Quảng Ngãi: Địa phương đầu tiên không có bệnh viện
Theo quyết định của UBND tỉnh Quảng Ngãi, từ ngày 1/1/2019, bệnh viện Đa khoa TP. Quảng Ngãi (đơn vị hành chính trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi) sẽ chính thức sáp nhập về bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi. Sau sáp nhập, TP. Quảng Ngãi là địa phương đầu tiên trong cả nước không có bệnh viện
Theo quyết định của UBND tỉnh Quảng Ngãi, kể từ ngày 1/1/2019, bệnh viện Đa khoa TP. Quảng Ngãi và bệnh viện Đa khoa Dung Quất sẽ sáp nhập vào bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi theo đề án sáp nhập bệnh viện do UBND tỉnh này ban hành.
Với quyết định này, tỉnh Quảng Ngãi là địa phương đầu tiên trong cả nước “xóa sổ” một bệnh viện tuyến huyện (Hiện nay, ngành Y tế đang thực hiện khám, chữa bệnh theo 4 tuyến, gồm: tuyến xã, phường, thị trấn; tuyến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tuyến Trung ương) và TP. Quảng Ngãi là địa phương đầu tiên trong cả nước không có bệnh viện.
Thêm nữa, sau khi bệnh viện Đa khoa TP. Quảng Ngãi sáp nhập về bệnh viện Đa khoa tỉnh, UBND tỉnh này lại giao cho bệnh viện Đa khoa huyện Sơn Tịnh (địa phương tiếp giáp địa giới hành chính với TP. Quảng Ngãi) thực hiện việc khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân trên địa bàn TP. Quảng Ngãi.
Điều này đang đặt ra nhiều băn khoăn cho người dân TP. Quảng Ngãi trong việc đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
Tập thể cán bộ, nhân viên bệnh viện Đa khoa TP. Quảng Ngãi cũng đã có đơn thư gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước bày tỏ ý kiến không đồng tình với quyết định của UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Bệnh viện Đa khoa TP. Quảng Ngãi là bệnh viện hạng III với nhiệm vụ khám chữa bệnh cho người dân 23 xã, phường trên địa bàn TP. Quảng Ngãi. Hiện có trên 130.000 người đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại đây.
Mỗi ngày, bệnh viện Đa khoa TP. Quảng Ngãi khám, điều trị cho từ 600 – 800 lượt bệnh nhân, công suất sử dụng giường bệnh đạt từ 80% – 100%. Đây là bệnh viện tuyến huyện duy nhất trong tỉnh tự chủ tài chính 100% từ năm 2016 đến nay.
Video đang HOT
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.
Quốc Triều
Theo Dân trí
Bạc Liêu: Bộ trưởng Y tế: "Bố trí giường bệnh làm sao cho bệnh nhân điều trị được thoải mái"
Làm việc với Trung tâm Y tế thị xã Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu), Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao công tác điều phối nhân lực cũng như việc khám chữa bệnh tại Trung tâm sau khi sáp nhập. Bộ trưởng đề nghị Trung tâm chú trọng công tác y tế dự phòng, bố trí giường bệnh để làm sao người bệnh được thoái mái.
Trong chuyến công tác tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đoàn công tác của Bộ Y tế vừa có chuyến thăm và làm việc với Trung tâm Y tế (TTYT) thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa có chuyến thăm, làm việc với Trung tâm Y tế thị xã Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu).
Báo cáo với đoàn công tác của Bộ Y tế, ông Huỳnh Văn Dũng- Giám đốc TTYT thị xã Giá Rai cho biết, TTYT thị xã Giá Rai được sáp nhập từ Bệnh viện đa khoa thị xã Giá Rai và TTYT thị xã Giá Rai vào tháng 5/2017. Là một trong những Trung tâm Y tế lớn của tỉnh, nên không chỉ phục vụ khám chữa bệnh cho người dân địa phương mà còn gần 50% số người bệnh ngoài địa bàn thị xã hàng năm.
Theo ông Huỳnh Văn Dũng, Ban giám đốc TTYT thị xã Giá Rai luôn tăng cường giáo dục nâng cao trách nhiệm của cán bộ, y, bác sĩ, nhân viên Trung tâm trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, như: Cải cách thủ tục hành chính trong việc khám chữa bệnh, thanh toán viện phí; lập nhóm chăm sóc khách hàng, tiếp sức người bệnh; giáo dục y đức, thái độ phục vụ người bệnh; nhiều kỹ thuật cao được áp dụng trong chẩn đoán, điều trị bệnh; công tác y tế dự phòng có hiệu quả;...
"Trong năm 2018, 10 Trạm Y tế xã đều đạt loại xuất sắc; công tác y tế dự phòng đạt 97,6%; công tác dân số đạt 99,5%; công tác điều trị đạt và vượt tất cả chỉ tiêu;...", ông Dũng nêu bật kết quả năm qua.
Lãnh đạo TTYT thị xã Giá Rai báo cáo một số vấn đề hoạt động, nghiệp vụ chuyên môn với Bộ trưởng Bộ Y tế.
