Quân đội Mali tiêu diệt 18 phần tử khủng bố
Quân đội Mali cho biết đã tiêu diệt 18 phần tử khủng bố, trong đó có 3 tên thủ lĩnh, kể từ ngày 4-11/6 vừa qua.
Binh sĩ thuộc Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Bamako, Mali. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn thông cáo trên cho biết trong chiến dịch không kích đầu tiên được thực hiện tại vùng Bandiagara, miền Trung Mali, các binh lính đã tiêu diệt 13 tay súng. Đáng chú ý trong số này có 3 thủ lĩnh cộm cán gồm Moussa Sangaré (còn gọi là Emerena), Younoussa Sangaré và Boubary Sangaré. Chiến dịch trên cũng đã xóa sổ một số địa điểm ẩn náu của các đối tượng khủng bố. Ngoài ra, lực lượng chức năng còn thu giữ nhiều vũ khí và các thiết bị để sản xuất mìn tự chế.
Trong một chiến dịch khác tại khu vực Douentza, cũng ở miền Trung Mali, Lực lượng vũ trang FAMa đã tiêu diệt 5 phần tử, đồng thời bắt giữ 8 đối tượng tình nghi đang hoạt động khủng bố.
Video đang HOT
* Ngày 12/6, các nguồn tin quân đội cho biết vụ tấn công nhằm vào chốt kiểm soát Koutiala ở miền Đông Nam Mali hôm 11/6 đã khiến ít nhất 8 người thiệt mạng, trong đó có 2 nhân viên hải quan và 6 dân thường.
Theo nguồn tin trên, vào thời điểm xảy ra vụ việc, quân đội Mali cũng đang triển khai một chiến dịch tại khu vực Koutiala, gần biên giới với Burkina Faso. Hiện tình hình đã được kiểm soát và các đối tượng tấn công cũng hứng chịu tổn thất.
Trong khi đó, hãng tin AFP (Pháp) dẫn một báo cáo chính thức cho biết các đối tượng tấn công là nam giới không rõ danh tính, có vũ trang. Khi tới địa điểm thực hiện vụ tấn công, chúng điều khiển xe máy và một chiếc xe bán tải. Các đối tượng này đã trốn thoát. Chúng cướp một phương tiện của lực lượng hải quan, đồng thời lấy đi 6 khẩu tiểu liên.
Kể từ năm 2012, Mali phải đối mặt với các cuộc nổi dậy của các phần tử thánh chiến có liên hệ với mạng lưới khủng bố Al-Qaeda và tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng. Các vụ tấn công ban đầu xảy ra tại miền Bắc, sau đó lan tới miền Trung và lan rộng sang cả hai quốc gia láng giềng là Burkina Faso và Niger. Ngoài ra, Mali cũng lâm vào cảnh bất ổn do tình trạng bạo lực giữa các cộng đồng địa phương. Tính đến nay, các vụ tấn công và bạo lực đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, đồng thời đẩy hàng trăm nghìn người vào cảnh phải rời bỏ nhà cửa.
Mỹ bắt đầu chương trình huấn luyện chống khủng bố ở châu Phi
Ngày 20/2, Mỹ đã bắt đầu chương trình huấn luyện chống khủng bố hằng năm cho các lực lượng châu Phi tại Côte d'Ivoire.
Binh sĩ Mali tới quảng trường Độc lập ở Bamako ngày 18/8/2020, sau vụ binh biến. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Chương trình diễn ra trong bối cảnh khu vực có nhiều biến động, khi các tay súng Hồi giáo cực đoan chiếm giữ nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn, các cuộc đảo chính gia tăng và Pháp đang rút dần lực lượng khỏi khu vực.
Chương trình huấn luyện, mang tên Flintlock, quy tụ hơn 400 binh sĩ từ các nước Tây Phi nhằm nâng cao kỹ năng của các lực lượng - vốn thường xuyên bị các nhóm vũ trang có liên hệ với tổ chức khủng bố Al-Qaeda và "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng tấn công.
Tuy nhiên, các lực lượng của Guinea và 2 quốc gia trong khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Hồi giáo cực đoan là Mali và Burkina Faso không tham gia. Cả 3 nước này đều xảy ra đảo chính và hiện các chính quyền quân sự đều đang nắm quyền điều hành đất nước kể từ năm 2020.
Trọng tâm của khóa huấn luyện năm nay là phối hợp giữa các lực lượng khác nhau khi chiến đấu với cùng một kẻ thù. Phát biểu tại lễ khai mạc, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Các chiến dịch đặc biệt Mỹ, Đô đốc Jamie Sands nhấn mạnh: "Trọng tâm chính của Flintlock là chia sẻ thông tin". Theo kế hoạch, chương trình huấn luyện sẽ kết thúc vào ngày 28/2 tới.
Các tay súng Hồi giáo đang ẩn náu rải rác trên những khu vực rộng lớn của Sahel - vùng đất khô cằn phía Nam sa mạc Sahara. Các cuộc tấn công thánh chiến đã tàn phá Mali, Niger và Burkina Faso kể từ năm 2015 khiến hàng nghìn người thiệt mạng và hơn 2 triệu người mất nhà cửa. Các chuyên gia an ninh cho biết lực lượng nổi dậy đã xâm nhập các quốc gia ven biển, gồm Benin và Côte d'Ivoire.
Các nhóm thánh chiến thường băng qua các vùng biên giới kiểm soát kém, quấy nhiễu các lực lượng địa phương và quốc tế - vốn đã chi hàng tỷ USD nhằm loại bỏ mối đe dọa khủng bố.
Pháp đã dẫn đầu cuộc chiến chống lại các phần tử thánh chiến tại khu vực này kể từ năm 2013. Tuần trước, Điện Élysée thông báo sẽ rút quân khỏi Mali và chuyển đến Niger. Các nhà ngoại giao lo ngại việc 2.400 binh sĩ Pháp rời khỏi Mali - tâm điểm của bạo lực - có thể khiến khu vực thêm bất ổn.
Phút "cân não" trong Nhà Trắng khi Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố IS Từ Phòng Tình huống bên trong Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Joe Biden và "Phó tướng" Kamala Harris theo dõi các đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố khét tiếng của IS Abu Ibrahim al-Hashimi al-Qurayshi. Ông Biden và các quan chức cấp cao Mỹ theo dõi chiến dịch tiêu diệt tên trùm khủng bố khét tiếng trong "thời gian thực" (Ảnh:...