Room to Read xây dựng hơn 1.000 thư viện cho Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng địa bàn đầu tiên của Tổ chức Room to Read và từ đó đến nay đã có hơn 1.000 thư viện Room to Read ra đời.
Ngày 30/10/2018, Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam H’Hen Niê – đại sứ toàn cầu của Room to Read đã tham gia Ngày đọc sách và giao lưu với học sinh tại Trường tiểu học Bảo Thuận, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh do tổ chức cung cấp
Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị Tổng kết và duy trì bền vững thư viện cho bốn tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long ( Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Trà Vinh) và cũng chính thức khép lại 18 năm hoạt động của Room to Read tại 4 tỉnh.
Tổ chức Room to Read bắt đầu triển khai dự án đầu tiên ở Khu vực ĐBSCL là hỗ trợ phòng máy tính tại Tiền Giang năm 2002. Tiếp đó là hàng loạt dự án xây dựng phòng máy tính, phòng Lab, phòng học, thư viện, cung cấp sách, thư viện lưu động, thư viện góc lớp từ năm 2002 – 2008. Từ năm 2009 – 2019, Room to Read tiếp tục triển khai dự án xây dựng thư viện, phòng thư viện… tại tỉnh Long An, Trà Vinh, Vĩnh Long và Tiền Giang.
Trong thời gian qua, Tổ chức Room to Read đã phối hợp với Sở GD&ĐT các địa phương tổ chức các chương trình tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên, thủ thư, trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của các trường dự án về các nội dung như: Thiết lập và quản lý thư viện; Tổ chức tiết đọc thư viện; Sự tham gia của cộng đồng.
Các trường phối hợp với phụ huynh và cộng đồng thiết lập thư viện; tổ chức dạy tiết đọc thư viện 1 tiết/tuần/lớp và các hoạt động đọc sách cho học sinh; tổ chức các hoạt động như Ngày đọc sách gia đình, Ngày hội đọc sách, Thi đọc sách học sinh, trao thưởng sao đọc sách,…
Ngoài ra, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thư viện của trường Dự án nắm chắc hệ thống lý thuyết và có kỹ năng tổ chức các hoạt động thư viện. Các thư viện được sắp xếp, bố trí phù hợp với học sinh tiểu học, giúp các em dễ sử dụng và thích đến thư viện đọc sách.
Học sinh đọc sách tại một “Thư viện thân thiện” của tổ chức Room to Read.
Video đang HOT
Theo ông Trương Cảnh Linh – Quản lý tác nghiệp các tỉnh phía Nam, trong 18 năm qua, Tổ chức Room to Read đã hỗ trợ xây dựng 1.055 thư viện mở, thư viện góc lớp, thư viện xanh… đã nâng cao số lượng sách đọc trong học sinh trung bình nâng lên rõ rệt. Cụ thể, năm học 2017 – 2018 là 21,2 quyển/năm.
Đồng thời các hoạt động thư viện được tổ chức đa dạng về nội dung, hình thức và thu hút được nhiều học sinh, phụ huynh, cộng đồng tham gia tích cực. Hiện nay, đa số học sinh ở các trường dự án có thói quen đọc sách ở trường và ở nhà. Dự án cũng góp phần nâng cao kỹ năng và văn hóa đọc cho các em học sinh…
Bà Nguyễn Diệu Nương, Giám đốc quốc gia Room to Read tại Việt Nam nhấn mạnh đóng góp, kinh nghiệm của thầy cô trong 18 thực hiện Dự án, đã giúp tổ chức Room to Read có thêm kinh nghiệm trong việc triển khai dự án tại nơi khác trong thời gian sắp tới. Đồng thời bà tin tưởng Dự án Thư viện thân thiện sẽ tiếp tục thực hiện sau khi Dự án kết thúc vào tháng 5/2019.
Bắt đầu từ năm 2019, mô hình thư viện thân thiện Room to Read sẽ được thực hiện tại các trường tiểu học với ba hình thức hỗ trợ là toàn phần, bán phần và nhân rộng, tùy theo đặc thù và cam kết của các địa phương. Trong đó, với hai hình thức hỗ trợ bán phần và nhân rộng, sự chủ động, hỗ trợ và đóng góp từ chính địa phương sẽ đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo tính lan tỏa và chất lượng của các thư viện trường tiểu học.
