Vật dụng nhà bếp này có thể chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bệ bồn cầu
Thông tin về vật dụng nhiều vi khuẩn nhất trong bếp có thể khiến bạn ngạc nhiên , vì đó là thứ rất cần sự sạch sẽ, liên quan đến vấn đề ăn uống.
Ai cũng biết nhà bếp là không gian lý tưởng của vi khuẩn vì đây là nơi chúng ta xử lý thực phẩm, chất đống bát đĩa bẩn trong bồn rửa, liên tục lau sạch các vết đổ, vụn thức ăn…. Tuy nhiên, có thể bạn ngạc nhiên khi biết vật dụng nào nhiều vi khuẩn nhất trong bếp, vì đó là thứ bạn dùng để giữ bếp sạch sẽ.
Darin Detwile, chuyên gia an toàn thực phẩm và là giáo sư tại Đại học Northeastern (Mỹ), cho biết: “Một miếng bọt biển bẩn thực sự có thể chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bệ bồn cầu , mỗi lần sử dụng sẽ phát tán vi khuẩn thay vì loại bỏ chúng, biến nỗ lực vệ sinh của bạn thành hành động vô tình gây ô nhiễm”.
Ông nói thêm rằng, vì chúng luôn ẩm và chứa đầy các hạt thức ăn nên đây là điều kiện lý tưởng” để vi khuẩn phát triển. Các chuyên gia khác cũng chia sẻ về những rủi ro khi sử dụng miếng bọt biển bẩn, cách vệ sinh đúng cách và thời điểm cần thay thế, cùng một số vật dụng nhà bếp bất ngờ khác có thể chứa vi khuẩn.
Vật dụng nhà bếp này có thể chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bệ bồn cầu. (Ảnh: The Spruce)
Vì sao bọt biển lại chứa nhiều vi khuẩn đến vậy?
Becky Rapinchuk, chuyên gia vệ sinh và là người sáng lập Clean Mama, cho biết: “Miếng bọt biển thường được sử dụng, hầu như lúc nào cũng ướt và không được vệ sinh đúng cách”.
“Ngoài ra, vì bọt biển có nhiều lỗ xốp nên chúng có diện tích bề mặt đáng kinh ngạc. Vi khuẩn có thể bao phủ toàn bộ bề mặt và thậm chí phát triển theo chiều ba chiều”, Jason Tetro, nhà vi sinh vật học và là tác giả của The Germ Code giải thích.
Ông cho biết, trong một số trường hợp, số lượng vi khuẩn có thể tăng gấp đôi chỉ trong vòng 30 đến 60 phút. Trong nghiên cứu này, hàng chục tỷ vi khuẩn đã được tìm thấy cho mỗi cm khối
Charles Gerba, một nhà vi sinh vật học và giáo sư tại Đại học Arizona (Mỹ) cho biết thêm rằng, vi khuẩn phân cũng thường được tìm thấy trong miếng bọt biển nhà bếp bẩn. Ví dụ, vi khuẩn phân có thể truyền sang miếng bọt biển khi bạn lau bề mặt nơi đặt thịt sống hoặc xử lý thịt sống rồi chạm vào miếng bọt biển.
Chuyên gia Tetro cho biết, vi khuẩn trong phân có thể bám vào miếng bọt biển nhà bếp nếu bạn không rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, rửa tay đúng cách bao gồm làm ướt tay bằng nước, xoa xà phòng, chà tay trong ít nhất 20 giây, rửa sạch và lau khô.
Miếng bọt biển chứa nhiều vi khuẩn. (Ảnh: Getty Image)
Điều gì xảy ra nếu bạn sử dụng miếng bọt biển bẩn?
Chuyên gia Tetro cho biết, trong khi nhiều loại vi khuẩn trong môi trường của chúng ta là vô hại, nhưng cũng có nhiều loại vi khuẩn gây hại hơn, đặc biệt là từ nước thịt sống. Nếu bạn tiếp xúc với một số lượng đủ lớn các tác nhân gây bệnh này, bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh.
Chuyên gia Detwiler liệt kê salmonella, E.coli, campylobacter và listeria là một số loại vi khuẩn có khả năng sống trong bọt biển. Những vi khuẩn này có thể gây ra tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng, mất nước và thậm chí là các biến chứng ảnh hưởng tính mạng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Nguy cơ khác của miếng bọt biển là chúng không chỉ chứa vi khuẩn mà còn có thể phát tán vi khuẩn khắp bếp. Chuyên gia cho biết: “Mỗi lần lau mặt bàn bếp hoặc rửa bát đĩa, bạn có nguy cơ truyền hàng triệu vi khuẩn có hại vào tay, dụng cụ nấu ăn và thực phẩm”.
