Quyết liệt tiết giảm chi phí để giảm giá sách giáo khoa
Trước ý kiến giá SGK mới còn cao và thiếu cục bộ, ông Lê Hoàng Hải, Phó tổng Giám đốc NXBGD Việt Nam đã trao đổi về vấn đề trên.
Ông Lê Hoàng Hải, Phó tổng Giám đốc NXBGD Việt Nam
Khó khăn khi thay sách
Thưa ông, chúng ta đã trải qua 4 lần thay sách, vậy khó khăn của lần thay sách này là gì?
- Các lần thay sách trước đây có những lần thay sách một cách tuần tự từng khối lớp, có lần thay sách 2 khối lớp 1/năm. Nhưng ở lần thay sách này chúng ta đồng loạt thay ở cả 3 cấp học (Tiểu học, THCS, THPT) nên với các nhà xuất bản (NXB) từ khối lượng biên soạn, biên tập, in ấn phát hành… công việc lớn hơn rất nhiều so với trước đây.
Mặt khác, lần này do thực hiện 1 chương trình nhiều sách giáo khoa nên các NXB phải cạnh tranh lẫn nhau nên ngoài công tác biên soạn, in phát hành… phải tiến hành nhiều công việc khác như giới thiệu sách, tập huấn giáo viên và công tác thị trường liên quan để cung ứng đủ SGK.
Đặc biệt do từng trường, địa phương lựa chọn tên SGK khác nhau nên các NXB rất khó khăn trong việc nắm bắt trường, địa phương dùng cuốn sách của mình hay không để thống kê số lượng kịp thời trước năm học mới.
Phụ huynh nhiều nơi phản ánh khó tiếp cận với một số đầu SGK theo chương trình GDPT mới trước và thậm chí sau khai giảng. Phải chăng đây là hạn chế của các NXB trong công tác nắm bắt thị trường và phát hành?
Việc xảy ra thiếu SGK cục bộ đâu đó do khó khăn từ mới mẻ của đổi mới chương trình mang lại. Trước đây tất cả học sinh đều học một bộ SGK và chỉ NXB Giáo dục Việt Nam triển khai cho nên NXB chỉ căn cứ theo số lượng học sinh để in ấn sớm rồi cung ứng xuống địa phương.
Video đang HOT
Tuy nhiên với chương trình GDPT mới hiện nay, các nhà trường triển khai dạy học cuốn SGK nào thì các NXB phải tìm kiếm thông tin và chờ thông báo của từng địa phương. Trên cơ sở đó mới thống kê được số lượng và triển khai in ấn, phát hành. Mà thông thường để có thông tin về quyết định lựa chọn và đăng ký số lượng SGK từ các địa phương thường diễn ra muộn. Nên dù các NXB đã hết sức nỗ lực nhưng vẫn không đảm bảo kịp thời như khi triển khai một chương trình 1 bộ SGK.
Sách giáo khoa mới được học sinh đón nhận tích cực.
Không những thế, năm học này là năm đầu tiên thay sách ở bậc THPT đối với lớp 10 với một loạt môn học tự chọn và chuyên đề tự chọn. Các nhà trường thường tùy theo điều kiện của giáo viên, cơ sở vật chất… mới cùng học sinh sau quyết định lựa chọn cuốn SGK nào, môn nào ở lớp 10. Vì vậy trước khai giảng, thậm chí sau khai giảng, thông tin về tên SGK và số lượng tương ứng mới được cung cấp để các NXB tiến hành in ấn, phát hành đến địa phương. Điều đó dẫn tới việc chậm, thiếu cục bộ SGK một số môn ở một số nơi.
Đứng về góc độ doanh nghiệp thì NXB Giáo dục Việt Nam là đơn vị doanh nghiệp nên luôn có nhu cầu, mong muốn sản xuất được nhiều và sớm nhất để đưa tới tay người tiêu dùng. Nên việc chậm, thiếu cục bộ SGK gần như chỉ xảy ra khi bắt đầu chuyển sang đổi mới chương trình, thay đổi phương thức lựa chọn SGK khi sự phối hợp chưa đồng bộ.
Hy vọng trong các năm tới, sau quá trình thay đổi SGK khi các địa phương, nhà trường đã làm quen với phương thức mới này thì việc cung ứng SGK sẽ đầy đủ và kịp thời hơn.
Quyết liệt giảm giá sách
Mới đây Chính phủ yêu cầu các NXB tính toán lại giá sách. Vậy trong các năm tới giá SGK có sự thay đổi nào không thưa ông?
Về giá SGK thì NXB Giáo dục Việt Nam đang thực hiện triệt để chỉ đạo của Chính phủ cũng như của Bộ GD&ĐT. SGK theo chương trình GDPT mới sau năm đầu tiên với lớp 1 NXB Giáo dục Việt Nam đã tính toán để tiết giảm chi phí để giá SGK lớp 2, 6 thấp hơn đặc biệt với SGK lớp 3, 7, 10 năm nay thì NXB đã rất quyết liệt tiết giảm mọi chi phí để hạ giá.
Cụ thể so sánh SGK lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm nay, NXB Giáo dục Việt Nam đã tiết giảm bình quân từ 5-10% so với các lớp trước. Vì vậy SGK của NXB Giáo dục Việt Nam hiện tại đang có giá bìa thấp nhất trong các bộ sách giáo khoa được lưu hành trên thị trường.
Hiện nay giá SGK cơ bản phù hợp (vài chục nghìn), nhưng riêng SGK Tiếng Anh có cuốn lên tới 100.000đ. Giá thành này khó cho học sinh vùng sâu, xa, nông thôn có thể tiếp cận và sở hữu. Ông nghĩ sao về điều này?
