Rau cải ngồng đắng trồng tự nhiên trên núi đá Lạng Sơn được bà nội trợ yêu thích
Cải ngồng là một loại rau đặc sản của xứ Lạng. Khi chế biến cùng các thực phẩm khác có thể đem đến những hương vị rất thơm ngon và đặc biệt.
Cứ đến những ngày thời tiết chuyển sang mùa lạnh, khi thấy trên chợ mạng một số tiểu thương bắt đầu rao bán loại cải ngồng xứ Lạng là chị Trần Thị Vân, 35 tuổi ở Linh Đàm, Hà Nội lại đặt mua vài kg về ăn.
Theo bà nội trợ sành ăn này cho biết, một lần đến Lạng Sơn mua sắm, chị được ăn món cải ngồng và nhớ mãi. Đây cũng là 1 món ăn đặc trưng của xứ Lạng có thể sánh ngang với vịt quay móc mật, khâu nhục dù cho loại rau này ăn có đăng đắng. Nhưng ăn vào rồi mới thấy vị giòn ngọt và man mát…
“Thời điểm cứ đến mùa lạnh, từ tháng 10 trở đi là mùa của loại rau cải ngồng phát triển. Những người dân nơi đây cho biết, loại rau này lại rất ưa thời tiết lạnh. Những cây cải ngồng ở đây có thân to non, mập mạp, có hoa màu vàng, mọc cao vổng lên. Không chỉ nổi tiếng là rau sạch, ngồng cải còn chứa nhiều vitamin B1, B2…có lợi cho sức khỏe. Vào mùa cải ngồng, loại rau này được bày bán la liệt tại các chợ phiên Lạng Sơn. Có rất nhiều du khách đi Lạng Sơn về đều mua loại rau này về làm quà”, chị Vân cho biết.
Khi mua loại rau này về, chị tước bỏ lớp xơ rồi ngắt ra từng đoạn vừa ăn. Sau đó có thể luộc cải ngồng hoặc xào với thịt. Dù chế biến món nào thì cải ngồng cũng giữ nguyên vị ngọt mát và hơi đắng.
“Nhà mình cứ mua cả 5kg cải ngồng về. Sau đó tước lớp vỏ cọng để khỏi xơ và chế biến thành nhiều món vừa ngon, lạ vừa dễ ăn. Mình thích luộc cải ngồng cùng vài nhát gừng. Sau đó, chấm với mắm, nước sốt hay muối vừng đều ngon. Hoặc có lúc mình xào cải ngồng với thịt bò, thịt lợn cũng ngon không kém. Nhà mình ai cũng mê thứ rau đặc sản này”, chị Vân suýt xoa.
Là một tiểu thương chuyên thu mua cải ngồng Lạng Sơn khi vào mùa, chị Hà Dung ở Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, loại rau này đang được chị bán với giá 35 ngàn đồng/kg.
Video đang HOT
1 kg cải ngồng được các tiểu thương bán với giá 35-40 ngàn đồng.
“Để tiện lợi trong việc chuyển rau đi xa, cải ngồng giờ đã được người dân xứ Lạng đóng gói theo túi hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Khách mua về chỉ cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát hoặc trong ngăn mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Tất cả loại rau này nhà mình đều ngon, tươi mới, về trong ngày không có hàng tồn”, chị Dung nói.
Do cải ngồng sinh trưởng và phát triển trong môi trường tự nhiên, lại phù hợp với khí hậu lạnh vùng Lạng Sơn nên rau cải ngồng rất xanh và sạch, không hóa chất hay chất bảo quản.
“Khi thời tiết chuyển sang đông, người xứ Lạng bắt đầu trồng cải ngồng. Lúc cây phát triển mạnh nhất, họ bấm bỏ ngọn để mỗi nách lá bật nên những trồi ngon xanh mơn mởn. Khi các trồi búp này lớn dần rồi chúm chím nụ xanh thì bắt đầu thu hoạch. Lúc này cải ngồng ngon nhất là chứa nhiều dinh dưỡng nhất”, chị Dung kể.
Theo tiểu thương này cho biết, cứ cách ngày chị lại nhập 1 chuyến xe cải ngồng từ Lạng Sơn về Hà Nội bán cho khách. Mỗi ngày chị bán được cả tạ cải ngồng: “Nhiều người mua loại rau này lắm vì giá cả cũng phải chăng mà ăn rất ngon miệng. Cải này ngoài xào với tỏi cũng có thể nấu canh xương hay xào với thịt hoặc hải sản cũng đều lôi cuốn cho món ăn. Vì thế, nhiều gia đình thành phố thích săn lùng. Họ mua ít nhất 3kg về ăn. Thường thì nhiều người mua cả 5-10kg về ăn liền mấy bữa đổi vị cho thỏa”.
Chị Dung cũng tiết lộ, cải ngồng đặt mua của người dân xứ Lạng chỉ có giá khoảng 15-20 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên khi chuyển xe về Hà Nội, chi phí đội lên nên chị cũng phải bán giá 35-40 ngàn đồng/kg để có chút lãi.
