Rác thải Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch bị… đánh cắp nguy hại thế nào?
Liên quan tới vụ việc rác thải y tế của bệnh viện Phạm Ngọc Thạch bị đánh cắp, cần nắm rõ rác thải nguy hại thế nào tới sức khỏe con người và môi trường.
Sáng 6/8, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Hữu Lân, Giám đốc Bệnh viện (BV) Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, nhận định: “Rác thải y tế trong BV bị đánh cắp”.
Theo ông Lân, người đàn ông mặc đồng phục xanh đang lựa chai nhựa, lon nhôm lẫn trong túi màu vàng đựng chất thải lây nhiễm mà PV ghi hình là công nhân ngoại cảnh của một đơn vị bên ngoài hợp đồng với BV. “Nhiệm vụ của ông này là chăm sóc cây cảnh, không liên quan đến việc xử lý chất thải. Ông này đã đánh cắp rác thải y tế trong BV” – ông Lân nói.
Người đàn ông đẩy xe chứa rác thải đến khu chứa rác trong BV Phạm Ngọc Thạch. Ảnh: Pháp luật TPHCM.
Theo ông Lân, BV ký hợp đồng xử lý rác thải với Công ty TNHH Môi trường đô thị TP.HCM và phân công người giám sát việc thu gom chất thải ở các khoa, phòng. Xảy ra tình trạng đánh cắp rác thải trong BV thuộc trách nhiệm người giám sát. Do đó, BV đang trong quá trình xử lý người này. “Ngoài chấm dứt hợp đồng lao động với người đánh cắp rác thải, BV còn yêu cầu bảo vệ không cho bà Võ Thị Ngọc, ở huyện Bình Chánh, TP.HCM (người mua chai nhựa, lon nhôm thu gom trong BV Phạm Ngọc Thạch), ra vào BV nữa” – ông Lân trình bày.
Liên quan đến bà Ngọc, ông Phạm Trường Nhật, phụ trách môi trường UBND xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, cho biết UBND huyện này đã ra quyết định xử phạt bà Ngọc 50 triệu đồng do lưu giữ chất thải nguy hại không đúng quy định, ảnh hưởng môi trường. UBND huyện Bình Chánh còn buộc bà Ngọc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. “Bà Ngọc đã thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý dây truyền dịch dính máu, túi đựng dung dịch phục vụ phẫu thuật… tại điểm chứa phế liệu của mình” – ông Nhật cho biết thêm.
Chất thải y tế nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường
Video đang HOT
Các chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm: chất thải lây nhiễm sắc nhọn (bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền dịch, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác), chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (bông, băng, gạc); chất thải có nguy cơ lây nhiễm (bệnh phẩm và dụng cụ đựng dính bệnh phẩm); chất thải giải phẫu (các mô, cơ quan, bộ phân cơ thể người, rau thai, bào thai); chất thải hóa học nguy hại (dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng, chất hóa học ngy hại sử dụng trong y tế), chất thải chứa kim loại nặng (thủy ngân từ nhiệt kế, huyết áp kế bị vỡ)…
Các chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm: chất thải lây nhiễm sắc nhọn (bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền dịch, lưỡi dao mổ, đinh mổ…
Chất thải lỏng y tế nguy hại được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn (từ các phòng phẫu thuật, xét nghiệm, thí nghiệm…) và sinh hoạt của nhân viên bệnh viện, bệnh nhân và người chăm nuôi (từ các nhà vệ sinh, giặt giũ, từ việc làm vệ sinh phòng bệnh. Đối với nước thải bệnh viện ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn thông thường còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị.
- Đối với sức khỏe: Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương cho cơ thể do các vật sắc nhọn (như kim tiêm). Các vật sắc nhọn này không chỉ gây nên những vết cắt, đâm mà còn gây nhiễm trùng các vết thương nếu vật sắc nhọn đó bị nhiễm tác nhân gây bệnh. Như vậy những vật sắc nhọn ở đây được coi là loại chất thải rất nguy hiểm bởi nó gây tổn thưởng kép (vừa gây tổn thường, vừa gây bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV…). Hơn nữa, trong chất thải y tế lại chứa đựng các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu, HIV, viêm gan b. Các tác nhân này có thể thâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước, vết đâm xuyên, qua niêm mạc, qua đường hô hấp (do hít phải), qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải).
Nước thải bệnh viện còn là nơi “cung cấp” các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ những bệnh viện chuyên về các bệnh truyền nhiễm cũng như trong các khoa lây nhiễm của các bệnh viện. Những nguồn nước thải này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng làm lây lan các bệnh truyền nhiễm thông qua đường tiêu hóa. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước khi sử dụng nguồn nước này vào mục đích tưới tiêu, ăn uống…
Như vậy, nếu việc thu gom, phân loại và xử lý các chất thải y tế không đảm bảo đó sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và nhất là của những người trực tiếp tiếp xúc với chất thải.
- Đối với môi trường: Khi chất thải y tế không được xử lý đúng cách (chôn lấp, thiêu đốt không đúng qui định, tiêu chuẩn) thì sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí và sự ô nhiễm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người, hệ sinh thái.