Bạn nên vệ sinh và thay miếng bọt biển bao lâu một lần?
Các chuyên gia gợi ý một số phương pháp khác nhau, nhưng tất cả đều đồng ý rằng, điều quan trọng là phải thường xuyên vệ sinh, khử trùng và thay thế miếng bọt biển nhà bếp. “Tôi khuyên bạn nên để nó vào ngăn trên cùng của máy rửa chén vào mỗi tối. Vắt khô vào buổi sáng và để khô tự nhiên”, chuyên gia Rapinchuk nói.
Kristin DiNicolantonio, giám đốc cấp cao tại Viện Vệ sinh Hoa Kỳ gợi ý, một lựa chọn khác là pha dung dịch gồm 1 lít nước và 3 thìa thuốc tẩy clo, sau đó ngâm miếng bọt biển trong 5 phút. Rửa sạch miếng bọt biển bằng nước và để khô tự nhiên, đừng quên rửa tay sau đó.
Về tần suất thay miếng bọt biển nhà bếp, DiNicolantonio khuyên bạn nên thay 2-3 tuần một lần tùy thuộc vào tần suất sử dụng hoặc khi thấy có mùi hôi hoặc hư hỏng. Chuyên gia Detwiler cho biết thêm, một giải pháp thay thế an toàn hơn là sử dụng bàn chải rửa bát, nó có thể cho vào máy rửa chén. Một nghiên cứu cho thấy bàn chải rửa bát có lượng vi khuẩn thấp hơn miếng bọt biển nhà bếp.
Video đang HOT
Nên thay thế miếng bọt biển định kỳ để ngăn vi khuẩn. (Ảnh: The Spruce)
Những vật dụng nhà bếp chứa nhiều vi khuẩn
Ngoài miếng bọt biển nhà bếp chứa nhiều vi khuẩn nhất thì một số vật dụng khác trong bếp cũng chứa nhiều vi khuẩn nhưng không thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ.
Tủ lạnh
“Nếu có một vết đổ nhỏ ở đâu đó trong tủ lạnh, vi khuẩn sẽ bắt đầu phát triển và lây lan sang các vật dụng khác. Tôi khuyên bạn nên lau sạch vết đổ ngay khi chúng xảy ra và sau đó lau sạch tất cả các bề mặt có thể”, Kadi Dulude, chủ sở hữu của Wizard of Homes NYC cho biết.
Kali khuyên nên sử dụng hỗn hợp giấm và nước để vệ sinh tủ lạnh vì nó cũng giúp khử mùi. Cuối cùng, sử dụng miếng lót tủ lạnh (loại chống trượt và có thể giặt được) có thể giúp giữ cho kệ và ngăn kéo sạch sẽ dễ dàng hơn.
Thớt và mặt bàn bếp
“Thớt tiếp xúc với thịt sống và khi nước thịt đọng lại trên bề mặt, chúng sẽ bắt đầu phát triển vi khuẩn. Chính vì vậy bạn không nên để trong bồn rửa, bạn nên rửa và chà kỹ thớt ngay sau khi sử dụng”, chuyên gia Dulude nói.
Bà gợi ý nên sử dụng thớt gỗ tự nhiên thay vì thớt nhựa vì gỗ đã được chứng minh là có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Bà cũng nói thêm rằng hãy đảm bảo sử dụng thớt riêng cho rau và thịt.
Mặt bàn bếp cũng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn tương tự sau khi thịt và rau sống đã để trên đó. Chuyên gia Tetro khuyên bạn nên sử dụng nước xà phòng để vệ sinh sau mỗi lần sử dụng và nếu thịt sống đã để trên bề mặt, hãy sử dụng chất khử trùng an toàn cho bề mặt tiếp xúc với thực phẩm.
Nên sử dụng thớt gỗ tự nhiên thay vì thớt nhựa. (Ảnh: The Spruce)
Bồn rửa nhà bếp
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, bồn rửa được sử dụng cho nhiều mục đích, từ rửa xoong, chảo đến tráng rửa sản phẩm và có thể chứa rất nhiều vi khuẩn ở đó.
Chuyên gia Gerba giải thích rằng: “Ngoài ra, mọi người thường mở các sản phẩm thịt đã bọc trên bồn rửa để tránh nước từ sản phẩm chảy xuống mặt bàn bếp, điều này có thể dẫn đến nhiều vi khuẩn hơn”.
