Quảng Trị: 30% trường tiểu học không có giáo viên môn Tin
Quảng Trị dự kiến điều động luân phiên giáo viên tiếng Anh và Tin học để tạm đáp ứng điều kiện dạy học theo chương trình phổ thông 2018.
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị, đến nay, toàn tỉnh hiện có 115/149 cơ sở giáo dục Tiểu học triển khai dạy môn Tin học với 112 giáo viên.
TS Lê Thị Hương – GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị
Trên thực tế, vẫn còn tới 44 trường chưa có giáo viên bộ môn này. Trong khi đó, chỉ có 1739/2511 lớp đang dạy môn tiếng Anh theo Chương trình GDPT 2018.
Để đáp ứng yêu cầu dạy Ngoại ngữ và Tin học theo Chương trình GDPT 2018, Quảng Trị cần bổ sung thêm khoảng 347 giáo viên.
Chia sẻ với VietNamNet, TS Lê Thị Hương – GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, bên cạnh khó khăn về giáo viên dạy học, điều kiện cơ sở vật chất để dạy học môn Tin học cũng khó khăn khi hiện chỉ có 170 phòng máy tính và vẫn còn 31 trường chưa có phòng máy tính hoặc có nhưng không đáp ứng đủ số lượng và điều kiện để dạy học.
“Để gỡ khó, đơn vị sẽ phối hợp cùng Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh, chỉ đạo các địa phương trên cơ sở biên chế được giao xây dựng kế hoạch tuyển dụng đủ giáo viên theo chỉ tiêu.
Video đang HOT
Trong đó, chú trọng tuyển đủ giáo viên tiếng Anh, Tin học cho cấp Tiểu học với mục tiêu không để xảy ra tình trạng thiếu giáo viên 2 môn này khi thực hiện Chương trình GDPT 2018″, TS Lê Thị Hương chia sẻ.
Ngoài việc thiếu hụt giáo viên, ngành giáo dục tỉnh Quảng Trị đang gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ môn Tin học, đặc biệt là tại các trường miền núi
Cũng theo GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị, trước mắt để “giải bài toán” thiếu hụt giáo viên, ngành giáo dục sẽ tham mưu, phối hợp với các cấp có thẩm quyền điều động luân phiên giáo viên từ nơi thừa đến nơi thiếu, nhất là giáo viên tiếng Anh và Tin học.
Đồng thời, điều động một số giáo viên tiếng Anh, Tin học ở cấp THCS dôi dư xuống dạy ở cấp Tiểu học, bố trí giáo viên dạy liên trường và hợp đồng giáo viên với một số trường còn thiếu nhưng chưa tuyển dụng được.
Để học sinh phát huy năng lực, sở trường
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT (ngày 3-8-2022) sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26-12-2018.
Trong đó, điều chỉnh đáng chú ý nhất là môn lịch sử trở thành môn học bắt buộc. Trước quy định mới, các nhà trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ động hướng dẫn học sinh chọn môn học để các em phát huy được năng lực, sở trường; chuẩn bị điều kiện sẵn sàng bước vào năm học 2022-2023.
Một tiết học của học sinh lớp 10 Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên). Ảnh: Đỗ Tâm
Học sinh cần lưu ý những điểm mới
Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên học sinh lớp 10 trên cả nước thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Theo ghi nhận thực tế, thời điểm này, các nhà trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các điều kiện (cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên...) để triển khai.
So với quy định trước đó, điểm mới đáng chú ý nhất tại Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành là không còn quy định học sinh phải lựa chọn nhóm môn học (nhóm môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nghệ thuật...). Số môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng có sự điều chỉnh.
Học sinh chọn 4 môn học trong 9 môn lựa chọn, gồm: Địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật; vật lý, hóa học; sinh học; công nghệ; tin học; âm nhạc; mỹ thuật.