Trong 3 năm sắp tới, với sự tài trợ của tổ chức Dubai Cares, Room to Read sẽ thiết lập 75 thư viện toàn phần, 60 thư viện bán phần và 50 thư viện nhân rộng trên toàn quốc. Đồng thời, xuất bản 16 tựa sách tranh mới với các tác giả và họa sĩ minh họa tại Việt Nam./.
Tổ chức Room to Read là một tổ chức phi chính phủ quốc tịch Mỹ và bắt đầu hoạt động dự án tại Việt Nam từ năm 2001.
Trong hơn 18 năm có mặt ở nước ta, Room to Read Việt Nam đã xây dựng được 1.522 mô hình “Thư viện thân thiện”, 765 thư viện nhân rộng tại 34 tỉnh, thành trên cả nước với tỷ lệ mượn sách là 22,4 cuốn/em/năm.
Theo thoidai
Giáo viên trực hè: Mỗi nơi một vẻ
Hằng năm, vào dịp nghỉ hè, chuyện giáo viên trực trường lại "nóng" lên vì mỗi nơi mỗi kiểu khác nhau. Ở thành thị, các trường có bảo vệ; giáo viên không phải trực; Còn đối với trường học ở nông thôn thì nhiều nơi giáo viên phải thay nhau trực suốt mùa hè...
Tại nhiều trường học ở nông thôn, giáo viên phải thay nhau trực hè vì trường không có kinh phí thuê bảo vệ. Ảnh: Q. Ngữ
Trực trường để chống trộm?
Thời gian hè là thời gian nghỉ ngơi của giáo viên, tuy nhiên có một số trường học bố trí giáo viên trực trường. Chuyện bố trí giáo viên trực hè mỗi nơi mỗi khác, có nơi cho giáo viên nghỉ hoàn toàn; có nơi giáo viên trực trường để trông giữ trang thiết bị; có nơi giáo viên trực trường được hưởng thù lao ngoài giờ; có nơi giáo viên không hưởng bất kỳ phụ cấp nào...
Theo ghi nhận một số giáo viên trường học vùng sâu, vùng xa ở Đồng bằng sông Cửu Long, có nơi giáo viên phải thay nhau trực trường trong thời gian hè. Nhiệm vụ chủ yếu của việc trực trường là trông giữ các trang thiết bị (máy vi tính, tivi, máy in, đồ dùng dạy học...). Nguyên nhân được nhà trường đưa ra là trực trường để tránh trường hợp trộm cắp đột nhập vì không có kinh phí thuê bảo vệ trong thời gian nghỉ hè.
Trước khi nghỉ hè, trường có họp giáo viên và phân công, ai hoàn cảnh khó khăn, con nhỏ thì được miễn trực. Còn lại các giáo viên thay nhau trực. Một số trường có hỗ trợ chi phí trực hè nhưng có trường giáo viên không được hỗ trợ. Trong thời gian hơn 2 tháng nghỉ hè, giáo viên, nhân viên, ban giám hiệu phải thay phiên nhau trực 24/24 giờ.
Theo chia sẻ của một lãnh đạo trường THCS ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), chuyện huy động giáo viên trực hè là bất khả kháng vì nhà trường không có nguồn kinh phí thuê ít nhất 2 bảo vệ trực trường trong thời gian hè. Trong khi đó tình hình trộm cắp diễn biến phức tạp, nhiều nơi trộm đột nhập vào trường học lấy cắp tivi, máy vi tính và trang thiết bị có giá trị. Do đó trước nghỉ hè trường họp toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên để phân công trực trường. Mọi người cùng chia sẻ trách nhiệm để đảm bảo an toàn nhà trường, nhất là bảo vệ tài sản chung.
Một giáo viên cho biết thêm: "Trước nghỉ hè, nhà trường họp lấy ý kiến của tập thể về việc trực trường. Từ đó phân công nhau trực, ai hoàn cảnh khó khăn, nhà ở xa, con nhỏ thì không trực. Còn lại chia theo ca, ai bận việc thì nhờ người khác trực giúp.