Để tránh được sự nguy hại của chất thải y tế đối với sức khỏe và môi trường, và bảo vệ những người thường xuyên tiếp xúc với chất thải y tế thì ngành y tế phải quan tâm đầu tư hơn nữa cho công tác xử lý chất thải y tế. Người đứng đầu các cơ sở y tế cần lập kế hoạch quản lý chất thải y tế và xây dựng đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho quản lý chất thải y tế của đơn vị, mua và cung cấp đủ các phương tiện chuyên dụng, phối hợp với các cơ quan môi trường, các cơ sở xử lý chất thải địa phương để xử lý tiêu hủy chất thải y tế đúng qui định. Các nhân viên y tế cần thực hiện tốt việc thu gom, phân loại chất thải ngay tại nơi phát sinh chất thải và lưu giữ đúng quy định.
Thảo Nguyên (TH)
Theo kienthuc
Phát triển đô thị thông minh: Ưu tiên lĩnh vực xử lý rác thải thông minh
Quản lý đô thị thông minh, thu gom và xử lý rác thải thông minh, giao thông thông minh... là những lĩnh vực, dịch vụ ưu tiên phát triển đô thị thông minh giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030, được nêu trong Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh.
Ủng hộ tái chế và tái sử dụng các sản phẩm nhằm mục đích chuyển đổi rác thải thành các tài nguyên
Trong Quyết định 829 ban hành Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh (phiên bản 1.0) mới đây, Bộ Thông tin - Truyền thông nêu rõ mục đích xây dựng khung tham chiếu này là để làm căn cứ cho việc xây dựng, phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam tuân thủ các nguyên tắc phát triển đô thị thông minh.
Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh hướng tới việc xác định một tập các thành phần logic và các chức năng của chúng để có thể giúp các đô thị xây dựng Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh cho riêng mình, bảo đảm sự đồng bộ trong việc lập kế hoạch, lộ trình thực hiện phát triển đô thị thông minh.
Trong Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh cũng nêu rõ một số lĩnh vực, dịch vụ ưu tiên phát triển đô thị thông minh giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Cụ thể, trong danh mục Quản lý đô thị thông minh, lĩnh vực được ưu tiên gồm Nhà thông minh, Quản lý và sử dụng đất, Quản lý quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Đặc biệt, trong Quyết định 829 đưa ra có ưu tiên lĩnh vực Thu gom và xử lý rác thải thông minh. Cụ thể, danh mục này nhấn mạnh việc ủng hộ tái chế và tái sử dụng các sản phẩm nhằm mục đích chuyển đổi rác thải thành các tài nguyên và tạo thành một vòng lặp để tăng hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, hướng dẫn người dân tham gia việc bảo vệ vệ sinh thành phố; nâng cao hiệu quả của việc thu gom rác; cải thiện quy trình xử lý chất thải.
Trong tiểu mục Thu thập rác, văn bản nêu rõ các hệ thống lên lịch trình thu gom rác (dựa trên các cảm biến và các thiết bị GPS); các hệ thống tự động thu gom rác nhằm tối ưu lịch trình và các tuyến thu gom rác; đồng thời giảm nhân lực trong việc thu gom rác.
Ở tiểu mục Xử lý chất thải, có các hệ thống quản lý bãi rác, kiểm soát sự ô nhiễm nhằm đánh giá các sản phẩm năng lượng tạo ra từ rác thải; cho phép quản lý bãi rác thông minh; giảm mức độ ô nhiễm tại các bãi rác...
Ngoài ra, một số lĩnh vực, dịch vụ ưu tiên phát triển đô thị thông minh được Bộ TT-TT nêu trong Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh bao gồm Lưới điện thông minh - Chiếu sáng thông minh; Giao thông thông minh; Giáo dục thông minh; Y tế thông minh; Hệ thống cảnh báo sớm phòng chống tội phạm; Hệ thống cảnh báo rủi ro, thiên tai; Giám sát môi trường thông minh.
Bộ TT-TT giao Cục Tin học hóa phổ biến, hướng dẫn thực hiện các nội dung, tổ chức kiểm tra việc tuân thủ các quy định của văn bản này; tham mưu cho Bộ TT-TT xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
Ngoài ra, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo UBND các đô thị trực thuộc nghiên cứu, phát triển đô thị thông minh tuân thủ Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh.
Sở TT-TT có trách nhiệm xây dựng Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh của địa phương mình, trình Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ban hành sau khi có ý kiến góp ý của Bộ TT-TT (Cục Tin học hóa). Bên cạnh đó, Sở TT-TT các tỉnh, thành phố có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn thực hiện các nội dung của văn bản cho các tổ chức, cá nhân tại địa phương; triển khai các nhiệm vụ đã được quy định tại Quyết định 829.
Theo một thế giới
Biệt đội 'Dọn rác Làng Đại học': Vì chúng ta còn trẻ hãy sống và hành động đẹp Hưởng ứng Trào lưu Challenge For Change đang lan tỏa khắp thế giới, các bạn sinh viên trong Làng Đại học đã thành lập một 'biệt đội' dọn rác với mục tiêu dần làm sạch toàn bộ 'ngôi làng' thân yêu của họ. Với thông điệp bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng, 'Thử thách dọn rác' cùng hashtag #ChallengeForChange...