Phát hiện Al-Qaeda và IS tăng cường mở rộng hoạt động ở châu Phi

Theo dõi VGT trên

Các nhóm khủng bố như Al-Qaeda, Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các chi nhánh của chúng tiếp tục được mở rộng ở Sahel, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam châu Phi khiến số người chết vì khủng bố giảm trên toàn cầu, nhưng lại tăng ở châu Phi

Phát hiện Al-Qaeda và IS tăng cường mở rộng hoạt động ở châu Phi - Hình 1
Hiện trường một vụ nổ ở ngoại ô Mogadishu, Somalia, ngày 16/2/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres mới đây cho biết rằng số người chết vì các cuộc tấn công khủng bố giảm trên toàn cầu nhưng tăng ở châu Phi.

Phát biểu trong một cuộc họp của Hiệp ước điều phối chống khủng bố toàn cầu của Liên hợp quốc ngày 8/6, ông Guterres nêu rõ “Năm ngoái, khu vực châu Phi cận Sahara ghi nhận 48% số người chết được cho là do các nhóm khủng bố trên thế giới gây ra”. Ông cũng cho biết thêm các nhóm khủng bố như Al-Qaeda, Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các chi nhánh của chúng tiếp tục được mở rộng ở Sahel, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam châu Phi.

Các nhóm khủng bố khai thác các cuộc xung đột giữa các sắc tộc và các yếu tố nhà nước. Tại các quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột, chẳng hạn như Cộng hòa Dân chủ Congo, Libya và Somalia, chủ nghĩa khủng bố đã dẫn đến sự leo thang bạo lực, thúc đẩy bất ổn, phá hoại các nỗ lực hòa bình và đặt lại các mục tiêu phát triển.

Tuy nhiên, sau chuyến thăm bang Borno, Nigeria, ông Guterres bày tỏ sự lạc quan. Từng là thành trì của Boko Haram, bang này hiện đang trên con đường hòa giải.

Ông Guterres cho biết, chiến lược của Chính phủ Nigeria là tạo dựng lại niềm tin với người dân, từ đó tạo điều kiện cần thiết để phá bỏ các cơ chế tuyển dụng của Boko Haram. Nhiều cựu chiến binh Boko Haram thậm chí đang tái hòa nhập xã hội.

Tuy nhiên, ông Guterres cũng nhấn mạnh rằng không thể chống lại chủ nghĩa khủng bố một cách hiệu quả nếu không giải quyết các điều kiện có lợi cho sự lây lan của nó, chẳng hạn như thể chế yếu kém, bất bình đẳng, nghèo đói và bất công.

Video đang HOT

Tổng thư ký cho biết, một cách tiếp cận tích hợp và toàn diện là điều cần thiết đối với chiến lược chống khủng bố của Liên hợp quốc, đồng thời kêu gọi đầu tư vào các hệ thống y tế, giáo dục, bảo vệ, bình đẳng giới và công lý mà tất cả mọi người đều có thể tiếp cận và thực hiện các quy trình dân chủ thực sự.

Tương lai bất định của Afghanistan

Những diễn biến dồn dập ở Afghanistan trong chưa đầy 24 giờ qua, lực lượng Taliban tiến vào thủ đô Kabul, Tổng thống Ashraf Ghani quyết định rời đất nước và chính quyền chuyển tiếp tạm thời nắm quyền..., vốn là "kịch bản" đã được dự đoán từ trước, chỉ có điều nó đến sớm hơn so với tính toán.

Tương lai bất định của Afghanistan - Hình 1
Lực lượng Taliban tại thủ phủ Mehtarlam, tỉnh Laghman, Afghanistan ngày 15/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Sức kháng cự yếu ớt của lực lượng an ninh Afghanistan đã không thể mang lại sức nặng cho đề xuất chia sẻ quyền lực muộn màng mà chính quyền Kabul đưa ra. Lực lượng Taliban đã tấn công và lần lượt giành quyền kiểm soát nhiều thành phố, thị trấn ở Afghanistan, bất chấp Mỹ và các nước cảnh báo sẽ không công nhận một chính quyền Taliban lên nắm quyền bằng vũ lực. Cuộc xung đột tại Afghanistan gần như đã đi đến hồi kết trong một tiến trình không thể đảo ngược, sẽ đưa Taliban trở lại quyền lực sau 20 năm.

Cán cân sức mạnh trên chiến trường Afghanistan đã thay đổi nhanh chóng từ tháng 5 vừa qua khi các lực lượng quốc tế do Mỹ dẫn đầu rút quân. Một số nhà phân tích cho rằng thỏa thuận giữa Mỹ và Taliban hồi tháng 2/2020 về việc Washington rút quân khỏi Afghanistan phần nào giúp "hợp pháp hóa" các tay súng Taliban và thúc đẩy vị thế của phong trào Hồi giáo này trong một xã hội có tính bộ lạc và phân tầng sâu sắc. Chưa khi nào trong các cuộc đàm phán với Taliban, Mỹ có thể đạt được nhượng bộ từ nhóm này về một giải pháp chính trị ở Afghanistan. Trọng tâm đàm phán của Mỹ là rút các lực lượng một cách êm thấm và Taliban đã không nhắm mục tiêu vào người Mỹ ngay cả khi các tay súng này tiếp tục chiến dịch tấn công tại Afghanistan.