Ông cho biết tốt nhất là khử trùng bồn rửa bằng khăn lau thuốc tẩy hoặc chất khử trùng nhà bếp, đặc biệt là sau khi chế biến các sản phẩm thịt sống. Ngoài ra, Tổ chức Y tế và An toàn Công cộng Mỹ khuyến nghị khử trùng bồn rửa 1-2 lần một tuần, khử tùng cống thoát nước 1 lần một tháng bằng cách đổ dung dịch gồm 1 thìa canh thuốc tẩy gia dụng và 1 lít nước xuống cống.
Lười vệ sinh 4 vật dụng này trong nhà bếp chính là chúng ta đang tự "giết" gia đình mình
Dưới đây là 4 vật dụng trong nhà bếp bạn cần phải chú ý hơn đến việc vệ sinh vì nếu không làm sạch sẽ nguy hiểm đến tính mạng của bạn và những người khác trong gia đình.
1. Tủ lạnh
Lý tưởng nhất là làm sạch các kệ và ngăn kéo tủ lạnh hàng tuần trước khi bạn cho thêm lớp thực phẩm mới vào.
Các nghiên cứu đã tìm thấy các vi khuẩn như E. coli, salmonella và listeria có thể ẩn nấp ở trong tủ lạnh và xâm nhập vào thức ăn bạn bảo quản trong đó. Nếu ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, hậu quả tiềm ẩn là dẫn đến ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa và các triệu chứng cúm.
Vi khuẩn phát triển mạnh trên nước thịt, nước súp dính ra khay trong tủ lạnh, thức ăn thừa mốc và trong món salad để lâu...
Cách vệ sinh tủ lạnh:
- Tháo phích cắm tủ lạnh. Sử dụng chổi quét nhà hoặc cây phất trần luồn xuống phía đáy và mặt sau của tủ lạnh để quét sạch bụi. Có thể dùng cây lau nhà lau sạch lần nữa nếu muốn.
- Sau đó bạn dọn dẹp các vật dụng, thực phẩm bên trong tủ lạnh ra ngoài. Thức ăn thừa vẫn còn dùng, muốn tránh bị hỏng, bạn nên để vào trong túi giữ nhiệt và cất vào nơi thoáng mát trong. Còn những thực phẩm hỏng, hết hạn thì hãy dọn dẹp, vứt bỏ chúng đi để không bị lây nhiễm mùi sang các thức ăn, thực phẩm tươi khác.
- Tháo rời các ngăn tủ và đặt chúng vào chậu rửa bát. Hòa nước rửa bát với một chút nước ấm sẽ giúp tẩy rửa các vết bám dễ dàng hơn. Khi rửa xong, úp chúng xuống cho ráo nước. Tránh phơi trực tiếp ra nắng sẽ gây giòn, vỡ hoặc nứt khay.
- Dùng giẻ khô lau sạch sẽ bên trong tủ lạnh, chú ý các phần bên dưới tủ lạnh thường bẩn hơi các vị trí khác, vì thế bạn cần lưu ý lau kỹ hơn. Không nên vệ sinh tủ lạnh bằng giẻ ướt, vì việc đó sẽ làm các vết bẩn lan ra nhiều hơn.
- Bạn sử dụng giấm trắng để làm sạch bên trong tủ một lần nữa bằng cách cho giấm trắng vào bình xịt, sau đó xịt xung quanh vào bên trong tủ, cửa tủ lạnh. Tiếp theo dùng giẻ mềm, sạch lau tổng thể tất cả bên trong tủ. Kể cả bên ngoài tủ lạnh bạn cũng sử dụng giấm trắng để làm sạch tủ lạnh.
2. Máy giăt
79% máy giặt chứ vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm về da, mắt hoặc móng trong ngăn bột giặt và nước xả vải hoặc gioăng cao su bao quanh cửa máy giặt.
Kristie Allsopp là người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng của Anh. Cô gợi ý, bạn không nên sở hữu một cái máy giặt trong nhà bởi vì nó vô cùng mất vệ sinh. Thậm chí, Allsopp còn dùng từ "kinh tởm" để mô tả về vật dụng được xem là không thể thiếu của nhiều gia đình hiện đại.
Một nghiên cứu tại Slovenia, được đăng tải trên tạp chí Fungal Biology, cho thấy, 79% máy giặt chứ vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm về da, mắt hoặc móng trong ngăn bột giặt và nước xả vải hoặc gioăng cao su bao quanh cửa máy giặt. Một báo cáo trong Diễn đàn Khoa học Quốc tế về Vệ sinh trong Gia đình năm 2011 đã tổng kết ít nhất 18 đợt bùng phát dịch bệnh mà nguồn gốc được cho là từ việc giặt giũ. Những loại vi khuẩn có thể lây lan bao gồm salmonella hay E.coli. Các vi khuẩn khác được tìm thấy bao gồm tụ cầu vàng có thể gây ra nhọt và phát ban.
