Quân đội Trung Quốc tấn công nước khác theo chiến thuật nào?

Theo dõi VGT trên

Đúc kết từ trận chiến biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ vào năm 1962, tạp chí thời sự uy tín Newsweek (Mỹ) dẫn phân tích của một chuyên gia phân tích chiến lược quốc tế nổi tiếng đã đưa ra 6 nguyên tắc quân đội Trung Quốc sử dụng để tấn công nước láng giềng, đồng thời cho rằng đây là những chiến thuật mà Bắc Kinh sẽ tiếp tục vận dụng trong tương lai.

Quân đội Trung Quốc tấn công nước khác theo chiến thuật nào? - Hình 1

Quân đội Trung Quốc diễu hành ở Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh – Ảnh: Reuters

1. Tấn công bất ngờ

Giáo sư Brahma Chellaney, một trong những chuyên phân tích chiến lược quốc tế hàng đầu của Ấn Độ, nhận định rằng Trung Quốc coi trọng chiến thuật đ.ánh úp đối phương, nhằm tạo ra những cú sốc về chính trị và tinh thần cho đối phương trong khi đang sớm có được những thắng lợi trên chiến trường.

Bắc Kinh đã bắt đầu và kết thúc cuộc chiến năm 1962 một cách đầy bất ngờ khiến New Dehli không kịp trở tay.

Vào rạng sáng 20.10.1962, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tiến hành một cuộc đột kích bất ngờ, huy động một lực lượng khổng lồ tràn sang các khu vực từ đông sang tây của dãy Himalaya, sâu bên trong lãnh thổ phía đông bắc Ấn Độ.

Đến ngày thứ 32 của cuộc chiến, Trung Quốc bất ngờ đơn phương tuyên bố ngừng chiến và 10 ngày sau cho rút quân ra khỏi các khu vực mà họ đã chiếm đóng ở sườn phía đông Ấn Độ, nằm giữa Bhutan và Miến Điện, nhưng vẫn giữ vùng đất ở phía tây.

2. Tập trung toàn lực

Các tướng lĩnh quân đội Trung Quốc tin rằng nên tấn công càng nhanh và càng mãnh liệt càng tốt, nhằm tạo ra những trận đ.ánh tốc chiến tốc thắng.

Đây cũng là lối đ.ánh mà họ sử dụng trong cuộc chiến với Ấn Độ hồi năm 1962. Chiến thuật này cũng là đặc trưng cho mọi hành động quân sự của quân đội Trung Quốc kể từ năm 1949, theo ông Chellaney.

3. Ra tay trước

Trung Quốc không lưỡng lự trong việc dùng vũ lực để giải quyết các xung đột chính trị. Nước này thường xuyên tuyên bố sẽ dạy cho đối phương một bài học để không còn dám thách thức Trung Quốc trong tương lai, theo chuyên gia phân tích người Ấn Độ.

Video đang HOT

Cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai từng nói rằng cuộc chiến năm 1962 có mục đích là để “dạy cho Ấn Độ một bài học”.

4. Kiên nhẫn chờ thời cơ

Giáo sư Chellaney cho rằng Trung Quốc đã chọn thời điểm thuận lợi nhất để phát động cuộc chiến năm 1962.

Chiến dịch tấn công Ấn Độ diễn ra trùng với thời điểm đang có cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba.

Năm 1962, Mỹ bất ngờ tuyên bố phát hiện Liên Xô triển khai tên lửa ở Cuba, chỉ cách bán đảo Florida chưa tới 150 km.

Quân đội Mỹ lập tức được đặt trong tình trạng báo động. Căng thẳng giữa hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới không ngừng leo thang và thế giới vào thời điểm đó đứng trước bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Khủng hoảng chỉ được giải tỏa sau khi Liên Xô đồng ý dẹp các căn cứ ở Caribe và Mỹ cam kết không tấn công Cuba.

Trung Quốc chọn thời điểm này để tấn công Ấn Độ vì các nguồn quốc tế ủng hộ New Dehli đang tập trung vào cuộc khủng hoảng Cuba, giáo sư Chellaney phân tích.

Và ngay khi Mỹ và Nga chấm dứt tình trạng căng thẳng tại Cuba thì Trung Quốc cũng đơn phương tuyên bố ngừng cuộc chiến tại Ấn Độ.

Ngay cả sau khi cuộc chiến tại Ấn Độ đang diễn ra, cộng đồng quốc tế vẫn đang tập trung vào tình hình tiếp diễn sau cuộc đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô, chứ không để ý đến cuộc tấn công của Trung Quốc.

