Quảng Ninh đề xuất đưa Thương cảng Vân Đồn trở thành di tích quốc gia đặc biệt
Ngày 24/9/2022, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện giá trị, bảo tồn và phát huy Quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn”.
Tới tham dự hội thảo có, Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Văn Bài – Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia; Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Kim – Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cùng đại diện một số cơ quan nghiên cứu, chuyên gia, nhà khoa học Trung ương.
Về phía tỉnh Quảng Ninh có ông Cao Tường Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh; ông Trương Mạnh Hùng, Bí thư Huyện ủy huyện Vân Đồn; lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng của Tỉnh ủy; đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh; đại diện các nhà đầu tư.
Quang cảnh hội thảo (Ảnh: CTV)
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Cao Tường Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh cho biết, trên lãnh thổ của đất nước Việt Nam, vùng biển đảo Đông Bắc có vị thế địa – kinh tế, địa – chiến lược hết sức quan trọng.
Với diện tích 126.250 km 2, Vịnh Bắc Bộ là một trong những vịnh biển lớn của khu vực Đông Nam Á và châu Á.
Trong lịch sử, ở khu vực Vịnh Bắc Bộ, do tích hợp được những điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế và môi trường văn hoá phong phú, đã sớm hình thành nên nền văn hoá biển Hạ Long nổi tiếng.
Khi trang Vân Đồn được vua Lý Anh Tông (1009-1225) khai mở năm 1149, Vân Đồn đã trở thành một thương cảng quốc tế quan trọng của đất nước với một hệ thống các bến cảng, điểm kiểm soát tàu thuyền, hàng hoá, thu thuế và căn cứ phòng vệ
Sau những biến động của lịch sử, Thương cảng Vân Đồn trở thành địa bàn có vị trí chiến lược không chỉ với vùng Đông Bắc mà còn trọng trấn bảo đảm an ninh cho kinh đô Thăng Long và đất nước.
Trong lịch sử, vùng Đông Bắc mà trọng tâm là tỉnh Quảng Ninh, luôn là một trong những đầu mối phát triển kinh tế đối ngoại, đồng thời là nơi đón nhận, chịu tác động thường xuyên của các khuynh hướng, trào lưu chính trị, văn hoá và sự xâm nhập của các thế lực bên ngoài.
Video đang HOT
Ông Cao Tường Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh phát biểu khai mạc hội thảo (Ảnh: CTV)
Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh: “Trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu đạt được trong thời gian qua, Hội thảo khoa học tổ chức ngày hôm nay là một bước tiến mới, nhằm hướng đến những nhận thức khoa học ngày càng sâu sắc, toàn diện hơn về Thương cảng Vân Đồn và những đặc trưng, giá trị của một không gian văn hoá.
Kết quả thu được của Hội thảo chắc chắn sẽ góp phần quan trọng vào công tác quy hoạch, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa.
Đồng thời, chuẩn bị những luận cứ khoa học cho việc kiến tạo các hành lang phát triển mới, tổ chức lại các không gian phát triển, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo tồn, phát triển văn hóa, xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh.
Đưa Khu kinh tế Vân Đồn – một trong hai mũi đột phá của Quảng Ninh, sớm trở thành Khu kinh tế tri thức có trình độ khoa học và công nghệ cao, một đô thị biển thông minh, xanh, sạch; một không gian sinh thái văn hóa tiêu biểu, là vùng động lực phát triển của Quảng Ninh, vùng duyên hải Đông Bắc và đất nước”.
Hội thảo được tổ chức với nội dung công bố các kết quả, thành tựu nghiên cứu về Quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn từ kết quả các dự án khai quật khảo cổ học, điền dã và hợp tác quốc tế.
Thảo luận, đánh giá giá trị toàn diện của Quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn như các vấn đề về: cảnh quan và môi trường, lịch sử, giao thương hàng hải, giao lưu kinh tế, văn hóa và tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, các vấn đề liên quan đến con đường giao thương hàng hải, kinh tế biển, quân sự,…
Hội thảo tập hợp 34 bài viết tham luận về các chủ đề trên trong đó có 4 bài tham luận của nhóm chuyên gia , chuyên gia quốc tế (Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ); 28 bài tham luận của cơ quan nghiên cứu Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học và 2 bài tham luận của địa phương.
Qua đó, đánh giá toàn diện về: vị trí, vai trò, quy mô, ý nghĩa, giá trị của Quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn qua các thời kỳ lịch sử.
Bổ sung căn cứ khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu xây dựng hồ sơ khoa học Quần thể di tích lịch sử Thương cảng Vân Đồn đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Kết quả chuyên môn của Hội thảo khoa học sẽ góp phần tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử và những giá trị văn hóa tiêu biểu của Quảng Ninh – vùng đất “địa linh, nhân kiệt” và thương cảng quốc tế Vân Đồn – một trung tâm kinh tế, đối ngoại quan trọng hàng đầu của đất nước.
Cũng tại hội thảo, đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực đã đưa ra tham luận về Quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Kim, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia phát biểu tại hội thảo (Ảnh: CTV)
Phát biểu tại hội thảo, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Kim, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia nhận định, Vân Đồn là thương cảng chính yếu của quốc gia Đại Việt và là một trong những đầu mối giao thương quan trọng của khu vực Đông Á đã duy trì hoạt động liên tục trong suốt 7 thế kỷ.
