Quyền tự chủ của các trường
Mùa tuyển sinh năm nay ghi nhận đa dạng phương thức xét tuyển của cơ sở giáo dục đại học, trong đó có phương án tổ chức kỳ thi riêng của một số đơn vị.
Ảnh minh họa/INT
Đây là quyền tự chủ, gắn với trách nhiệm giải trình của các trường.
Có thể “điểm danh” một số đơn vị đã chính thức thông báo tổ chức kỳ thi riêng với những tên gọi khác nhau như: ĐH Quốc gia Hà Nội với bài thi đánh giá năng lực. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với bài thi kiểm tra tư duy và bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, một số trường ĐH ngoài công lập cũng thông báo tổ chức kỳ thi riêng, nhằm tăng cơ hội cho thí sinh trúng tuyển vào những ngành mà mình yêu thích. Các trường chọn lọc được những thí sinh có chất lượng theo tiêu chuẩn riêng của mình.
Thực tế cho thấy, hình thức trên không có gì xa lạ với các trường cũng như thí sinh trên cả phương diện thực tiễn cũng như hành lang pháp lý. Luật Giáo dục đại học năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học quy định, các trường được tự chủ về chuyên môn, trong đó có quyền tự chủ tuyển sinh. Tuy nhiên, tự chủ cũng gắn liền với trách nhiệm giải trình và phải được công khai minh bạch thông tin. Kèm theo đó là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan chức năng, cũng như sự giám sát của xã hội.
Video đang HOT
Ai cũng hiểu, việc lựa chọn hình thức xét tuyển nào là quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo. Nhà trường có trách nhiệm giải trình trước xã hội, người học và cơ quan quản lý Nhà nước về việc bảo đảm chất lượng nguồn tuyển. Trên tinh thần đó, Bộ GD&ĐT khẳng định, luôn tôn trọng quyền tự chủ, thậm chí khuyến khích các trường sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau. Các trường có thể liên kết tổ chức thi theo nhóm, hoặc tổ chức thi độc lập để thuận lợi cho thí sinh.
Nói là vậy, nhưng để tổ chức một kỳ thi riêng không hề đơn giản và không phải trường nào cũng đủ điều kiện về nhân lực, kinh phí và kinh nghiệm để triển khai. Cũng cần hiểu rằng, kết quả thi đánh giá năng lực chỉ được xem như một phương án xét tuyển. Điều kiện chung để được xét tuyển là, thí sinh phải tốt nghiệp THPT và cần đạt ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào của ngành/chương trình đào tạo theo quy định.
Hơn nữa, việc tổ chức kỳ thi riêng không có nghĩa là muốn làm gì thì làm, mà vẫn phải tuân thủ theo quy định, trong đó yếu tố khách quan, minh bạch, công bằng phải được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, yêu cầu về ngân hàng câu hỏi, các điều kiện để tổ chức cũng phải được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo, công khai và có sự giám sát chặt chẽ. Trên hết là làm sao để công tác tuyển sinh diễn ra nhẹ nhàng, không tốn kém, lãng phí để thí sinh yên tâm và dư luận đồng tình.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, việc tối quan trọng của các trường là, bảo đảm an toàn cho thí sinh và những người tham gia phục vụ kỳ thi tuyển sinh riêng. Cần có phương án, kịch bản sẵn sàng ứng phó trước đại dịch để việc “ứng thí” của thí sinh không bị lỡ và kỳ thi diễn ra vẹn toàn.
Tin rằng, dù đại dịch Covid-19 có biến động thế nào, phức tạp đến đâu, các trường vẫn “vững tay chèo” để tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng thành công, góp phần làm nên một mùa tuyển sinh sôi động và vẹn tròn niềm vui.
2 trường đại học đầu tiên công bố điểm chuẩn đánh giá năng lực
Thí sinh đủ điểm chuẩn cần hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và được công nhận tốt nghiệp THPT để chính thức được nhập học.
Hội đồng tuyển sinh của hai trường là Trường ĐH Văn Lang và Trường ĐH Nguyễn Tất Thành vừa chính thức công bố điểm chuẩn của 49 ngành theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực năm 2021 do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.
Theo đó, Trường ĐH Văn Lang, ngành có điểm chuẩn cao nhất là Răng hàm mặt và Dược học với 750 điểm (theo thang điểm 1.200), ngành Điều dưỡng là 700 điểm. Các ngành còn lại là 650 điểm.
Mức điểm này dành cho thí sinh là học sinh phổ thông khu vực 3 (không ưu tiên đối tượng - khu vực).
Với thí sinh thuộc diện được hưởng điểm ưu tiên đối tượng - khu vực, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 40 điểm, giữa hai khu vực kế tiếp là 10 điểm.
Thí sinh dự thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM vừa qua. Ảnh: PA
Nhà trường cũng lưu ý, đối với nhóm ngành sức khỏe, ngoài đạt điểm chuẩn tuyển sinh, thí sinh phải đảm bảo điều kiện về học lực theo quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.
Cụ thể, ngành Dược học và ngành Răng Hàm Mặt yêu cầu thí sinh phải có học lực lớp 12 đạt loại giỏi. Ngành Điều dưỡng và ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học thì thí sinh có học lực lớp 12 đạt loại khá trở lên.
Với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành năng khiếu, ngoài điểm thi Đánh giá năng lực đạt mức điểm chuẩn, thí sinh cần nộp bổ sung điểm thi các môn năng khiếu để đủ điều kiện công nhận trúng tuyển.
Tương tự, theo công bố của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành về điểm chuẩn ở phương thức này của 48 ngành, cao điểm nhất cũng là ngành Y khoa với 650 điểm, Dược là 570 điểm, các ngành còn lại là 550 điểm.
Theo Hội đồng tuyển sinh, thí sinh trúng tuyển cũng cần hoàn thành chương trình lớp 12 và tốt nghiệp THPT để được nhập học. Riêng thí sinh xét tuyển vào nhóm ngành sức khỏe cần đạt thêm các điều kiện về ngưỡng đảm bảo chất lượng về học lực do Bộ GD&ĐT quy định.
Như vậy, tính đến thời điểm này, đây là hai trường đầu tiên công bố điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực năm 2021.
Được biết, năm nay có 71 trường ĐH-CĐ sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM làm căn cứ xét tuyển đại học.
25 trường đại học công bố điểm sàn thi đánh giá năng lực Lao Động tiếp tục cập nhật danh sách các trường đại học công bố mức điểm sàn, điểm chuẩn nhận hồ sơ tuyển sinh năm 2021 bằng phương thức xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực. Thí sinh nghiên cứu hồ sơ đăng ký dự tuyển vào các trường đại học. Ảnh minh hoạ: GDU 25. Đại học Đà Nẵng (gồm Trường...