5. Hợp thức hóa các hành động của mình

Newsweek dẫn đ.ánh giá của giáo sư Chellaney cho rằng Trung Quốc thường hay ngụy trang hành động tấn công của mình bằng cách gọi đó là tự vệ.

Trong một tài liệu đệ trình quốc hội hồi năm 2010, Lầu Năm Góc nói: “Lịch sử của chiến tranh hiện đại Trung Quốc cung cấp nhiều trường hợp cho thấy giới lãnh đạo Trung Quốc thường gọi hành động tấn công quân sự phủ đầu của mình là biện pháp phòng thủ mang tính chiến lược”.

Bắc Kinh đã gọi cuộc tấn công tại khu vực biên giới với Ấn Độ hồi năm 1962 là “một cuộc phản công tự vệ”.

6. Sẵn sàng mạo hiểm

Sẵn sàng mạo hiểm là một chiến thuật được Trung Quốc sử dụng từ lâu, theo giáo sư Chellaney.

Những thắng lợi trong quá khứ có lẽ sẽ cho Bắc Kinh sự tự tin để tiếp tục thực hiện lần nữa trong tương lai, đặc biệt là khi Trung Quốc giờ đây đã trở thành một thế lực về kinh tế cũng như quân sự của thế giới, ông Chellaney đ.ánh giá.

Cuộc chiến hồi năm 1962 diễn ra trong giai đoạn Trung Quốc còn nghèo và không có vũ khí hạt nhân, nhưng cuộc chiến này đã cho thế giới thấy cách nghĩ của tướng lĩnh Trung Quốc. Và nó cũng giúp lý giải tại sao có nhiều nhận định cho rằng việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự là một mối lo ngại lớn, chuyên gia phân tích người Ấn Độ bình luận.

Theo TNO

Chuyên gia phương Tây: Trung Quốc sẽ phải trả giá vì chính sách bắt nạt

Mặc dù đang cố xây dựng vị thế "quốc gia lớn" cho xứng tầm với danh hiệu nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, nhưng cách đối xử với các nước nhỏ hơn của Trung Quốc có nguy cơ gây ra tác động xấu đến chiến lược toàn diện của nước này, AFP tổng hợp nhận định của các chuyên gia phương Tây.

Chuyên gia phương Tây: Trung Quốc sẽ phải trả giá vì chính sách bắt nạt - Hình 1

Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, thủ đô Trung Quốc - Ảnh: AFP

Bắc Kinh đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Na Uy sau khi Ủy ban Nobel trao giải Nobel Hòa bình hồi năm 2010 cho Lưu Hiểu Ba, một nhà hoạt động nhân quyền đang bị cầm tù ở Trung Quốc, bất chấp việc Na Uy không hề kiểm soát quyết định của ủy ban này.

Chuyến lưu diễn Trung Quốc của Alexander Rybak, ngôi sao ca nhạc nổi tiếng Na Uy, đã bị hủy. Na Uy cũng bị gạt khỏi danh sách các quốc gia được hưởng chế độ miễn thị thực quá cảnh trong 72 tiếng tại Trung Quốc.

"Chiến thuật "bắt nạt" mà Trung Quốc vận dụng, đặc biệt là nhằm vào các quốc gia nhỏ như Na Uy, là đặc trưng của tính cách gây hấn thụ động", AFP dẫn lời ông Phil Mead, một doanh nhân người Anh chuyên hỗ trợ các công ty Trung Quốc làm ăn tại thị trường châu Âu.

Điều này khiến Bắc Kinh "trông nhỏ mọn và thù vặt trong mắt thế giới", ông Mead cho hay. Nhưng Na Uy không phải là quốc gia duy nhất bị Trung Quốc "bắt nạt", theo AFP.

Bắc Kinh, vốn có tranh chấp chủ quyền với Philippines, ban đầu đã hỗ trợ cho đảo quốc này vỏn vẹn 100.000 USD t.iền khắc phục hậu quả siêu bão Hải Yến hồi tháng 11.2013, theo AFP.

Sau khi bị cộng đồng quốc tế lên án, Trung Quốc đã tăng viện trợ lên 1,8 triệu USD và điều một tàu bệnh viện sang Philippines. Tuy nhiên, khoản viện trợ này vẫn không thấm vào đâu so với mức viện trợ nhân đạo 30 triệu USD của Nhật, 20 triệu USD của Mỹ, thậm chí còn không sánh được với viện trợ từ một số công ty.

