Quân nổi dậy tiến vào thủ đô, tuyên bố Tổng thống Syria đã rời Damascus
Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã rời khỏi Damascus tới một địa điểm không xác định vào ngày 8/12, hai sĩ quan quân đội cấp cao xác nhận với Reuters.
(Tư liệu) Tổng thống Syria Bashar Al-Assad phát biểu tại Damascus, Syria. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Trong khi đó, phiến quân tuyên bố đã tiến vào thủ đô mà không gặp phải sự kháng cự đáng kể từ quân đội chính phủ.
Theo các nhân chứng, hàng ngàn người dân đã đổ về quảng trường trung tâm ở Damascus, vừa đi bộ vừa di chuyển bằng ô tô, tay vẫy cao và hô vang khẩu hiệu “Tự do”.
“Chúng tôi ăn mừng cùng người dân Syria với tin tức về việc trả tự do cho tù nhân, tháo xiềng xích cho họ và tuyên bố chấm dứt kỷ nguyên bất công tại nhà tù Sednaya”, đại diện lực lượng phiến quân tuyên bố.
Dữ liệu từ Flightradar cho thấy một chiếc máy bay Syria đã cất cánh từ sân bay Damascus vào thời điểm mà quân nổi dậy khẳng định họ đã kiểm soát thủ đô. Chiếc máy bay ban đầu di chuyển về phía bờ biển Syria, khu vực được coi là thành trì của giáo phái Alawite – cộng đồng tôn giáo của ông Assad. Tuy nhiên, nó bất ngờ đổi hướng và biến mất khỏi radar chỉ vài phút sau đó.
Video đang HOT
Hiện Reuters chưa thể xác minh danh tính những người có mặt trên chuyến bay.
Chỉ vài giờ trước đó, quân nổi dậy tuyên bố giành quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố Homs – một địa bàn quan trọng – sau một ngày giao tranh ác liệt. Thành công này khiến quyền lực 24 năm của ông Assad đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Tại Damascus, hai người dân cho biết họ đã nghe thấy những loạt súng dữ dội ở trung tâm thành phố vào sáng 8/12. Tuy nhiên, nguồn gốc của các tiếng súng này vẫn chưa được làm rõ.
Nếu thông tin quân nổi dậy tiến vào Damascus và ông Assad rời khỏi thủ đô được xác nhận, đây có thể là bước ngoặt lớn nhất trong cuộc nội chiến kéo dài hơn một thập kỷ tại Syria. Sự sụp đổ của các thành trì quan trọng sẽ tạo ra khoảng trống quyền lực lớn, đồng thời mở ra những thách thức mới cho cả các bên trong nước lẫn cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết xung đột và tái thiết đất nước.
Trước đó, Ngoại trưởng của 5 quốc gia Arab, bao gồm Ai Cập, Qatar, Jordan, Iraq và Saudi Arabia, và những người đồng cấp Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran ngày 7/12 kêu gọi tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria nhằm chấm dứt các hoạt động quân sự và bảo vệ dân thường ở quốc gia Trung Đông này.
Sau cuộc họp về tình hình Syria diễn ra tại Doha (Qatar) ngày 7/12, ngoại trưởng của 8 quốc gia nói trên ra tuyên bố nêu rõ: “Cuộc khủng hoảng hiện nay ở Syria là một diễn biến nguy hiểm đối với sự an toàn của nước này cũng như an ninh khu vực và quốc tế. Các nỗ lực quốc tế cần phải được tăng cường để cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân Syria và đảm bảo khả năng tiếp cận bền vững và không bị cản trở”. Tuyên bố kêu gọi chấm dứt các hoạt động quân sự ở Syria để khởi động một tiến trình chính trị toàn diện dựa trên Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Các lực lượng đối lập Syria chiếm kênh truyền hình nhà nước và kiểm soát Damascus
Ngày 8/12, các lực lượng đối lập ở Syria đã chiếm các kênh truyền hình nhà nước và kiểm soát thủ đô Damascus.
Tuyến đường dẫn tới thủ đô Damascus của Syria. Ảnh: AA/TTXVN
Trên sóng truyền hình, một người đàn ông mặc quân phục, được các tay súng vũ trang bảo vệ, đã đọc tuyên bố, gọi là "Tuyên bố số 1" trên sóng truyền hình, trong đó khẳng định các nhóm đối lập đã chiếm được thủ đô Damascus. Các nhóm đối lập cũng tuyên bố đã phóng thích toàn bộ tù nhân.
Trước đó, phát biểu trên kênh truyền hình Al Jazeera Mubasher, thủ lĩnh nhóm đối lập chính của Syria ở nước ngoài Hadi al-Bahra cho biết sẽ gặp đại diện các nước Arập, châu Âu và Liên hợp quốc để bàn thảo và đi đến thống nhất về giai đoạn kế tiếp của quốc gia Trung Đông này.
Trong khi đó, quân đội Syria khẳng định lực lượng này vẫn đang tiến hành các hoạt động quân sự chống lại "các nhóm khủng bố" ở vùng nông thôn Hama, Homs và Deraa. Quân đội Syria cho rằng cần nâng cao nhận thức về những gì họ cho là "một âm mưu quy mô lớn" nhắm vào đất nước, đồng thời kêu gọi người dân cảnh giác để bảo vệ sự ổn định và chủ quyền của Syria.
Trước đó, nhiều hãng truyền thông phương Tây đưa thông tin chưa được kiểm chứng rằng Tổng thống Syria Bashar Al- Assad đã rời đất nước.
Các vụ nổ xảy ra xung quanh thủ đô Damascus, Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Cùng ngày, Ahmed al-Sharaa, thủ lĩnh của Hayat Tahrir al-Sham (HTS), nhóm Hồi giáo đứng đầu cuộc tấn công, tuyên bố cấm tiếp cận các cơ quan công quyền và những cơ quan này sẽ nằm dưới sự giám sát của Thủ tướng Syria Mohammad Ghazi al-Jalali cho đến khi được bàn giao chính thức.
Trong tuyên bố đăng trên Facebook, Thủ tướng Syria Mohammad Ghazi al-Jalali khẳng định ông vẫn ở tại nhà riêng và sẵn sàng "hợp tác" với bất kỳ nhà lãnh đạo nào do người dân lựa chọn.
Trước tình hình trên, Nhà Trắng đã ra tuyên bố cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến bất ngờ ở Syria và đang giữ liên lạc chặt chẽ với các đối tác trong khu vực.
Trong khi đó, phát biểu với báo giới, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng cuộc tấn công của các nhóm vũ trang đối lập ở Syria đã được lên kế hoạch cẩn thận từ lâu "nhằm thay đổi tình hình trên thực địa, để thay đổi cán cân quyền lực". Ông nhấn mạnh Moskva "sẽ phản đối điều này bằng mọi cách", cũng như "sẽ ủng hộ chính quyền hợp pháp Syria".
Cũng trong ngày 8/12, Jordan đã ra tuyên bố khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì sự ổn định và an ninh của Syria.
Tổng thống Syria bổ nhiệm nội các mới Hãng thông tấn nhà nước Syria (SANA) ngày 23/9 đưa tin, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã ban hành sắc lệnh thành lập chính phủ mới do Thủ tướng Mohammad Ghazi al-Jalali đứng đầu. Tổng thống Syria Bashar Al-Assad phát biểu tại Damascus, Syria. Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN Sắc lệnh trên bao gồm sự thay đổi vị trí lãnh đạo của 14...