Vân Đồn là một thương cảng lớn, có vai trò kinh tế, chính trị quan trọng đồng thời có quá trình phát triển liên tục, lâu dài nhất trong lịch sử các thương cảng của Việt Nam.
Thương cảng này có sự kết nối chặt chẽ với các bến, cảng đảo ven bờ, các cảng vùng cửa sông với cùng biên viễn Vạn Ninh, Móng Cái, đảo Cát Bà và các làng nghề dệt, gốm sứ cùng nhiều ngành, nghề thủ công khác vùng châu thổ sông Hồng cũng như miền núi cao Đông Bắc, Tây Bắc.
Giáo sư Nguyễn Văn Kim nhấn mạnh, Thương cảng Vân Đồn là trường hợp hiếm lạ trong lịch sử Việt Nam, Đông Nam Á bởi đặc tính của một Cảng đảo.
Thêm địa phương miễn học phí năm học 2022-2023
Trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên học chương trình giáo dục thường xuyên đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sẽ được miễn học phí công lập.
Theo thông báo, tỉnh Quảng Ninh sẽ thực hỗ trợ 100% học phí công lập cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Thời gian hỗ trợ bằng số tháng học thực tế của đối tượng được hỗ trợ, nhưng không quá 9 tháng. Nguồn kinh phí thực hiện việc hỗ trợ từ ngân sách tỉnh cấp theo hình thức giao dự toán cho Sở GD&ĐT, UBND cấp huyện.
Việc tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết phải đảm bảo công khai, minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng, nội dung và mức hỗ trợ.
Giám đốc Sở GD&ĐT, chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã, trưởng phòng GD&ĐT và các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm toàn diện trong việc thẩm định, thẩm tra, tổ chức thực hiện chính sách, tuyệt đối không để xảy ra vi phạm trục lợi chính sách, thất thoát ngân sách Nhà nước.
Tỉnh Quảng Ninh sẽ thực hỗ trợ 100% học phí công lập cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Tại kỳ họp thứ 7 hôm 24/8, HĐND TP Cần Thơ đã thông qua 2 nghị quyết về mức học phí và hỗ trợ học phí trong năm học 2022-2023.
Đây là lần đầu tiên TP Cần Thơ miễn toàn bộ học phí cho học sinh các cấp trên địa bàn. Theo đó, 100% học sinh TP Cần Thơ được miễn học phí. Nguồn hỗ trợ được chi từ ngân sách của thành phố. Dự kiến, tổng kinh phí hỗ trợ là 308.943 tỷ đồng.
Ông Trần Thanh Bình, Giám đốc Sở GD&ĐT Cần Thơ, cho biết trong năm học 2022-2023, thành phố có khoảng 142.629 trẻ em, học sinh. Việc thành phố ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ học phí năm học 2022-2023 là cần thiết .
Trước đó, 4 địa phương, bao gồm Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Kạn, TP Đà Nẵng, TP Hải Phòng, cũng thông báo miễn học phí tùy cấp học.
Ngoài ra, Hà Nội, TP.HCM, Cà Mau đã ra thông báo, tạm thời chưa thu học phí. Cụ thể, Sở GD&ĐT TP.HCM yêu cầu các trường học tạm thời chưa tổ chức thu học phí năm học 2022-2023 để chờ hướng dẫn về mức thu học phí năm học mới của UBND thành phố.
Đối với khoản thu khác không phải học phí như tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, tổ chức các lớp học năng khiếu, ngoại ngữ, tin học, môn tự chọn, phục vụ bán trú, vệ sinh lớp bán trú... các trường học tiếp tục duy trì, giữ nguyên nội dung và định mức thu như năm học 2021-2022.
Dự toán thu, chi đối với các khoản thu dịch vụ, hỗ trợ phải xây dựng trước khi thông báo và thống nhất với phụ huynh. Bên cạnh đó, 100% trường công lập tại TP.HCM năm nay sẽ thực hiện thanh toán bằng các phương thức không dùng tiền mặt.
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc hướng dẫn tạm thời chưa thực hiện thu học phí năm học 2022-2023.
Theo đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đang phối hợp với các đơn vị liên quan báo cáo UBND TP trình HĐND thành phố thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn năm học 2022-2023 tại kỳ họp thứ 9 HĐND TP khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.
Trong thời gian chờ HĐND thành phố ban hành nghị quyết, Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc theo phân cấp quản lý, các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc sở (trừ các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao) tạm thời chưa thực hiện thu học phí cho đến khi có hướng dẫn mới.
Tỉnh Cà Mau cũng quyết định tạm thời chưa thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2022-2023. Với các khoản thu khác đầu năm học (nếu có), tỉnh yêu cầu thực hiện theo đúng quy định hiện hành, không được thu bất cứ khoản thu nào ngoài quy định.
Tích cực chuẩn bị về đội ngũ Hiện nay, toàn ngành giáo dục Quảng Ninh có trên 21.200 cán bộ, giáo viên, nhân viên; còn thiếu hơn 1.600 giáo viên so với quy định. Việc đào tạo nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên mầm non còn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng giáo viên chưa đồng đều giữa các vùng miền cũng ảnh hưởng đến...