Một năm trước đó, cũng sau một vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo, Trung Quốc đột nhiên ban hành một lệnh cấm nhập chuối từ Philippines, nói rằng phía Trung Quốc phát hiện sâu bọ trong các chuyến hàng vận chuyển.

Hàng tấn chuối bị héo khô tại các bến cảng của Trung Quốc và Philippines vì lệnh cấm này, gây thiệt hại lên đến khoảng 23 triệu USD, theo AFP.

Hiệu ứng Đạt Lai Lạt Ma

Các chuyên gia cho biết sự đe dọa từ Trung Quốc có thể được kích hoạt từ nhiều vấn đề riêng biệt, chẳng hạn như thông qua mối quan hệ với nhà sư Tây Tạng lưu vong Đạt Lai Lạt Ma.

Ông James Reilly, một giáo sư về chính trị Đông Bắc Á tại Trường đại học Sydney (Úc), chuyên nghiên cứu về các lệnh cấm đơn phương của Bắc Kinh, nhận xét rằng Trung Quốc chú ý đặc biệt đến các chuyến thăm của Đạt Lai Lạt Ma.

Vào năm 2010, các nhà nghiên cứu Đức thậm chí còn phát hiện ra rằng các quốc gia có lãnh đạo gặp gỡ nhà sư lưu vong này sẽ hứng chịu sự giảm sút về lượng hàng xuất khẩu vào Trung Quốc, trung bình khoảng 12,5%, trong 2 năm sau đó.

Điều này khiến họ đưa ra một khái niệm được gọi tên là "Hiệu ứng Đạt Lai Lạt Ma".

AFP trong bài tổng hợp cũng dẫn lại ý kiến phản bác của các chuyên gia Trung Quốc. Ông Qu Xing, người đứng đầu Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, bác bỏ nhận định cho rằng các chính sách của Trung Quốc sẽ làm phương hại đến hình ảnh của nước này trên toàn cầu.

Ông Qu Xing cho rằng "nhiều người tại Trung Quốc tin rằng chính sách đối ngoại của chúng tôi sẽ còn trở nên quyết đoán hơn nữa".

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hungary phản ứng trước quyết định của tòa án EU
09:00:15 14/06/2024
Con trai Tổng thống Joe Biden rút đơn kiện cựu luật sư riêng của ông Donald Trump
19:09:52 14/06/2024
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc kêu gọi sinh viên y khoa sớm quay trở lại trường học
19:04:05 14/06/2024
Lệnh ngừng b.ắn ở Gaza sẽ thúc đẩy cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah?
16:34:43 14/06/2024
Trung Quốc và Nga đang 'vượt mặt' Mỹ ở châu Phi
17:38:28 14/06/2024
Ukraine và phương Tây xung đột về chiến đấu cơ F-16
20:45:01 14/06/2024
Thương vụ vũ khí bí mật khiến Nga 'mất' đồng minh quan trọng?
06:49:44 15/06/2024
Trên 1 triệu tín đồ Hồi giáo đã có mặt tại thánh địa Mecca
19:52:37 14/06/2024

Tin đang nóng

Một nữ nghệ sĩ bị phát hiện có hành động nhạy cảm với Lý Hải ở thảm đỏ: "Tôi tưởng không ai nhìn thấy"
23:51:21 15/06/2024
Động thái lạ của diễn viên Thu Trang giữa lúc vướng tin mang thai ở t.uổi 39
22:34:55 15/06/2024
Diễn viên Trương Quỳnh Anh tiết lộ cuộc sống mẹ đơn thân
23:03:30 15/06/2024
Dàn quý tử cao mét 8 nhà sao Việt: Người được khen là "bản sao Bi Rain", người khiến bố sợ vóc dáng mất cân đối vì quá cao
21:17:14 15/06/2024
Nữ phụ "Câu chuyện Hoa hồng": Chuẩn tiểu thư "cành vàng lá ngọc", từng hẹn hò tài tử "Gossip Girl" nhưng lại quyết định cưới thầy của mình
22:20:22 15/06/2024
Quách Ngọc Tuyên bần thần nhìn di ảnh diễn viên Hồng Hải mất ở t.uổi 31
23:18:43 15/06/2024
Ngô Cẩn Ngôn được khen trong phim 'Mặc vũ vân gian'
23:01:05 15/06/2024
Rộ tin Louis Phạm lên tiếng xin lỗi, CĐM tìm ra chi tiết vẫn chưa hối lỗi?
21:34:16 15/06/2024

Tin mới nhất

Căng thẳng mới giữa Israel và Pháp

06:46:30 16/06/2024
Tháng trước, Pháp đã chặn các công ty quốc phòng của Israel tham gia một cuộc triển lãm vũ khí lớn ở Paris. Pháp cũng lên án các cuộc tấn công của Israel vào Rafah ở Gaza.