Tuy nhiên, Giám đốc TTYT thị xã Giá Rai cũng nhìn nhận, Trung tâm chưa thu hút được bác sĩ sau đại học có trình độ chuyên môn sâu về công tác theo yêu cầu; nguồn thanh toán bảo hiểm còn nhiều bất cập do cơ chế, chính sách; trang thiết bị chưa đồng bộ; cơ sở vật chất một số Trạm Y tế xã đã xuống cấp, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân địa phương.
Theo ông Huỳnh Văn Dũng, mục tiêu mà TTYT thị xã Giá Rai đưa ra trong thời gian tới là nâng Trung tâm lên hạng II vào năm 2019, với 300 giường bệnh, 115 bác sĩ;...
Để ngành Y tế đạt hiệu quả hơn nữa, Giám đốc TTYT thị xã Giá Rai kiến nghị Bộ Y tế và cơ quan liên quan có sự thống nhất nội dung chỉ đạo trước khi triển khai như định mức cáp điện tim, bóng đèn CT,... để tránh lãng phí; Bộ Y tế cần có cơ chế thoáng trong việc định mức thiết bị theo hạng bệnh viện; Bộ Y tế, Bộ Tài chính cần cụ thể hơn việc tiến hành tự chủ của các đơn vị sự nghiệp Y tế;...
"Nghề Y là loại hình lao động đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe người bệnh nên áp lực công việc rất lớn, do đó cần có chế độ đãi ngộ đặc biệt so với các ngành khác cả về vật chất lẫn tinh thần", ông Dũng đề xuất.
Bộ trưởng Y tế trao đổi việc chăm sóc, điều trị bệnh với bác sĩ bệnh viện.
Làm việc với TTYT thị xã Giá Rai, đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ,... của Bộ Y tế đã đánh giá cao việc TTYT thị xã Giá Rai sáp nhập, tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu quả hơn; Trung tâm cũng đã chú trọng đường dây nóng ngành Y tế khi cho dán nhiều nơi dễ thấy để tiếp nhận, xử lý kịp thời những thắc mắc, phản ánh của người nhà và bệnh nhân.
Phát biểu chỉ đạo tại TTYT thị xã Giá Rai, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, đây là một TTYT cấp huyện đa chức năng sau khi sáp nhập, lãnh đạo Trung tâm đã làm rất tốt công tác nhân sự, công tác khám chữa bệnh,...
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Y tế, trong tình hình hiện nay, y tế công cộng dự phòng là một mãng rất quan trọng. Số bệnh nhân tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tỷ lệ rất cao. Do đó, y tế dự phòng không còn là phòng chống dịch, nên Trung tâm cần chú trọng hơn công tác này. "Chúng ta không chỉ lo cho người đã bị bệnh, mà còn phải lo cả cho những người khỏe mạnh", Bộ trưởng Tiến nhắc nhở.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, để ngành y tế hoạt động tốt cần chú trọng các trụ cột là hoạt động, con người, tài chính, cơ sở hạ tầng. "Mãng chưa bị bệnh, mãng đã bị bệnh rồi, nhưng để bao quát thì phải có tiền, có người, cơ chế tài chính, nhà cửa...", bà Tiến lưu ý.
Bộ trưởng Y tế đánh giá cao việc sắp xếp nhân sự của Ban Giám đốc sau khi TTYT thị xã Giá Rai sáp nhập, và mong muốn cần làm sao để thu nhập của một bộ phận cán bộ, y, bác sĩ, nhân viên được nâng lên để an tâm công tác.
Bộ trưởng Y tế cho rằng, cơ sở hạ tầng của TTYT thị xã Giá Rai rất tốt, nhưng với hoạt động của Trung tâm hiện nay không khéo sẽ quá tải. Do đó, Bộ trưởng đề nghị có thể chuyển một số bệnh nhẹ về các Trạm Y tế xã, bố trí lại giường bệnh ở một số phòng sao cho không bị chật chội, làm sao để nhân dân được thoải mái khi điều trị bệnh.
"Giám đốc Trung tâm đã làm rất tốt trong việc điều phối nhân sự như dược sĩ cao cấp sĩ thì đưa về huyện, trung cấp thì đưa về xã, rất hài hòa, không bỏ ai", bà Tiến nói. Tuy nhiên, sau khi nghe báo cáo nguồn thu nhập của một phận cán bộ, y, bác sĩ, nhân viên, đặc biệt là phụ trách mảng y tế dự phòng còn thấp, Bộ trưởng Tiến đề nghị địa phương, Trung tâm làm sao có giải pháp để tăng thêm thu nhập cho anh em yên tâm công tác.
Với việc TTYT thị xã Giá Rai có nguyện vọng lên hạng II, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị Trung tâm cần có báo cáo rõ bao nhiêu % hạng mục, kỹ thuật hạng 2 đã làm được rồi, có những phòng chức năng chuyên môn gì, nhân lực thế nào,... để từ đó có cơ sở xem xét.
Huỳnh Hải
Theo Dân trí
Nam bệnh nhân tử vong chưa rõ nguyên nhân sau khi phẫu thuật Một nam bệnh nhân vừa tử vong chưa rõ nguyên nhân tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi sau khi phẫu thuật. Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, nơi xảy ra vụ việc (Ảnh: Zing news) Ngày 12/10, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi gửi văn bản báo cáo Sở Y tế về trường hợp bệnh nhân Lê Chiến (68 tuổi, ngụ...