Cách vệ sinh máy giặt:
Máy giặt cửa trên:
- Bắt đầu vệ sinh máy bằng cách để máy chạy ở chế độ giặt xả khoảng 1 vòng giặt với nước ấm.
- Khi máy chạy xong 1 vòng giặt. Bạn tắt máy, rút phích điện khỏi ổ cắm.
- Sử dụng 1 chiếc khăn, bỏ vào hỗn hợp bao gồm: 50% nước nóng 50% giấm.
- Dùng khăn đó lau kỹ lồng máy, các mép vành, nắp máy giặt
Máy giặt cửa trước:
- Để máy giặt chạy 1 chu kỳ giặt chỉ với nước nóng.
- Kéo ngăn đựng bột giặt, nước xả ra ngoài. Ngâm trong nước nóng pha thêm chút nước tẩy.
- Dùng 1 miếng vải thấm nước nóng. Sau đó lấy miếng vải đó lau kỹ phần mép cửa máy giặt. Và đừng quên lau cả hốc phía trong máy giặt, chỗ ngăn bột giặt.
- Dùng một chiếc bàn chải đánh răng để có thể chà sạch những mảng bám khó chùi trên khay đựng bột giặt.
- Tráng lại bằng nước, sau đó lau khô và lắp lại vào máy.
3. Máy rửa bát
Nhiệt độ, độ ẩm và thực phẩm còn lại trong máy rửa bát có thể gây mốc.
Máy rửa chén của bạn có thể chạy ở nhiệt độ cao, nhưng các nghiên cứu đã tìm thấy nó có thể chứa vi khuẩn như pseudomonas, acinetobacter và có thể gây nhiễm nấm ở những người có hệ miễn dịch kém.
Các mảnh vụn thức ăn còn sót lại trong ống có thể chặn dòng nước. Điều này có nghĩa là nó sẽ không sạch sẽ đúng cách. Nhiệt độ, độ ẩm và thực phẩm còn lại trong thiết bị có thể gây mốc. Các vi khuẩn nấm mốc dễ dàng bám lại ở bát đĩa và khi dùng sẽ gây ra các vấn đề hô hấp ở một số người.
Cách vệ sinh máy rửa chén bát:
- Tháo và vệ sinh bộ lọc
- Hãy đổ 1 cốc giấm trắng khoảng 300ml vào đáy của máy rửa chén trong trại thái mày không chưa đồ, vật dụng cần rửa sau đó bạn chỉ cần chọn trương trình tự động làm sạch và để chúng hoạt động bình thường. Có thể dùng giẻ thấm giấm trắng loanh quanh khoang rửa trước khi chọn chế độ này.
- Để máy sạch hơn bạn dùng phụ gia baking soda rắc vào trong lồng rửa bát và để qua đêm, đến sáng hôm sau chọn chế độ tự vệ sinh để máy chạy.
- Dùng bản chải với những chỗ có mảng bám hoặc có thể dùng giẻ đển chà sạch những vùng bẩn còn lại nhẹ nhàng như vậy bạn đã có một chiếc máy rửa bát sách bong sáng bóng.
4. Lò nướng, lò vì sóng
Mỡ, dầu và bụi bẩn tích tụ lại trong nhiệt độ nóng của lò sẽ có nhiều cơ hội để phát triển.
Mỡ, dầu và bụi bẩn tích tụ lại trong nhiệt độ nóng của lò sẽ có nhiều cơ hội để phát triển. Có nghiên cứu còn tìm trên tay cầm của lò còn có nhiều vi khuẩn hơn là chỗ đi vệ sinh!
Cách vệ sinh lò nướng, lò vi sóng:
- Để làm sạch lò nướng, lò vi sóng nhanh chóng và đơn giản, bạn lấy nửa tô nước, rồi thêm một muỗng canh giấm trắng vào tô rồi đặt tô vào lò vi sóng.
- Bật lò vận hành trong 5 phút, nếu lò vi sóng nhà bạn có công suất cao thì chỉnh thời gian ngắn hơn, tầm 2 - 3 phút.
- Khi dung dịch giấm trắng bốc hơi lên sẽ làm bong các vết bẩn cứng đầu trong lò. Chờ hết thời gian cài đặt, bạn tắt lò, lấy tô giấm ra rồi dùng giẻ lau chùi bên trong khoang lò.
Theo www.phunutoday.vn
8 mẹo dọn nhà vệ sinh của bà dì khiến tôi gật gù nể nang: "Gừng càng già càng cay!" Sau khi học được những mẹo hay này, tôi cảm thấy việc dọn dẹp nhà vệ sinh trở nên dễ dàng hơn. Nhà vệ sinh là một trong những khu vực được sử dụng nhiều nhất trong nhà. Nhìn thì có vẻ như không có quá nhiều đồ đạc và việc dọn dẹp cũng khá đơn giản, chỉ cần xả nước là sạch...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cặp vợ chồng U60 chi 13 tỷ đồng xây biệt thự 360m2 nghỉ hưu: Thiết kế 2 phòng ngủ riêng biệt, không con cái vẫn hài lòng

