Quảng Ninh: Nông dân làm giàu nhờ nuôi 2 thứ con đều ham nghịch nước mặn, bơi lặn giỏi
Mỗi năm, trang trại nuôi vịt biển lấy trứng kết hợp với thả nuôi tôm thẻ chân trắng của anh Nguyễn Bá Quảng (thôn Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh) cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Mỗi lứa, anh Quảng nuôi hàng trăm con vịt biển, thu hàng trăm quả trứng mỗi ngày mà vẫn cháy hàng.
Trang trại nuôi vịt, thả nuôi tôm thẻ chân trắng của anh Nguyễn Bá Quảng cho thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.
Đồng Rui là xã đảo thuộc huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh), được thiên nhiên ưu đãi với những bờ biển dài, diện tích bãi triều lớn, đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn Đồng Rui hơn 2.000ha.
Anh Quảng thiết kế khu nuôi vịt thành 2 khu riêng biệt.
Bởi vậy từ nhiều năm nay, người dân xã đảo Đồng Rui đã tận dụng những lợi thế này để nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là chăn nuôi vịt biển lấy trứng, tạo ra sản phẩm trứng vịt biển Đồng Rui ngon nức tiếng gần xa.
Phóng viên Báo điện tử Dân Việt đến trang trại của anh Nguyễn Bá Quảng khi anh đang phân loại, xếp những quả trứng vịt biển mới thu hoạch vào khay, đóng nhãn mác…để chuẩn bị giao hàng cho khách. Dù bận rộn, nhưng anh Quảng vẫn vui vẻ dẫn chúng tôi tham quan trang trại rộng 7ha của gia đình.
Vừa dẫn tham quan chuồng trại nuôi vịt biển, anh Quảng vừa giới thiệu: “Hiện trang trại của tôi đang nuôi tổng cộng 700 con vịt biển lấy trứng, 500 con vịt biển nuôi thịt. Tôi đã thiết kế khu nuôi vịt chia làm hai, ở giữa là ao nước, một khu chuồng có mái che để vịt ăn và đẻ trứng, một khu để vịt lên tắm nắng. Việc chia làm 2 khu sẽ giúp cho môi trường nơi vịt biển ăn và đẻ trứng được sạch sẽ hơn, vịt luôn khỏe mạnh, đẻ trứng đều”.
Theo anh Quảng, trứng vịt biển Đồng Rui to, vỏ dày, chất lượng trứng ăn thơm, bùi, ngậy, nhiều lòng đỏ và màu đỏ sậm so với những loại trứng vịt thông thường. Trước đây, vịt được chăn thả tự nhiên ở các bãi bồi ven biển để kiếm thức ăn là các loại tôm, cua, cáy…
Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các hộ đều quây thành từng khu để thả vịt biển, không thả tự nhiên như trước.
Đàn vịt biển được anh Quảng quây lại trong khu vực trang trại.
“Ngoài bãi thả có một loài cá độc, người dân xã đảo gọi là cá rớn. Chỉ cần vịt giẫm chân hoặc sục mỏ chạm vào, chúng sẽ bị trúng độc cá, không còn khả năng đẻ trứng. Bởi vậy, hiện nay hầu như không còn ai dám thả vịt ra nữa”, anh Quảng cho biết.
Cứ tầm 5h sáng, cậu con trai lớn của anh Quảng sẽ có nhiệm vụ đi thu nhặt trứng vịt biển. Trung bình mỗi ngày vịt đẻ từ 600-650 quả.
Nhìn bề ngoài, trứng vịt biển Đồng Rui to, vỏ dày hơn so với trứng vịt thông thường.
Anh Quảng cho biết thêm, cứ 5h sáng mỗi ngày, con trai lớn của anh lại đi thu trứng vịt biển. Với 700 con vịt biển, mỗi ngày gia đình anh thu khoảng 600 – 650 trứng.
Năm 2016, trứng vịt Đồng Rui được công nhận là sản phẩm OCOP Quảng Ninh và được đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.
“Giống vịt này khi nhập có giá trên dưới 10.000 đồng/con, sau khi nuôi khoảng 3 tháng sẽ bắt đầu đẻ trứng. Đợt dịch Covid-19 vừa rồi, việc tiêu thụ trứng không hề bị ảnh hưởng, mà giá trứng còn tăng. Dù có thời điểm giá trứng lên đến 3.500 đồng/quả, nhưng lúc nào trứng của gia đình tôi cũng cháy hàng. Mỗi tháng, gia đình tôi thu gần 50 triệu đồng từ sản phẩm OCOP Quảng Ninh này”, anh Quảng cho biết.
Ao nuôi tôm thẻ của gia đình anh Quảng có diện tích 1300m2 được trang bị quạt nước và hệ thống rốn ở giữa ao nhằm xử lý xả thải, đảm bảo môi trường sống cho tôm.
Ngoài nuôi vịt biển lấy trứng, anh Quảng còn mạnh dạn đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Đây là loại tôm ít bị bệnh, lớn nhanh, phù hợp với thời tiết miền Bắc, được xác định là đối tượng nuôi chủ lực trong lĩnh vực thủy sản của Quảng Ninh.
