Quảng Ngãi: Chưa có chứng nhận an toàn thực phẩm vẫn được chọn cung ứng hàng?
Ngày 2/4, tin từ Sở Công Thương Quảng Ngãi cho hay, đơn vị này xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa thiết yếu theo các cấp độ dịch bệnh tại các khu cách ly người dân trên địa bàn tỉnh nhằm ứng phó với dịch Covid-19.
Trong số 4 doanh nghiệp bán lẻ cung ứng hàng hóa cho các khu vực cách ly trong trường hợp tỉnh Quảng Ngãi xảy ra dịch bệnh Covid-19 có Chi nhánh Công ty CP EB Hải Phòng tại Quảng Ngãi – đơn vị đang kinh doanh tại siêu thị Big C GO! Quảng Ngãi và chưa được cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
EB Hải Phòng tại Quảng Ngãi đang kinh doanh tại Big C Go! Quảng Ngãi chưa có chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Theo đó, trên cơ sở đánh giá số dân, nhu cầu tiêu dùng, Sở Công Thương Quảng Ngãi dự báo tình hình thị trường và cung ứng hàng hóa theo 5 cấp độ của dịch bệnh Covid-19, gồm cấp độ 1: Khu có cách ly 50 người trong 28 ngày, cấp độ 2: Khu có cách ly 100 người trong 28 ngày, cấp độ 3: Khu có cách ly 1.000 người trong 28 ngày, cấp độ 4: Khu có cách ly 3.000 người trong 28 ngày và cấp độ 5: Khu có cách ly 10.000 người trong 28 ngày.
Đáng chú ý, trong số 4 doanh nghiệp bán lẻ cung ứng hàng hóa cho các khu vực cách ly trong trường hợp tỉnh Quảng Ngãi xảy ra dịch bệnh Covid-19 có Chi nhánh Công ty Cổ phần EB Hải Phòng tại Quảng Ngãi – đơn vị đang kinh doanh tại Big C GO! Quảng Ngãi.
Trong khi đó, sau khi kiểm tra hồ sơ, phát hiện đơn vị này cùng một số cơ sở khác chưa được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, vào ngày 29/3, cũng Sở Công Thương đã yêu cầu Big C GO! Quảng Ngãi tiếp tục đóng cửa sau 3 ngày tạm ngưng kinh doanh vì vụ “khai trương” với hàng ngàn người chen chân mua sắm vào ngày 26/3, thời điểm đã có quy định cấm tụ tập đông người.
Video đang HOT
“Biển người” chen nhau mua sắm tại Big C GO! Quảng Ngãi vào ngày 26/3.
Mới đây nhất, vào ngày 1/4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng ký văn bản về hoạt động của Trung tâm thương mại và siêu thị GO! Quảng Ngãi. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chi nhánh Công ty Cổ phần EB Hải Phòng tại Quảng Ngãi và Công ty Cổ phần đầu tư bất động sản bán lẻ Hùng Cường – hai đơn vị kinh doanh, quản lý siêu thị Big C GO! Quảng Ngãi, đóng cửa siêu thị cho đến khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, Trung tâm chỉ được phép mở cửa hoạt động để bán một số sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhân dân khi đảm bảo các điều kiện về hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Điều khiến dư luận khó hiểu là tại sao một cơ sở kinh doanh chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và đang bị cấm mở cửa như EB Hải Phòng tại Quảng Ngãi lại được chọn là một trong số ít những doanh nghiệp bán lẻ cung ứng hàng cho các khu vực cách ly?
Phóng viên liên hệ với Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ngãi để tìm câu trả lời cho câu hỏi trên nhưng vị này không nghe máy.
Hà Phương
Siêu thị, doanh nghiệp cam kết cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu, không tăng giá
Các siêu thị đang tích cực tăng lượng hàng hóa thiết yếu và cam kết không tăng giá để phục vụ người dân khi Hà Nội có bệnh nhân đầu tiên dương tính với Covid-19 vào 22h đêm ngày 6/3.
Sau khi nhận được thông báo Hà Nội có 1 ca dương tính với Covid-19, ngay lập tức trong đêm, hàng ngàn người dân tìm đến các siêu thị tiện lợi và cửa hàng bán lẻ để tích trữ đồ dùng thiết yếu. Hầu hết các siêu thị như Big C, Vinmart, T-mart, Thành Đô... đông nghẹt người mua hàng. Có những người phải chờ 1-2 giờ để được thanh toán với hóa đơn vài triệu đồng.
