Reuters: Trung Quốc thà để TikTok đóng cửa hơn là rơi vào tay Mỹ
Các quan chức lo ngại việc bán TikTok tại Mỹ dưới áp lực từ chính quyền Trump có thể khiến Trung Quốc và ByteDance tỏ ra yếu thế.
Theo nguồn tin giấu tên của Reuters, chính quyền Trung Quốc thà thấy TikTok chấm dứt hoạt động tại thị trường Mỹ còn hơn là chứng kiến việc ByteDance bị ép bán mình cho các công ty nước này.
ByteDance đang đàm phán với một số bên để bán lại hoạt động tại Mỹ. Động thái này diễn ra sau khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh cấm TikTok, trừ khi dịch vụ video ngắn được bán cho một công ty Mỹ.
Bán TikTok dưới áp lực từ Mỹ sẽ cho thấy sự yếu thế của Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.
Tuy nhiên, phản hồi với Reuters, người phát ngôn của ByteDance phủ nhận việc Trung Quốc yêu cầu họ đóng cửa thay vì bán mình. “Chính phủ (Trung Quốc) chưa bao giờ khuyến nghị chúng tôi nên đóng cửa TikTok ở Mỹ hoặc bất kỳ thị trường nào khác”.
Quyết định cấm TikTok của ông Donald Trump viện dẫn những lo ngại về an ninh quốc gia. Mỹ cho rằng chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng dữ liệu thu thập được từ TikTok để “ theo dõi vị trí của các nhân viên và nhà thầu liên bang, xây dựng hồ sơ thông tin cá nhân nhằm tống tiền và thực hiện hoạt động gián điệp”.
Video đang HOT
Sau khi hoạt động của TikTok tại Mỹ bị cơ quan an ninh chính phủ dòm ngó, ông Donald Trump ra hạn chót để ByteDance chuyển giao sở hữu là ngày 12/11. Trong cuộc họp báo sau đó, Tổng thống Mỹ lại dời vào ngày 15/9. Hôm 11/9, ông khẳng định không cho phép gia hạn thêm.
ByteDance đã chống lại yêu cầu này. Họ kiện cả ông Donald Trump và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross. Trong đơn, chủ sở hữu TikTok cáo buộc mệnh lệnh của Tổng thống Mỹ vi phạm điều khoản về thủ tục tố tụng của Tu chính án thứ năm vì chính quyền không cho công ty cơ hội được giải trình.
Đơn kiện cũng tố ông Donald Trump hành động vượt quá thẩm quyền, không đưa ra được bằng chứng cụ thể để chứng minh TikTok đe dọa an ninh quốc gia.
TikTok tuyên bố họ lưu trữ dữ liệu người dùng Mỹ tại Mỹ với bản sao lưu ở Singapore. Đồng thời khẳng định không chuyển dữ liệu cho chính phủ Trung Quốc ngay cả khi được yêu cầu.
Microsoft, Walmart cùng với các công ty khác đang đàm phán mua lại hoạt động của TikTok tại Mỹ nhưng chi tiết về thỏa thuận vẫn chưa được công bố. Thương vụ này có thể bị cản trở vì Trung Quốc vừa ban hành quy định mới hôm 28/8, yêu cầu hạn chế xuất khẩu một số loại công nghệ quan trọng.
Thậm chí 2 nguồn tin của Reuters còn cho biết Trung Quốc sẵn sàng sửa đổi quy định này nhằm ngăn bất kỳ thỏa thuận nào giữa ByteDance và các công ty Mỹ.
Cả Trung Quốc và Mỹ đều chưa đưa ra bình luận về thông tin của Reuters
Bị Ấn Độ thẳng tay 'cấm cửa', CEO TikTok nói gì?
Ở thời điểm hiện tại, Ấn Độ đang là thị trường lớn nhất của TikTok, nếu không tính đến Trung Quốc.
TikTok đang tiếp tục nỗ lục tự "tạo khoảng cách" với Bắc Kinh sau khi Ấn Độ chặn 59 ứng dụng Trung Quốc, theo một nguồn tin đến từ Reuters.
Trong lá thư gửi chính phủ Ấn Độ, CEO TikTok nói rằng nó dự tính xây dựng trung tâm dữ liệu tại Ấn Độ.
Trong một lá thư gửi đến chính phủ Ấn Độ vào ngày 28/6, Kevin Mayer, CEO TikTok, khẳng định chính phủ Trung Quốc chưa từng yêu cầu dữ liệu người dùng và thực tế TikTok cũng sẽ từ chối yêu cầu này nếu nhận được nó.
TikTok hiện là một trong những mạng xã hội có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
TikTok là một sản phẩm của ByteDance (Trung Quốc) song trong nhiều năm trở lại đây đang có gắng làm mờ đi nguồn gốc của mình để hấp dẫn hơn với người dùng trên toàn cầu. Cùng 58 ứng dụng Trung Quốc khác, bao gồm WeChat (Tencent) và UC Browser (Alibaba), TikTok đã bị cấm sử dụng ở Ấn Độ mới đây sau khi Trung Quốc và Ấn Độ có những căng thẳng biên giới.
TikTok hiện không hoạt động ở Trung Quốc, phiên bản TikTok Trung Quốc có tên là Douyin.
"Tôi có thể xác nhận rằng chính phủ Trung Quốc chưa từng yêu cầu chúng tôi cung cấp thông tin người dùng TikTok Ấn Độ," ông Mayer viết và nói rằng dữ liệu của người Ấn Độ được lưu ở một máy chủ ở Singapore. "Nếu chúng tôi nhận được yêu cầu như thế trong tương lai, chúng tôi cũng sẽ không làm theo," ông nói thêm.
Một nguồn tin thân cận nói với Reuters rằng TikTok có thể sẽ có một cuộc gặp với chính phủ Ấn Độ vào tuần tới.
Ở một diễn biến khác, một nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ nói với Reuters vào tuần này rằng lệnh cấm khó có thể được thu hồi sớm trong bối cảnh Ấn Độ đã đưa ra lý do "quan ngại về an ninh, bảo mật" liên quan đến lệnh cấm này.
Lệnh cấm TikTok đang khiến các đối thủ cua TikTok tại Ấn Độ mở cờ trong bụng. Ví dụ, ứng dụng Roposo đã có thêm 22 triệu người dùng mởi trong 48 giờ sau khi lệnh cấm có hiệu lực. TikTok từng khẳng định sẽ đầu tư 1 tỉ USD vào ấn độ. Kể từ khi ra mắt năm 2017, nó trở thành một trong những ứng dụng mạng xã hội phát triển nhanh nhất thế giới. Nếu tính theo số lượng người dùng, Ấn Độ là thị trường lớn nhất của TikTok.
Ông chủ TikTok ghi nhận doanh thu tăng mạnh trong quý 1/2020, chạm mốc 5,64 tỉ USD ByteDance, công ty mẹ của TikTok, kì vọng có thể đạt được doanh thu tương đương một nửa những gì ông lớn Tencent làm được. ByteDance, startup công nghệ đứng sau TikTok và nhiều ứng dụng kết nối xã hội phổ biến khác, đã thu về 5,6 tỉ USD doanh thu trong ba tháng đầu năm 2020. Theo đó, kết quả ByteDance đạt...