Rau xanh tăng giá, thương lái tranh mua
Theo đánh giá của ngành NN-PTNT Hải Dương, hiếm có năm nào, rau vụ đông vừa được mùa, được giá như năm nay.
Phơi tiền giữa cánh đồng
Về xã Phạm Trấn, vựa rau của huyện Gia Lộc những ngày này, cảnh mua bán nông sản vẫn diễn ra tấp nập, dù đã cuối vụ. Từng chiếc xe máy thồ, xe tải lùi vào tận ruộng để thu mua bắp cải.
Niên vụ 2019 – 2020, Hải Dương gieo cấy 21,4 nghìn ha cây vụ đông. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các huyện Nam Sách (2.700ha), Kinh Môn (4.632ha), Gia Lộc (2.770ha) và Kim Thành (2.287ha).
Bà Nguyễn Thị Bến, thôn Côi Hạ cho biết, năm nay gia đình trúng lớn ruộng bắp cải hơn 2 mẫu. Sau Tết nguyên đán, khi những trận mưa to qua đi, cũng là lúc ruộng bắp cải được thu hoạch.
Bắp cải được các thương lái thu mua tận ruộng, giá trung bình 6,5 nghìn đồng/bắp (không tính theo cân). Mỗi sào bắp cải, bà Bến thu được 8,5 triệu đồng. Trừ mọi chi phí, khoảng 2 triệu đồng, gia đình vẫn bỏ túi 6,5 triệu đồng/sào.
Bà Bến nhẩm tính, từ sau Tết, gia đình đã bán được hơn 100 triệu đồng tiền bắp cải. Hiện còn 9 sào ở cánh đồng kế bên, dự kiến 1 tháng nữa sẽ cho thu hoạch. Tuy nhiên, thương lái đã tới tận ruộng đặt tiền mua toàn bộ, trung bình 6,5 nghìn đồng/bắp, tương đương 50 triệu đồng.
Chỉ tay về phía cánh đồng bắp cải, bà Bến bảo, hiếm có năm nào, rau vừa được mùa lại được giá như năm nay. Càng cuối vụ, các thương lái càng mạnh tay chi tiền cọc, “ôm” cả ruộng rau bất chấp rủi ro.
Người dân thu vét vườn bắp cải cuối vụ. Ảnh: Kế Toại.
Video đang HOT
“Chúng tôi nói đùa với nhau, là họ đang đem tiền phơi giữa cánh đồng. Nếu thời tiết thuận lợi, rau đẹp thì trúng. Nhưng lỡ mưa gió, sâu bệnh bất ngờ, rau hỏng thì thương lái cũng phải chịu, vì đặt cọc rồi”, bà Bến chia sẻ.
Không chỉ bắp cải, người trồng su hào ở Phạm Trấn cũng hồ hởi không kém. Ông Nguyễn Văn Doanh (cùng thôn Côi Hạ) cho biết, tuy nhà trồng hơn 1 sào su hào, nhưng cũng gọi là “ăn đủ”. Đứng giữa cánh đồng trò chuyện, thoạt lúc, ông Doanh lại nghe điện thoại rồi đáp “Thương lái họ đặt mua rồi, 5 nghìn 1 củ, chú mua được thì mua”, rồi cúp máy.
Theo ông Doanh, thương lái đã về tận ruộng đặt mua su hào với giá 5 nghìn đồng/củ, loại 3 lạng. Tính ra, giá su hào tại ruộng khoảng 16 nghìn đồng/kg. Ông Doanh tính toán, một sào su hào sẽ thu về khoảng 20 triệu đồng, trong đó chi phí chỉ 2 triệu đồng.
“Thương lái toàn đặt mua cả ruộng, nên năm nay, chúng tôi còn không có rau bán ra chợ dân sinh. Nhiều khi người dân ở quê muốn ra chợ mua ăn cũng khó. Vì họ mua buôn xong thường bán đi các thành phố lớn thôi”, ông Doanh cho biết.
Một năm hiếm có
Ông Đào Văn Quyết, Chủ tịch UBND xã Phạm Trấn cho biết, người dân nơi đây bao năm vẫn bám lấy ruộng vườn để sản xuất. Toàn xã có 370ha đất nông nghiệp thì có tới 250ha dành để trồng rau màu, 100ha nuôi trồng thủy sản.
Cả cánh đồng bắp cải được ví như “phơi tiền” giữa cánh đồng. Ảnh: Kế Toại.
Tuy nhiên, do tập quán sản xuất nhỏ lẻ, người dẫn vẫn canh tác theo phương thức truyền thống – mùa nào thức nấy. Dù vậy, do có kinh nghiệm thâm canh, chịu khó bắt mối thương lái nên nông sản Phạm Trấn hiếm khi bí đầu ra hay phải giải cứu.
Cũng theo ông Quyết, ngay sau vụ cải bắp, su hào, tới đây người dân sẽ cải tạo đất để trồng bầu, bí, cà pháo… để bán vào dịp hè.
“Bên cạnh sản xuất nhỏ lẻ, trên địa bàn cũng đã và đang hình thành một HTX đứng lên tích tụ đất đai làm nhà màng, nhà lưới. Tới nay, đã có 27ha rau được chứng nhận VietGAP. Mô hình đang được sự hỗ trợ hết sức tích cực của huyện cũng như Sở NN-PTNT tỉnh Hải Dương”, ông Quyết cho hay.