“Giờ bắt đầu mùa cải ngồng, ăn rất ngon. Vì thế nhiều người thích ăn loại đặc sản núi rừng này nên tranh thủ ăn. Ngoài xào tỏi gừng, cải ngồng xào trứng hay nhúng lẩu cũng ngon tuyệt. Hoặc nhà nào có xe chở khách Hà Nội – Lạng Sơn hằng ngày cũng có thể mua ăn. Như nhà mình thì thích luộc chấm nước tương, có hai vợ chồng mà hết veo đĩa đầy”, chị Dung tấm tắc khen.
Loại rau mọc hoang giá 100 nghìn/kg được bà nội trợ săn lùng
Lá lồm mọc hoang tự nhiên trong rừng vốn được người Hòa Bình lấy về xào thịt, nhúng lẩu. Hiện loại lá này tuy có giá đắt đỏ nhưng vẫn được nhiều bà nội trợ thành phố chuộng.
Là một người chuyên bán những loại rau rừng, chị Trần Thị Dung, 35 tuổi ở ngõ chợ Khâm Thiên, Hà Nội, chia sẻ, một trong những loại rau rừng nhiều người thành phố hay hỏi mua là lá lồm (hay còn có tên gọi là lá nồm, lá giang).
Theo tiểu thương này, lá lồm là một đặc sản của người Mường ở Hòa Bình. Đây là loại lá rừng rất gần gũi với người dân tộc nơi đây vì chúng có thể chế biến nhiều món ăn ngon miệng. Trong đó, thịt trâu nấu lá lồm được coi là món ăn nổi tiếng của người Mường.
Món thịt trâu nấu lá lồm nổi tiếng của người Mường
Đến Hòa Bình, ai cũng biết đến món thịt trâu nấu lá lồm. Món ăn này tuy đơn giản nhưng tạo nên một thương hiệu riêng cho người Mường nhờ nét đặc sắc của lá lồm. Chỉ cần thịt trâu tươi đem thui rồi hầm với lá lồm tươi sẽ cho vị thanh thanh chua chua nhẹ nhàng chứ không khé cổ.
Thịt trâu vốn dĩ có mùi, nhưng khi được nấu cùng với lá lồm sẽ tạo nên hương vị độc đáo. Vị thanh chua của lá lồm sẽ đánh tan mùi gây của thịt. Thịt trâu chín mềm được quấn nhiều gia vị béo ngậy, thơm lừng nên ăn một lần ai cũng nhớ mãi, chị Dung kể.
Chị Dung cho biết, khi chế biến món ăn từ lá lồm ngon là vậy nhưng thực tế chúng chỉ là một cây leo, có mủ trắng, lá đơn, vị chua dịu mọc hoang trong rừng. Từ lâu, loại lá này được người Mường sử dụng như một loại rau dùng để chế biến các món ăn hàng ngày.
Lá lồm là loại rau rừng đặc sản của Hòa Bình
"Ngoài xào chung với các loại thịt như thịt bò, thịt trâu, thịt gà, loại lá này còn dùng để nấu các món canh chua, nấu lẩu gà, lẩu cá hoặc xào với ốc núi. Nếu không thích ăn rau thì sau khi chế biến, bạn có thể bỏ xác đi, chỉ giữ lại vị chua và thơm của rau", chị Dung nói.
Không chỉ được coi là loại rau rừng chế biến được nhiều món ăn, bà nội trợ thành phố còn chuộng bởi chúng có tác dụng như một dược liệu quý tự nhiên dùng để chữa bệnh về đường tiêu hóa như: bụng đầy hơi, khó tiêu, đau dạ dày, sỏi tiết niệu, đau nhức xương khớp, dùng để đắp ngoài da khi bị lở ngứa, mụn nhọt...
"Do là loại cây có dược tính cao nên nhiều người còn mua loại lá lồm về làm thuốc chữa bệnh. Chỉ cần giã lá lồm đắp vào các vùng mụn nhọt, lở ngứa là giúp đỡ đi nhiều phần", chị Dung tiết lộ.
Mỗi ngày, chị Dung bán được vài chục kg loại rau đặc sản của Hòa Bình vừa ngon vừa bổ này. Thậm chí, sợ không mua được lá lồm thường xuyên, nhiều bà nội trợ thành phố còn đặt mua chừng 5kg bỏ tủ lạnh chế biến món ăn dần.
"Loại lá này có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tuần. Khi mua lá lồm về khách có thể nhặt lấy lá, rửa sạch sau đó vò nát phần lá. Vò nát lá giúp vị chua từ lá ra nước dễ dàng, món ăn sẽ hấp dẫn và đậm vị hơn. Sau đó, dùng lá lồm để nấu canh, làm rau gia vị, nấu lẩu gà, canh chua cá.
Nhưng lưu ý khi mua về ăn dần, không nên rửa lá qua nước mà bọc lá trong túi nilon để ngăn mát tủ lạnh", chị Dung mách nước.
20 triệu tiêu trong 7 tháng mà vợ trẻ vẫn bị chồng "nhiếc móc" phung phí khiến chị em nội trợ dậy sóng: "Gia đình mình tiêu 22 triệu/tháng còn không trôi" Cách tiêu tiền của mỗi người mỗi khác nhưng chứng kiến câu chuyện chi tiêu của gia đình trẻ này khiến không ít chị em quan tâm. Chủ đề chi tiêu trong gia đình bao nhiêu là đủ, bao nhiêu mới được gọi là tiết kiệm không bao giờ kết thúc. Bởi lẽ, mỗi người một cách chi tiêu cho gia đình khác...