Nam Phi phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ thứ 7

06:44:57 16/06/2024
Hiện tại Nam Phi không có phương pháp điều trị nào được đăng ký đối với bệnh này, tuy nhiên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị sử dụng tecovirmat (thường được biết đến với tên thương hiệu Tpoxx) để điều trị các trường hợp bệnh nặng...

Bộ Tư pháp Mỹ không truy tố Bộ trưởng Garland tội khinh thường Quốc hội

06:37:01 16/06/2024
Tuy nhiên, nếu ông nộp băng ghi âm cuộc thẩm vấn Tổng thống Biden, điều này có thể làm hỏng những cuộc điều tra lớn và nhạy cảm trong tương lai vì có thể khiến nhân chứng lo sợ, không dám hợp tác với cơ quan chức năng.

Người dân Cuba háo hức xếp hàng tham quan tàu chiến Nga

06:30:18 16/06/2024
Hàng dài người chờ đợi nhiều giờ đồng hồ để lên tàu khu trục, trong khi tàu ngầm nằm cách đó vài mét không được phép tiếp cận. Trẻ nhỏ và người lớn đều được kiểm tra an ninh kỹ càng trước khi lên tàu.

Mỹ điều tra hợp kim titan bị làm giả hồ sơ trên các máy bay phản lực của Boeing và Airbus

05:56:53 16/06/2024
Bên cạnh đó, FAA cũng đang xác minh việc làm thế nào các bộ phận được làm từ titan có hồ sơ giả mạo lại xuất hiện trên các máy bay do Airbus và Boeing sản xuất trong những năm gần đây.

Tổng thống đắc cử Mexico điện đàm với Phó Tổng thống Mỹ

05:54:24 16/06/2024
Tổng thống Biden ký sắc lệnh hôm 5/6 vừa qua về việc tạm ngừng xét duyệt đơn xin tị nạn nếu số lượng người nhập cư vượt qua biên giới vào Mỹ trung bình mỗi ngày vượt quá 2.500 người.

EU nhất trí về nguyên tắc tiến hành các cuộc đàm phán để Ukraine và Moldova gia nhập khối

05:52:05 16/06/2024
Các đại sứ Liên minh châu Âu đã đồng ý trên nguyên tắc về khuôn khổ đàm phán cho các cuộc thương lượng gia nhập khối của Ukraine và Moldova.

Nữ Thủ tướng Đan Mạch xuất hiện lần đầu sau vụ việc bị tấn công

05:48:25 16/06/2024
Sự việc diễn ra chỉ 3 tuần sau khi Thủ tướng Slovakia Robert Fico b.ị b.ắn nguy kịch khi đang tiếp xúc với những người ủng hộ trên phố.

Mỹ giải cứu 30 người bị treo ngược trên cao tại một công viên giải trí

05:21:44 16/06/2024
Anh Chris Ryan cùng vợ, đi công viên nhân dịp sinh nhật, cho biết khi đang định thử sức chơi trò AtmosFEAR, thì động cơ của trò chơi này bị dừng đột ngột, những người chơi bị mắc kẹt trong tình trạng lộn ngược đầu.

Cuba khống chế thành công đám cháy lớn ở nhà máy nhiệt điện

05:19:19 16/06/2024
Dầu thô do Cuba sản xuất có hàm lượng tạp chất cao và rất dễ bay hơi, điều này gây khó khăn cho việc dự đoán thời gian dập tắt hoàn toàn ngọn lửa.

Quân đội Mỹ ngăn chặn loạt vụ tấn công mới của Houthi vào các tàu ở Biển Đỏ

05:03:34 16/06/2024
Lực lượng Houthi cũng đã phóng một thiết bị bay không người lái và hai tên lửa đạn đạo chống hạm về phía Biển Đỏ. Thiết bị bay không người lái đã bị phá hủy, trong khi tên lửa không thể b.ắn trúng các mục tiêu.

Công nương Kate lần đầu xuất hiện trước công chúng sau khi điều trị ung thư

04:59:42 16/06/2024
Trong lễ Trooping the Colour, Công nương xứ Wales dự kiến sẽ tham gia cuộc diễu hành xe ngựa cùng các con và cùng các thành viên Hoàng gia Anh vẫy chào công chúng từ ban công Cung điện Buckingham sau lễ rước.