Theo Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trương Định (quận Hoàng Mai) Lê Việt Dương, nhà trường lưu ý với học sinh lớp 10, môn lịch sử trước được quy định là môn học lựa chọn thuộc nhóm môn khoa học xã hội nay trở thành môn học bắt buộc. Như vậy, học sinh có 8 môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; toán; ngoại ngữ 1; lịch sử; giáo dục thể chất; giáo dục quốc phòng và an ninh; hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; nội dung giáo dục của địa phương.
Em Lê Mạnh Tùng, học sinh lớp 10 Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân (quận Thanh Xuân) chia sẻ: "Chúng em được thầy, cô lưu ý là có thể chọn 4 môn bất kỳ trong 9 môn học lựa chọn có trong chương trình. Việc được lựa chọn môn học giúp chúng em phát huy năng lực, sở trường, có cơ hội chia sẻ, học hỏi với bạn cùng sở thích".
Vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều học sinh là nếu chọn môn học chưa phù hợp, các em có được chọn lại trong quá trình học không. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, trường hợp học sinh có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn, nhà trường xem xét quyết định và báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo. Theo ghi nhận thực tế, các thầy giáo, cô giáo đều lưu ý học sinh và gia đình cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định, bởi nếu thay đổi sau một học kỳ hoặc một năm học, các em sẽ phải dành nhiều thời gian học bù nội dung kiến thức còn thiếu.
Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 cấp trung học phổ thông do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức thống nhất quyết tâm thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với lớp 10. Ảnh: Minh Đức
Chủ động, tích cực hỗ trợ
Các trường học đã linh hoạt đón nhận sự điều chỉnh, giúp học sinh lựa chọn môn học phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình mới và phù hợp với năng lực, nguyện vọng của học sinh; đồng thời, chủ động giải quyết tình trạng thiếu giáo viên.
Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Tùng Thiện (thị xã Sơn Tây) Lê Anh Tuấn cho biết, trước khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT, nhà trường đã chủ động đưa lịch sử là môn học lựa chọn trong tất cả các nhóm môn ở các lớp. Nhà trường còn tổ chức cho học sinh chọn chuyên đề lịch sử nâng cao (35 tiết/năm học). Nếu số học sinh chọn chuyên đề lịch sử nâng cao nằm rải rác ở các lớp, nhà trường sẽ ghép học sinh lại. Để giải quyết việc thiếu giáo viên lịch sử, nhà trường bố trí 1 tiết lịch sử với tất cả học sinh trong học kỳ I và chuẩn bị nguồn giáo viên nhằm tăng số tiết lịch sử từ học kỳ II.
Còn theo Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên) Lê Trung Kiên, đáp ứng nguyện vọng học tập của học sinh với hai môn học mới là âm nhạc, mỹ thuật, nhà trường đã có phương án ký hợp đồng với giáo viên và bảo đảm các điều kiện cần thiết, sẵn sàng tổ chức lớp khi có học sinh lựa chọn.
Trong khi đó, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Tân Dân (huyện Phú Xuyên) Trịnh Xuân Tình cho biết, nhà trường phân công giáo viên tư vấn, hỗ trợ học sinh về việc lựa chọn môn học và các chuyên đề nâng cao, đáp ứng tốt nhất nguyện vọng của học sinh cũng như hài hòa với điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên.
Về giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, theo Quyết định số 72-QĐ/TƯ ngày 18-7-2022 của Ban Chấp hành Trung ương về biên chế các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị ở trung ương, các tỉnh, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2026, có 65.980 biên chế giáo viên được bổ sung cho các địa phương. Trong đó, thành phố Hà Nội được giao bổ sung 2.800 biên chế. Bộ đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương tổ chức tuyển dụng để bổ sung biên chế giáo viên cho các nhà trường ngay trong năm học 2022-2023, bảo đảm chất lượng dạy và học.
Lai Châu: Chất lượng giáo dục vùng cao được duy trì và nâng cao Năm học vừa qua, ngành GD&ĐT Lai Châu đã chủ động xây dựng nhiều giải pháp, phương án nhằm nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao; tích cực thực hiện hiệu quả việc đổi mới theo Chương trình GDPT 2018. Tập thể có thành tích xuất sắc trong năm học 2021 - 2022 được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua. Tỉnh Lai...