp độ cá nhân, mỗi người chúng ta có thể từng bước giảm tiếp xúc không khí độc hại bằng cách theo dõi chất lượng không khí, sử dụng máy lọc không khí và đeo khẩu trang vào những ngày ô nhiễm cao. Nhưng việc quan trọng không kém đối với sức khỏe tinh thần của là cần đi ra ngoài và tận hưởng không khí trong lành khi thời tiết đẹp - có thể ở công viên hoặc không gian xanh khác, nơi cây cối và nước giúp làm sạch không khí một cách tự nhiên.
Tuy vậy, để tạo nên thay đổi căn bản thì sẽ cần đến các chính sách thông minh và thực thi bài bản. Đẩy mạnh năng lượng sạch, kiểm soát khí thải chặt chẽ và quy hoạch đô thị tốt hơn là điều cần thiết. Những nỗ lực thay đổi như giảm thiểu bụi xây dựng và đốt rác thải, thúc đẩy sử dụng xe điện, phương tiện giao thông công cộng và hoạt động tái chế, thậm chí phát minh ra công nghệ sạch hơn để phục vụ các phong tục như đốt vàng mã, có thể tạo ra sự khác biệt lớn.
"Ở Hà Nội, ô nhiễm không khí đã cao đến mức một bộ phận người dân phải rời khỏi thành phố để tìm kiếm không khí trong lành hơn. Đó là lời cảnh tỉnh rằng đây không chỉ là sự bất tiện mà còn có khả năng trở thành khủng hoảng sức khỏe cộng đồng. Nếu thực sự muốn bảo vệ cả cơ thể và tâm trí của mình, chúng ta phải nhìn nhận ô nhiễm không khí một cách nghiêm túc", Tiến sĩ Gordon Ingram nhận định.
Trong ngày chất lượng không khí gia tăng ô nhiễm, các chuyên gia môi trường khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài, nhất là những người có bệnh lý nền, người già và trẻ em. Để bảo vệ sức khỏe, người dân nên đeo khẩu trang chống bụi mịn khi ra ngoài và tham gia giao thông bằng phương tiện công cộng, xe điện nhằm giảm phát thải chất ô nhiễm ra môi trường...
Trước thực trạng nói trên, trong năm 2025 Chính phủ sẽ xây dựng, triển khai đề án khắc phục ô nhiễm không khí ở các đô thị. Xử lý ô nhiễm không khí cũng được Thủ tướng xem là một trong những vấn đề cấp bách cần phải huy động nguồn lực. Trong khi đó Quốc hội cũng sẽ giám sát tối cao sáu tháng cuối năm 2025, tìm cách xử lý ô nhiễm không khí ở Hà Nội.
Theo Tổ chức Y tế thế giới và các nghiên cứu cho thấy, ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư. Ngoài ra tiếp xúc với chất ô nhiễm trong không khí có thể gây tổn thương da, các bệnh về mắt, tác động đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch. Các chuyên gia khuyến cáo một số giải pháp bảo vệ sức khỏe trong những ngày ô nhiễm như hạn chế ra đường, nếu ra đường cần đeo khẩu trang có khả năng chống bụi mịn PM2,5, nên đóng các cửa chính, cửa sổ trong những ngày này, nhất là những gia đình gần đường giao thông, súc rửa mũi họng bằng nước muối sinh lý sau khi ra ngoài. Với những người nhạy cảm như người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, người già, trẻ nhỏ cần theo dõi sức khỏe chặt chẽ. Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc được xác định bởi nhiều nhóm nguyên nhân gồm hoạt động giao thông, sản xuất công nghiệp - làng nghề và các hoạt động dân sinh như đốt rác, đốt rơm rạ hay sử dụng bếp than tổ ong đun nấu.
Dự phòng đợt cấp cho bệnh nhân COPD Đa số trường hợp tử vong do COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), đều xảy ra trong đợt cấp của bệnh, do đó cần điều trị dự phòng. Những đợt cấp có thể khiến người bị COPD gặp nguy hiểm. Ảnh: Shutterstock. PGS.TS Nguyễn Đình Tiến, khoa Nội Hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), cho biết đợt...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ai nên ăn đu đủ?

Đột quỵ - bệnh lý hàng đầu gây tàn phế

Những ai cần thận trọng khi ăn tỏi đen?

6 lầm tưởng nguy hiểm về bệnh sốt xuất huyết

Chuyện gì xảy ra với cơ thể nếu chúng ta uống trà xanh mỗi ngày?

6 triệu chứng cảnh báo bạn nhiễm giun sán

Phát hiện chế độ ăn tốt cho tim mạch, bảo vệ xương khớp

Mệt mỏi khi làm việc: Khi nào là do kiệt sức vì nóng?

5 không khi uống bia

Hội chứng mệt mỏi dùng thuốc gì?

Lá gan của người đàn ông chết não cứu cháu bé 21 tháng tuổi

Bài tập cho người xơ vữa động mạch
Có thể bạn quan tâm

Hélène Luc với tình yêu dành cho Tổ quốc thứ hai, Việt Nam
Thế giới
07:42:31 21/04/2025
Sao Việt 21/4: Hồng Nhung rạng rỡ dù đang trị ung thư, Mỹ Tâm ngày càng trẻ đẹp
Sao việt
07:36:26 21/04/2025
Nghe Tự Long, Soobin và dàn anh tài hát mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Nhạc việt
07:23:58 21/04/2025
Xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng
Pháp luật
07:05:16 21/04/2025
Lisa tại Coachella 2025: Vũ đạo và giọng hát là tâm điểm tranh cãi
Nhạc quốc tế
06:41:08 21/04/2025
Ngọc nữ Hàn Quốc bị bạn diễn ép "ngủ để tăng cảm xúc": Giải nghệ vì tổn thương, nhan sắc hiện tại gây sốc
Hậu trường phim
06:28:56 21/04/2025
Nữ minh tinh mang thai 8 tháng bị sát hại dã man
Sao âu mỹ
06:22:38 21/04/2025
Phát hiện virus khổng lồ ở Phần Lan
Lạ vui
06:22:02 21/04/2025
Sedan hạng B dưới 600 triệu: Hyundai Accent vượt Honda City, bám sát Toyota Vios
Ôtô
06:14:18 21/04/2025
Phong ba bão táp cũng không thể lung lay bộ phận có giá 182 tỷ của Lisa (BLACKPINK) ở Coachella!
Sao châu á
05:53:36 21/04/2025