Có thể bạn quan tâm

Đội của SofM chiêu mộ tài năng trẻ vừa tròn 18 t.uổi

Mọt game

06:46:29 16/06/2024
Tối ngày 14/06 (thứ sáu) vừa qua, đội tuyển Vikings Esports của SofM đã công bố thành viên mới đầu tiên tại VCS Mùa Hè 2024, đó chính là người chơi đường trên Phùng Nanaue Đức Tài.

7 loại trái cây mùa hè nên ăn để giảm cân

Làm đẹp

06:43:58 16/06/2024
Tuy nhiên, việc kết hợp một số loại trái cây phổ biến vào chế độ ăn uống có thể giúp bạn giảm cân bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu và hỗ trợ tiêu hóa.

Điều bí ẩn nhất trong MV mới của Sơn Tùng

Nhạc việt

06:43:05 16/06/2024
Theo đoạn clip hậu trường được tiết lộ, Sơn Tùng đã dành khoảng 5 ngày tại xứ sở Chùa Vàng để hoàn thành Đừng Làm Trái Tim Anh Đau.

Drama gần đây liệu có là "chiêu trò" để Xoài Non pr?

Netizen

06:42:46 16/06/2024
Giữa tin đồn hôn nhân trục trặc, Xoài Non xuất hiện xinh đẹp trong MV mới, gái xinh còn làm nữ chính, diện váy cưới lung linh.

Taylor Swift và màn trình diễn ấn tượng tại The Eras Tour

Nhạc quốc tế

06:42:42 16/06/2024
So với buổi biểu diễn hoàn hảo mở màn tour Eras tại Arizona, Mỹ vào tháng 3 năm ngoái, các buổi diễn gần đây của Taylor Swift từ ngày 7 đến ngày 9/6 tại Scotland vừa qua còn nhận được đ.ánh giá cao hơn nữa.

Con gái MC Quyền Linh dự tốt nghiệp cấp 3: Khoe visual trong trẻo, có 1 hành động đặc biệt dành cho bố mẹ

Sao việt

06:41:58 16/06/2024
Trong cột mốc đặc biệt của con gái, MC Quyền Linh và doanh nhân Dạ Thảo cũng có mặt để chứng kiến. Ái nữ hào môn gây chú ý khi có hành động trao lại mũ và áo cho bố mẹ để chụp ảnh.

Câu Chuyện Hoa Hồng: Chọn nhầm phim rồi Lưu Diệc Phi ơi!

Phim châu á

06:32:42 16/06/2024
Sắc đẹp của Lưu Diệc Phi không thể giúp Câu Chuyện Hoa Hồng trở thành một thước phim nữ quyền tiêu chuẩn, đúng đắn, ngược lại khiến cho hình tượng nữ chính trở nên kệch cỡm, đáng ghét trên màn ảnh.

Một mỹ nam Vbiz gãy tay ngay tập mở màn Anh Trai Say Hi!

Tv show

06:29:24 16/06/2024
Hải Đăng Doo bất ngờ để lộ hình ảnh băng bó trên tay ở ngay trên sân khấu Anh Trai Say Hi. Chính vì sự cố ngay hôm ghi hình đã khiến phần trình diễn của anh không thể diễn ra như dự định ban đầu.

Trò hề "tẩy trắng" của nữ diễn viên gen Z sau khi l.ộ c.lip bóc bộ mặt thật

Sao châu á

06:25:18 16/06/2024
àn giảng hòa công khai của Châu Dã và CCTV6 gây bàn tán trong dư luận. 3 chủ đề có lượt đọc nhiều nhất mạng xã hội Weibo vào tối 15/6 đều liên quan đến khoảnh khắc tương tác giữa Châu Dã và nhân viên đài CCTV6.

Mỹ nhân Hoa ngữ đẹp như thần nữ dưới tuyết ở phim mới, khung cảnh buồn đến nao lòng

Hậu trường phim

06:02:08 16/06/2024
Vừa qua, loạt ảnh mới trong phim của Bạch Lộc đã được hé lộ. Cô thể hiện ánh mắt buồn man mác, kết hợp với tuyết rơi tạo nên khung cảnh buồn đến nao lòng.

5 món ăn kèm giúp bữa cơm tròn vị, giải ngấy cực đỉnh

Ẩm thực

06:01:19 16/06/2024
Trong tủ lạnh nên luôn có sẵn 1 trong 5 món ăn kèm này, vừa giải ngán vừa thích hợp ăn cùng với cơm. Hãy tham khảo bài viết này nhé!