Trao đổi với Báo NNVN, ông Lê Thái Nghiệp, Phó trưởng Phòng Trồng trọt (Sở NN-PTNT Hải Dương) cho biết, diện tích cây vụ đông đến nay đã thu hoạch được trên 90%.
Theo đánh giá, vụ đông năm nay được cả mùa lẫn giá, hiếm có trong vòng 5 năm trở lại đây. Với diện tích lớn bắp cải, su hào, hầu hết được các thương lái xuống tiền thu mua non cả tháng trước thời điểm thu hoạch.
Đặc biệt, với vùng trồng cà rốt (chủ yếu tại huyện Cẩm Giàng), diện tích chưa thu hoạch còn khoảng 30%. Tuy nhiên, ông Nghiệp khẳng định, số này cũng đã được các doanh nghiệp xuất khẩu, chế biến trả tiền đặt mua cho người dân. Thời điểm này, cà rốt không phải chăm sóc gì nhiều nên người dân cũng yên tâm, chờ ngày thu hoạch.
Tích cực chăm sóc lứa bắp cải mới xuống giống. Ảnh: Kế Toại.
Lý giải về sự hiếm có này, ông Nghiệp cho rằng, mọi thứ đều do thị trường điều tiết, không ai can thiệp để hạ hay nâng giá được. Thời điểm thu hoạch, ngay khi dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) bùng phát ở Trung Quốc. Nhiều người tỏ ra lo lắng, bởi đường xuất khẩu sẽ gặp khó khăn.
Tuy nhiên, thời gian đã chứng minh điều ngược lại. Cũng chính bởi dịch bệnh, rau, quả Trung Quốc khan hiếm, không xuất sang Việt Nam nên giá rau trong nước bỗng chốc tăng cao. “Một phần do mưa to, mưa đá, nhiều vùng rau bị thiệt hại nên việc khan hàng là thực tế, không có “bàn tay” nào tham gia thổi giá như nhiều người nghĩ”, ông Nghiệp chia sẻ.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
Giá rau Đà Lạt lên cao vì dịch nCoV
Nếu trước Tết, nông dân phải phá bỏ cả vườn vì giá rớt thảm thì nay rau xanh đang đắt gấp cả chục lần, phần nhiều do dịch viêm phổi.
Ông Minh, thương lái chuyên thu mua các loại rau ăn lá ở Đà Lạt, vốn rất sợ những ngày sau tết vì giá thường rẻ do nguồn cung cả nước dồi dào. Nhưng năm nay mọi chuyện đã khác.
Thông thường, các bạn hàng từ chợ đầu mối chỉ mở một vài ngày đầu năm rồi bận đi lễ chùa và du lịch nên khâu tiêu thụ rau củ thường ngưng trệ. Năm nay từ mồng 5 Tết, ông Minh và các thương lái khác đã liên tục nhận đơn. Thậm chí các đầu mối còn yêu cầu có kế hoạch để cung ứng cho thời gian tới.
Ông kể, chưa khi nào giá rau xanh ở Đà Lạt lại tăng mạnh như vậy, thậm chí tăng cả chục lần so với cách đây 10 ngày. Nếu như Tết, có những loại rau xanh chỉ được thu mua tại vườn 2.000-3.000 đồng một kg thì nay tăng lên 20.000-30.000 đồng.
Công nhân đang gói rau thủy canh để chuyển đi tiêu thụ. Ảnh: Quốc Dũng.
Giá thu mua một kg xà lách xoăn (lô lô) khoảng 28.000-22.000 đồng, tùy loại trồng nhà kính hay ngoài trời; rau tần ô (cải cúc) là 16.000 đồng, rau bó xôi khoảng 18.000 đồng; bắp sú tim 7.000-8.000 đồng. Các loại khác như đậu cô ve, hành lá, bí ngòi giá cũng tăng mạnh so với trước Tết.
Ngoài rau ăn lá, giá nhóm rau ăn củ như khoai tây, hành tây cũng tăng mạnh lên 20.000 đồng một kg trong khi mọi năm chỉ 3.500-6.000 đồng. Đây là những mặt hàng vốn dễ bị ảnh hưởng do nguồn cung từ Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn. Chưa kể, hiện chưa phải cao điểm thu hoạch loại củ quả này ở Lâm Đồng.
Ông Nguyễn Lam Sơn, giám đốc một công ty chuyên cung ứng rau cho hệ thống siêu thị trong cả nước nhận định, giá rau cao vì tác động từ dịch virus corona. Bên cạnh việc nhiều vùng trồng rau miền bắc thiếu rau sau đợt mưa đá dịp Tết, lý do chính là nguồn cung từ Trung Quốc gần như không có.
Theo ông Sơn, diện tích cũng như sản lượng rau tại Lâm Đồng không đổi nhưng trong mùa dịch, lại có nhu cầu lớn từ các thành phố lớn và các tỉnh do tâm lý tích trữ thực phẩm do dịch nCoV.
Nhiều nhà vườn Lâm Đồng thậm chí đang hối hả đặt cây giống cho các vườn ươm để tận dụng cơ hội, đặc biệt với rau ăn lá - loại có thời gian canh tác chỉ 35-40 ngày.
Theo vnexpress
Vì sao thanh long từ 5.000 đồng lên 40.000 đồng/kg chỉ trong vài ngày? Hiệp hội Thanh long tỉnh Long An vừa ra khuyến cáo bà con nông dân và các thương lái cẩn trọng, coi chừng rơi vào bẫy tăng giá của các thương nhân Trung Quốc. Chiều 18-2, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Long An, cho biết từ tuần trước,...