Đó cũng là một trong những khó khăn và trăn trở của NXB Giáo dục Việt Nam bởi với hầu hết giáo trình Tiếng Anh thì các NXB (cụ thể NXB Giáo dục) phải liên kết xuất bản với NXB trên thế giới. Chính vì vậy, các yếu tố như chi trả bản quyền cho NXB nước ngoài là một chi phí không nhỏ.
NXBGD Việt Nam đã tính toán để tiết giảm chi phí để giá SGK hợp lý nhất đối với người học.
Mặt khác, khi hợp tác với các NXB trên thế giới thì Việt Nam phải tuân thủ những quy cách về giấy, kích thước… tương đồng theo yêu cầu các NXB nước ngoài. Chính vì vậy NXB không có điều kiện để đưa giá SGK Tiếng Anh xuống thấp như giá sách các môn học khác.
Vậy tại sao chúng ta không huy động đội ngũ giáo viên Tiếng Anh giỏi trong nước viết SGK Tiếng Anh để giảm giá thành cho SGK?
Trước đây, ở chương trình SGK năm 2000 cũng xuất bản 1 bộ sách Tiếng Anh riêng của Việt Nam. Nhưng qua thực tế nhu cầu giảng dạy và của xã hội, phụ huynh, học sinh cho thấy xu hướng lựa chọn SGK Tiếng Anh của các NXB nổi tiếng nước ngoài.
Để phục vụ nhu cầu xã hội đó, nhưng không phải là cuốn SGK Tiếng Anh đắt như ở nước ngoài, NXB đã lựa chọn hình thức không nhập khẩu nguyên SGK mà hợp tác xuất bản trên cơ sở tạo ra 1 phiên bản cho Việt Nam với sự hợp tác của các tác giả, biên tập, họa sĩ… nước ngoài và Việt Nam, in ấn ở trong nước. Cuốn SGK Tiếng Anh đó về mặt quy cách, số trang… tương đồng với SGK gốc của NXB trên thế giới nhưng giá thành đang rẻ hơn nhiều.
Tuy nhiên, hiện nay NXB Giáo dục Việt Nam vẫn mong muốn sẽ dần có những giải pháp tốt hơn để có thể giá SGK Tiếng Anh thấp tương đồng như các môn học khác.
Yêu cầu giảm giá SGK, nghiêm cấm việc ép buộc mua sách tham khảo
Bộ GD&ĐT yêu cầu không được vận động học sinh, hoặc cha mẹ học sinh, học viên mua xuất bản phẩm ngoài danh mục sách giáo khoa đã được Bộ phê duyệt.
Những ngày qua, nhiều phụ huynh xôn xao về việc mua bộ sách giáo khoa có giá cả triệu đồng. Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT đã ban hành chỉ thị số 643 về việc sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục phổ thông ở địa phương tổ chức quán triệt, tuyên truyền đến từng cán bộ quản lý giáo viên và học sinh về việc giữ gìn, bảo quản sách giáo khoa; không viết, vẽ vào sách giáo khoa để sách giáo khoa được sử dụng lại lâu bền.
Bộ GD&ĐT nghiêm cấm việc vận động học sinh, hoặc cha mẹ học sinh mua sách goài danh mục sách giáo khoa đã được Bộ phê duyệt.
Thực hiện nghiêm quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, trong đó có việc: "Giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục các cấp không được lạm dụng vị trí công tác của mình để thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc ép buộc, vận động học sinh, học viên hoặc cha mẹ học sinh, học viên mua xuất bản phẩm tham khảo dưới bất kì hình thức nào".
Bên cạnh đó chỉ đạo các cơ sở giáo dục không được vận động học sinh, hoặc cha mẹ học sinh, học viên mua xuất bản phẩm ngoài danh mục sách giáo khoa đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt và các địa phương đã lựa chọn dưới bất kì hình thức nào; không thực hiện việc lập danh mục, đóng gói thành bộ sách giáo khoa kèm sách bài tập, sách tham khảo và các tài liệu khác ngoài danh mục sách giáo khoa đã được phê duyệt, lựa chọn để học sinh, phụ huynh học sinh mua và sử dụng.
Bố trí nguồn kinh phí hợp lý để mua sách giáo khoa cho các thư viện trường học, tổ chức cho học sinh mượn sách giáo khoa để học tập; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau tiếp tục được mượn và sử dụng.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và các nhà xuất bản có sách giáo khoa đã được phê duyệt phải có trách nhiệm tổ chức rà soát, đánh giá cụ thể việc in ấn, phát hành sách giáo khoa nhằm tiết kiệm, giảm giá thành sách giáo khoa; kịp thời in ấn, phát hành sách giáo khoa bảo đảm đủ số lượng, chất lượng sách giáo khoa phục vụ nhu cầu của giáo viên và học sinh. Báo cáo Bộ về kết quả rà soát, đánh giá và phương án giảm giá thành sách giáo khoa trước khi phát hành hoặc tái bản.
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức việc thanh tra, kiểm tra việc phát hành và sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập, xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông; xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Vững tâm thế triển khai Chương trình mới Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và dài hơi, ngành Giáo dục Hưng Yên đang nỗ lực triển khai Chương trình GDPT 2018 cho năm học 2022 - 2023. Học sinh Hưng Yên bước vào năm học 2022 - 2023. Chuẩn bị kỹ lưỡng cho năm học mới Đã hơn một tháng kể từ khi năm học 2022 - 2023 bắt đầu. Đây...