2 thứ này để ở góc bếp còn tốt hơn đặt trên cửa tủ lạnh nhưng gia đình nào cũng làm sai

Những điều kiêng kỵ trước cửa nhà cần tránh nếu không muốn gia đình bất hòa, làm mãi không giàu

Cách đặt Tỳ Hưu trên bàn làm việc chuẩn phong thủy

Đặt vật phẩm phong thủy phù hợp với từng không gian trong nhà để mang lại sức khỏe, hài hòa cho gia đình

9 món tôi luôn mang theo khi đi chơi và 4 món từng khiến tôi tiếc hùi hụi vì mang sai

Bước vào tuổi trung niên, tôi vứt 100 món đồ trong 6 tháng và nhận ra: Sống nhẹ nhàng cũng là một kiểu hạnh phúc

Tôi học theo 5 mẫu thiết kế đang hot trên mạng để cải tạo nhà và trả giá đắt chỉ sau 3 tháng dọn về

Gia đình Hà Nội chi tiền tỷ, dựng chốn nghỉ dưỡng ở quê để các con 'có tuổi thơ'

Những điều kiêng kỵ khi treo ảnh cưới trong phòng ngủ tránh ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng

Nói thật: Phòng khách nhà bạn mãi không đẹp vì vẫn chứa chấp 4 món đồ lỗi thời này đấy!

Đặt chậu nước, chậu đá trước quạt có làm mát nhà hơn không? Câu trả lời của chuyên gia gây bất ngờ
Có thể bạn quan tâm

Nam thần "đanh đá" tái hôn sau 13 năm lẻ bóng
Sao châu á
07:03:36 13/06/2025
Cô dâu Kiên Giang gây sốt với ảnh đính hôn 14 năm trước, nhan sắc giờ thế nào?
Netizen
06:55:44 13/06/2025
'Kiêng ăn chuối vì sợ trượt vỏ chuối' - Kiêng kỵ tai hại khiến các sĩ tử ăn thiếu chất, không đủ sức khỏe cho kỳ thi quan trọng
Ẩm thực
06:50:33 13/06/2025
Người huyết áp cao cần tránh xa ngay thực phẩm này
Sức khỏe
06:33:56 13/06/2025
Israel có thể tấn công Iran vào ngày 15/6, Mỹ không hỗ trợ quân sự
Thế giới
06:17:32 13/06/2025
Sốc visual chuẩn vibe thập niên 90 của đệ nhất mỹ nhân Trung Quốc 2025: Nguyện seeding nhan sắc này cả đời
Hậu trường phim
05:58:09 13/06/2025
Lần đầu 'thánh hài' Ter Chantavit hóa nhân vật ám ảnh trong phim kinh dị Thái 'Halabala - Rừng ma tế xác' đỉnh ra sao?
Phim châu á
05:57:14 13/06/2025
Thấy giúp việc lau ảnh cưới của tôi rồi khóc, tưởng cô ta thích chồng tôi cho đến ngày phát hiện thứ bí mật nằm dưới khung ảnh
Góc tâm tình
05:03:43 13/06/2025
(Review) 'Bí quyết luyện rồng': Phiên bản remake gây bất ngờ lớn
Phim âu mỹ
23:16:20 12/06/2025
(Review) 'Dưới đáy hồ': Mới lạ 'song trùng' nhưng kịch bản yếu
Phim việt
23:10:33 12/06/2025