Rò hậu môn có cần thiết phẫu thuật?
Tôi 35 tuổi, được bác sĩ chẩn đoán rò hậu môn. Xin hỏi có nhất thiết phải phẫu thuật không? (Trung)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Rò hậu môn là bệnh thường gặp ở vùng hậu môn, không nguy hiểm chết người nhưng gây nhiều triệu chứng khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.
Phương pháp điều trị dứt điểm duy nhất hiện nay là phẫu thuật. Mục đích của phẫu thuật là cắt đường rò hoặc xẻ để mở đường rò, tạo điều kiện cho vết thương lành từ trong ra ngoài, tránh tạo các túi mủ ở bên trong. Trường hợp đường rò đơn giản, người bệnh chỉ cần nằm viện khoảng 2 đến 3 ngày là có thể xuất viện. Thuốc giảm đau giúp người bệnh bớt khó chịu hơn trong giai đoạn hậu phẫu. Sau một ngày, bệnh nhân có thể tắm bình thường.
Bạn cần đến khám ở khoa hậu môn tại các bệnh viện uy tín để biết chính xác nguyên nhân do đâu, giảm thiểu nguy cơ tái phát, tránh để bệnh diễn tiến phức tạp. Các trường hợp rò có nguyên nhân bắt nguồn từ rò do lao, HIV, bệnh nhân suy giảm miễn dịch…
Video đang HOT
Bác sĩ Dương Phước Hưng
Trưởng Khoa Ngoại 1, Bệnh viện đại học Y Dược, TP HCM
Theo VNE
Người phụ nữ đau đớn ở bẹn đến nỗi phải nhập viện, nguyên nhân gây đau mới là điều gây sốc vô cùng
Theo các báo cáo của bác sĩ tiến hành ca phẫu thuật, họ đã phát hiện một khối thoát vị dài 4 cm bao bọc xung quanh buồng trứng của cô.
Theo tạp chí BMJ, một phụ nữ 41 tuổi được đưa đi cấp cứu vì những cơn đau đột ngột ở bẹn. Sau khi khám, bác sĩ kết luận cô đã mắc một tình trạng sức khỏe hiếm gặp mang tên thoát vị bẹn nghẹt và phải phẫu thuật ngay lập tức. Nếu chưa biết về căn bệnh nguy hiểm này, mọi người nên tham khảo một vài thông tin dưới đây.
Thoát vị là tình trạng sức khỏe khiến một phần của cơ quan nội tạng hoặc mô bị phình ra và di chuyển khỏi vị trí ban đầu thông qua những chỗ hở của cơ. Hiện tượng này thường xuất hiện ở bụng và xảy ra ở nam giới nhiều hơn so với phụ nữ. Linda Anegawa, chuyên gia y khoa tại Trung tâm Y tế Pali Momi ở Hawaii cho biết, thoát vị bẹn là khối phình ở xung quanh xương đùi, bắp đùi hoặc các mô và cơ trên đùi, háng.
Theo tạp chí BMJ, một phụ nữ 41 tuổi được đưa đi cấp cứu vì những cơn đau đột ngột ở bẹn.
Nhìn chung, căn bệnh này không quá nguy hiểm nếu khối thoát vị không ảnh hưởng tới buồng trứng. Trong trường hợp của người phụ nữ trên, các mô thoát vị bằng cách nào đó đã tự di chuyển và bao bọc xung quanh cơ quan sinh sản của cô. Nếu không tiến hành phẫu thuật kịp thời, buồng trứng của bệnh nhân này có thể bị hoại tử.
Theo thông tin từ tạp chí BMJ, mô thoát vị có kích cỡ bằng quả mận đã khiến người phụ nữ này vô cùng đau đớn trong 24 giờ. Khi đến phòng cấp cứu, cô có đề cập với bác sĩ về một loạt triệu chứng bất thường như cảm thấy buồn nôn nhưng không hề nôn hay đại tiện.
Theo các báo cáo của bác sĩ tiến hành ca phẫu thuật, họ đã phát hiện một khối thoát vị dài 4 cm bao bọc xung quanh buồng trứng của cô. Sau khi có kết quả từ phim chụp, cả chuyên gia phụ khoa và bác sĩ cấp cứu đều nhất trí đưa người phụ nữ này đi phẫu thuật ngay lập tức. Mục đích của cuộc phẫu thuật là giải quyết khối thoát vị bẹn vốn đang chèn ép và tác động nghiêm trọng tới khả năng hoạt động của buồng trứng.
Theo Viện Mayo, việc điều trị thoát vị bẹn dựa theo kích thước của khối thoát vị.
Khi bệnh nhân được đưa vào phòng mổ, các bác sĩ nhận thấy buồng trứng có vẻ không bị ảnh hưởng quá lớn, dù người bệnh phải chịu đựng những cơn đau khó chịu.
Theo Viện Mayo, việc điều trị thoát vị bẹn dựa theo kích thước của khối thoát vị. Nếu nó có kích thước nhỏ và không gây đau đớn, bạn chỉ cần theo dõi bệnh chặt chẽ và không nhất thiết phải phẫu thuật.
Trái lại, nếu thoát vị gây đau đớn và tình hình ngày càng chuyển biến tồi tệ, người bệnh cần tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Đôi khi, bác sĩ có thể dùng tay ấn nhầm cố gắng thu hẹp khối phình trước khi thực hiện phẫu thuật. Việc làm này thường được tiến hành ở những trẻ em mắc thoát vị.
HIện nay có hai cách điều trị thoát vị cơ bản nhất: mổ mở và phẫu thuật nội soi. Bệnh nhân trong trường hợp trên không tiến hành phẫu thuật nội soi, dù các bác sĩ cho biết đây cũng là cách hiệu quả để giải quyết khối thoát vị này.
Phẫu thuật thoát vị mổ mở cần sử dụng thuốc an thần và gây tê tại chỗ. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa các mô trở lại vị trí ban đầu rồi tiến hành khâu chỗ hở hoặc yếu của cơ, tránh bệnh lại tái phát lần nữa.
Đôi khi, như trong trường hợp của bệnh nhân này, bác sĩ đã phải đặt một miếng lưới vào cơ thể của cô nhằm củng cố khu vực cơ bị hở. Hơn nữa, họ cũng dùng một chiếc máy nội soi nhỏ trong thời gian phẫu thuật để hỗ trợ đưa buồng trứng trở lại khoang chậu.
May mắn thay, quá trình điều trị thành công và người bệnh đã được xuất viện một ngày sau ca phẫu thuật. Khi được phỏng vấn về ca mổ, người phụ nữ 41 tuổi chia sẻ: "Tôi khá sốc khi cuộc phẫu thuật diễn ra vô cùng nhanh chóng. Tôi biết ơn các bác sĩ rất nhiều tổ vì họ đã cứu được buồng trứng của tôi".
Nguồn: Health/Helino
Con người vì sao bị đột tử? Có bốn nguyên nhân chính dẫn đến đột tử: vấn đề tim mạch, đột quỵ, thuyên tắc mạch phổi và vỡ động mạch chủ. Bác sĩ Trần Quốc Khánh ở Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Hà Nội, cho biết nhiều bệnh nhân tử vong sau khi phẫu thuật mà lúc đầu tưởng là thành công. Mới đây một bệnh nhân bị gãy...