Mùa hè, giáo viên vào trường vừa trực vừa làm công tác bồi dưỡng học sinh hoặc làm thiết bị, đồ dùng dạy học, hỗ trợ hồ sơ tuyển sinh... Việc trực trường góp phần đảm bảo an ninh trường học, bảo quản thiết bị. Tất cả giáo viên trực trường chúng tôi đều được chi trả tiền làm thêm ngoài giờ". Còn một số giáo viên mầm non cho biết, mùa hè giáo viên phải vào trực trường, làm đồ dùng dạy học nhưng không được chi trả tiền làm thêm ngoài giờ!
Một số nơi giáo viên trực trường để bảo vệ tài sản, thiết bị. Ảnh: Q. Ngữ
Hạn chế bố trí giáo viên trực hè
Theo tìm hiểu của chúng tôi, quy định chế độ làm việc của giáo viên phổ thông không có quy định giáo viên phải trực hè. Cụ thể, quy định chế độ làm việc với giáo viên mầm non, phổ thông: Thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non là 8 tuần (quy định tại Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non); đối với giáo viên phổ thông là 2 tháng (quy định tại Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐ).
Theo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT): Nếu trường hợp nhà trường bố trí giáo viên trực trường vào thời gian nghỉ hè để thực hiện các nhiệm vụ theo đúng quy định thì cần có kế hoạch cụ thể và bố trí cho giáo viên nghỉ bù hoặc thực hiện chi trả tiền làm thêm giờ theo quy định hiện hành. Đặc biệt, trong thời gian hè, các vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục (trừ giáo viên trực tiếp giảng dạy) vẫn làm việc bình thường; vì vậy cần hạn chế tối đa việc bố trí giáo viên trực trường trong thời gian nghỉ hè để đảm bảo quyền lợi của giáo viên cũng như tiết kiệm kinh phí chi trả tiền làm thêm giờ.
Như vậy, trong suốt thời gian hè là thời gian nghỉ ngơi của giáo viên, căn cứ các quy định pháp luật hiện hành giáo viên cũng không phải tham gia trực trường. Việc trực hè là nhiệm vụ của ban giám hiệu và nhân viên các đơn vị trường học.
Nếu xét về nhiệm vụ, giáo viên không có nhiệm vụ trực trường: Trông coi trường thì không đúng chức năng, nhiệm vụ - đây là việc của nhân viên bảo vệ. Xử lý giải quyết vấn đề văn bản, công văn đến... là nhiệm vụ của hiệu trưởng. Do đó, việc phân công giáo viên trực để làm gì theo nhiều giáo viên cho biết là không rõ!
"Ở huyện, chúng tôi thực hiện chỉ đạo của Sở GD&ĐT là không bố trí giáo viên trực hè. Vì thời gian hè là thời gian nghỉ ngơi của đội ngũ giáo viên. Họ phải được nghỉ đủ 2 tháng theo quy định. Còn việc trực hè được giao cho ban giám hiệu và nhân viên trường học.
Vì trường học thì không thể bỏ trống trong suốt 2 tháng hè, bên cạnh đó còn nhiều việc cần giải quyết trong dịp hè như tiếp nhận học sinh mới, tiếp nhận bảo hiểm tai nạn, thông báo kế hoạch học tập... nên trường phải có lực lượng làm việc trong giờ hành chính", ông Đoàn Văn Trí - Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) cho hay.
Còn theo cô Nguyễn Hoài Thu - Hiệu trưởng Trường TH Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang): "Theo quy định, giáo viên phải được nghỉ hè đủ 2 tháng và được hưởng đầy đủ lương, phụ cấp. Còn ban giám hiệu và nhân viên trường học phải trực trường, làm việc hành chính trong thời gian nghỉ hè.
Nếu nhà trường nào bắt giáo viên trực hè là vi phạm quy định Luật Lao động, vi phạm Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên. Nếu phân công giáo viên trực hè thì phải có sự thống nhất của tập thể và giáo viên phải được trả chế độ làm thêm giờ theo quy định".
Quốc Ngữ
Theo GDTĐ
Xuất hiện ngôi trường cấp 3 công lập cao nhất Hà Nội, siêu đẹp và hiện đại với vô vàn góc sống ảo xịn sò Không chỉ tự hào vì được học tại ngôi trường mới toanh với danh hiệu trường cấp 3 cao nhất Hà Nội, học sinh trường còn vô cùng hứng thú vì trường đẹp cũng đồng nghĩa với việc sẽ có vô số góc sống ảo xịn sò. Với chiều cao 7 tầng, trường THPT Trần Nhân Tông mới đây đã chính thức nắm...