Theo anh Quảng, anh đầu tư 2 ao nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích 1300m2/ao, bao gồm một ao đất và một ao bạt. Mỗi ao đều được trang bị quạt nước và hệ thống rốn ở giữa ao nhằm xử lý xả thải, đảm bảo môi trường sống cho tôm.
Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi tôm, anh Quảng cho biết, việc giữ vệ sinh môi trường ao nuôi tôm rất quan trọng. Mỗi khi cho tôm ăn, anh luôn kiểm tra lượng thức ăn trong vó để điều chỉnh cho phù hợp, tránh thức ăn dư thừa gây ô nhiễm môi trường nước, gây bệnh cho tôm.
Ngoài ra, với những ngày nắng nóng như hiện nay, anh thường dùng các loại vitamin và khoáng chất sục xuống ao để giúp tôm tăng sức đề kháng cũng như làm mát nước.
Trong một giờ đồng hồ, nếu thức ăn trong vó không còn nghĩa là tôm phát triển bình thường. Ngược lại, nếu thức ăn vẫn dư, anh Quảng sẽ giảm lượng thức ăn cho tôm.
Thương lái đến thu mua tôm.
Cứ đến thời gian thu hoạch, thương lái từ Hà Nội, Hải Phòng… đều tìm đến trang trại thu mua hàng tấn tôm thẻ chân trắng của gia đình anh.
Ngoài nuôi vịt biển lấy trứng và tôm thẻ chân trắng, anh Quảng còn nuôi 100 con gà đẻ trứng, 60 con lợn. “Đàn lợn mỗi ngày còn được tắm nhiều hơn cả tôi. Trước mỗi bữa ăn, tôi đều tắm rửa cho chúng sạch sẽ, để chúng ăn nhiều mau lớn, cho mình thu nhập cao hơn”, anh Quảng vui vẻ nói.
Vải thiều vào chính vụ, nông dân thu hoạch thâu đêm
Thời điểm này, vải thiều huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) chín rộ. Người trồng vải phải thức dậy từ giữa đêm để thu hoạch vải, kịp bán vào sáng sớm.
Hơn 2 giờ sáng, ông Lê Văn Thành ở thị trấn Chũ (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) và các thành viên trong gia đình rời khỏi giường. Ông đeo chiếc đèn pin lên đầu, rồi phóng xe máy đi lên phía đồi vải chuẩn bị cho một ngày thu hoạch loại quả này.
Ông Lê Văn Thành soi đèn pin bẻ vải từ 2 giờ sáng
Con đường đổ bê tông ngoằn ngoèo dẫn lên đồi vải nhà ông Thành ở xã Tân Lập, huyện Lục Ngạn. Đèn pin trên đầu soi sáng những chùm vải đỏ ối, ông Thành thoăn thoắt bẻ từng cành. Phía xa dưới chân đồi, thị trấn Chũ chìm trong màn đêm với những ánh đèn mờ ảo.
Gia đình ông Thành thắp đèn bó vải thiều cho kịp bán vào sáng sớm
Ông Thành cho biết, vào thời điểm chính vụ (bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 7), người trồng vải phải thức dậy từ giữa đêm để thu hoạch loại quả này. Vải thiều bán vào lúc sáng sớm thường được giá cao. Nếu thu hoạch muộn, ánh nắng mùa hè chiếu vào khiến quả vải mất màu, mẫu mã không còn đẹp nên khó bán hơn.
Người trồng vải ở huyện Lục Ngạn tranh thủ bẻ vải đêm
"Hằng năm, cứ đến vụ vải, cả nhà tôi phải vất vả làm từ đêm. Năm nay vải thiều được giá nên phấn khởi lắm", ông Thành tâm sự.
Người dân bẻ vải khi trời vẫn còn ánh trăng sáng
Ông Thành trồng khoảng 2 ha vải, sản lượng ước đạt hơn 10 tấn. Năm nay, với giá bán hơn 20 nghìn đồng/kg, ông thu về khoảng 200 triệu đồng.
Con trai ông Trần Văn Lân đóng vải vào sọt chuẩn bị mang đi bán
Cách đó không xa, gia đình ông Trần Văn Lân ở xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn cũng cần mẫn thu hoạch vải từ 3 giờ sáng. Mờ sáng, ông Lân cùng các con đã bẻ được vài tạ vải. Con trai ông phụ trách việc bó và đóng vải vào sọt để chở ra thị trấn Chũ bán.
Người dân chở vải đến các điểm cân vải ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang)
Từ 5 giờ sáng, người dân ở huyện Lục Ngạn bắt đầu chở vải thiều đến các điểm cân làm tắc đường vài cây số.
Quốc lộ 31 đi qua huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) chật kín xe máy chở vải đi bán
Nuôi tôm, cua "khác người", 1 nông dân tỉnh Cà Mau lãi tiền tỷ Nông dân Trần Quang Hiên (ngụ ấp 5, xã Tân Thành, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) nhiều năm nay đã nổi tiếng khắp nơi bởi ông có cách luân canh tôm - cua khác lạ. Từ mô hình nuôi luân canh tôm-cua độc đáo này, mỗi năm ông Hiên có thể thu lãi tiền tỷ. 4 lần thất bại, 4 lần đứng lên...