Hiện tại, trên toàn thành phố có 142 siêu thị, 128 chuỗi cung ứng thực phẩm, hơn 450 chợ và trên 1.000 điểm bán hàng bình ổn. Lượng hàng hóa, nhu yếu phẩm để phục vụ người dân đã được lên kế hoạch từ trước, thậm chí khi dịch bùng phát ở mức độ cao nhất.
Liên hệ với các siêu thị và các công ty cung ứng thực phẩm tại Hà Nội, tất cả đều cam kết sẽ không tăng giá và sẽ cung ứng lượng hàng hóa lên gấp 2-3 lần ngày thường để phục vụ người dân.
Nguồn cung thực phẩm và các sản phẩm thiết yếu tại các siêu thị trên địa bàn TP. Hà Nội rất dồi dào.
Bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam khuyên mọi người hết sức bình tĩnh vì nguồn cung tại thị trường Hà Nội rất dồi dào. Các siêu thị và các nhà bán lẻ đã có những phương án dự phòng từ trước Tết để đối phó với dịch Covid-19. Vì vậy, người dân không nên đổ xô đi mua quá nhiều hàng tích trữ vào thời điểm này, vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho tư thương lợi dụng tăng giá, móc túi người tiêu dùng".
Theo chị Lê Kim Ngân (Công ty Gạo Thái Dương), công ty cam kết không tăng giá bán đối với tất cả các sản phẩm gạo trong thời gian tới. "Sản lượng gạo dự trữ của công ty tôi còn rất nhiều. Mỗi ngày, công ty có thể cung ứng cho thị trường khoảng 10 tấn gạo các loại. Hệ thống các siêu thị phân phối, bán lẻ sản phẩm gạo sẽ có hàng phục vụ hàng ngày. Hy vọng mọi người bình tĩnh và hạn chế đến những nơi quá đông người, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và luôn rửa tay sạch hàng giờ. Đó mới là giải pháp tốt nhất trong thời gian này" - chị Ngân nhấn mạnh.
Các doanh nghiệp cam kết đảo đảm nguồn cung hàng hóa cho thị trường, giữ ổn định tâm lý thị trường.
Chị Ngọc Minh, một công ty nông sản tại miền Nam cho biết, thời điểm này đang là thời điểm thu hoạch chính trong năm nên sản lượng rất nhiều. Doanh nghiệp chúng tôi luôn đồng hành cùng chính quyền và người dân TP. Hà Nội đẩy lùi dịch bệnh. Mọi người không cần phải lo lắng, ồ ạt đi mua đồ dự trữ, hay di chuyển khỏi nơi cư trú. Những điều này hoàn toàn không cần thiết và chỉ khiến công tác kiểm soát dịch bệnh thêm khó khăn.
Vu Thi trương trong nươc (Bô Công Thương) cho biêt: Bô Công Thương có phương án điều tiết nguồn hàng từ các nhà cung cấp, từ các điểm bán hàng ngoài Hà Nội để tăng lượng cung ứng cho địa bàn thành phố Hà Nội. Bộ cũng đã chỉ đạo Sở Công Thương thành phố Hà Nội, bám sát tình hình thị trường, trực tiếp kiểm tra đôn đốc các doanh nghiệp phân phối trên địa bàn triển khai các phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa cho thị trường, giữ ổn định tâm lý thị trường.
"Hiện việc kiểm soát dịch bệnh và bảo đảm nguồn cung hàng hóa đang được Chính phủ và các Bộ triển khai quyết liệt và sát sao nên người dân tại thành phố Hà Nội không nên quá hoang mang, lo lắng", Vu Thi trương trong nươc khăng đinh.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo chống Covid-19 của TP Hà Nội vừa diễn ra, Bí thư thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ cũng khẳng định, Hà Nội sẽ cung cấp đủ nhu yếu phẩm cho người dân. Mong người dân hãy bình tĩnh, không nên đổ xô đi mua hàng siêu thị.
Theo Dân Việt
Dịch COVID-19: Hà Nội gắn sản xuất tập trung với cung ứng hàng hóa Với mục tiêu bảo vệ sức khỏe lâu dài và tăng cường phòng chống dịch COVID-19, thành phố Hà Nội đang đặt ra nhiều giải pháp mạnh, trọng tâm để siết chặt vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn. Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phố Hà Nội có lượng người sinh sống đông với gần 10 triệu...