Mặt khác, việc Mỹ rút quân đã khiến Chính phủ Afghanistan, vốn bị chia rẽ nội bộ và thiếu sự ủng hộ ở các vùng nông thôn, mất đi lợi thế quan trọng nhất trong cuộc chiến, đó là sự hỗ trợ trên không. Trước sự tấn công dồn dập ở khắp các thành phố bị vây hãm trong nhiều tuần, hệ thống phòng thủ của Afghanistan sụp đổ như một "lâu đài cát" khi Taliban gia tăng sức ép.

Một yếu tố nữa là chính là sự bất ổn và mâu thuẫn nội bộ của Afghanistan, khi nước này đã không có một chính phủ tập quyền mạnh trong một thời gian dài. Trong nỗ lực củng cố quân đội quốc gia, chính phủ của Tổng thống Ashraf Ghani lâu nay đã tìm cách "phớt lờ" các thủ lĩnh sắc tộc. Điều đó khiến sự nghi kỵ, chia rẽ sắc tộc và phe phái ở Afghanistan ngày càng sâu sắc. Đến khi lực lượng quốc gia không thể bảo vệ các thành phố, ông Ghani quay sang cầu viện thủ lĩnh các sắc tộc, nhưng điều đó là quá muộn bởi các tay súng Taliban đã áp sát Kabul. Trong khi đó, các cuộc đàm phán hòa bình giữa Chính phủ Afghanistan và phong trào Taliban rơi vào bế tắc.

Tổng thống Ghani đã rời khỏi đất nước, để lại đằng sau những hỗn loạn và lo âu, cùng tương lai bất định cho mảnh đất từng bị coi là "cái nôi của khủng bố". Không khó để hình dung những hệ quả khôn lường mà cục diện của cuộc xung đột sẽ gây ra cho cả khu vực và xa hơn thế.

Tương lai bất định của Afghanistan - Hình 2
Người dân Afghanistan sơ tán tránh xung đột tại Herat, ngày 8/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Cũng giống như những năm 90 của thế kỷ trước, Taliban hứa hẹn mang đến ổn định và an ninh. Trong tuyên bố phát đi rạng sáng 16/8 (giờ Việt Nam), người phát ngôn văn phòng chính trị của Taliban - ông Mohammad Naeem - khẳng định rằng phong trào này không mong muốn tồn tại trong tình trạng bị cô lập và hy vọng thiết lập các mối quan hệ với cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, trong thông điệp mới đây, thủ lĩnh tối cao Taliban, Hibatullah Akhundzada tuyên bố Taliban đang trên đà thiết lập một "hệ thống Hồi giáo thuần túy" ở Afghanistan, nơi phụ nữ và các nhóm thiểu số không được hưởng các quyền.

Từ những phát ngôn của thủ lĩnh Akhundzada và các chiến dịch quân sự, có thể thấy Taliban rõ ràng muốn đặt toàn bộ Afghanistan dưới sự cai trị của phong trào Hồi giáo cực đoan này. Điều đó làm dấy lên lo ngại dân số gần 40 triệu người của Afghanistan sẽ một lần nữa phải chịu một trong những hình thức khắc nghiệt nhất của chủ nghĩa toàn trị tôn giáo. Nhiều người lo ngại Taliban sẽ áp đặt chế độ Hồi giáo hà khắc, đảo ngược hai thập niên tiến bộ của phụ nữ và các nhóm thiểu số, trong khi hạn chế hoạt động của báo chí... ở Afghanistan.

Một hệ lụy nữa được nhắc tới là nguy cơ truyền bá các tư tưởng thánh chiến bạo lực cực đoan. Khi Kabul thất thủ, mục tiêu ban đầu của Taliban thiết lập một "Vương quốc Hồi giáo" ở Afghanistan sắp trở thành hiện thực. Giới chuyên gia nhận định trường hợp của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng sau khi Mosul (Iraq) thất thủ có thể lặp lại. "Vương quốc Hồi giáo" này có thể trở thành trung tâm truyền bá tư tưởng thánh chiến bạo lực, dẫn đến gia tăng hoạt động tuyển mộ vào các nhóm cực đoan như Al-Qaeda và cuộc thánh chiến này có lẽ sẽ không chỉ giới hạn trong biên giới địa lý của Afghanistan.

Bình luận về tác động của các diễn biến tại Afghanistan đối với tình hình khu vực, Giáo sư Sreeram Sundar Chaulia, Hiệu trưởng Trường Quốc tế Jindal, Đại học Toàn cầu Jindal, bang Haryana, Ấn Độ, nhận định khu vực này luôn bị ảnh hưởng bất cứ khi nào có bất ổn hoặc có một nhà nước yếu kém và dễ sụp đổ ở Afghanistan. Vì vậy, nơi đây luôn có xu hướng lan truyền chủ nghĩa cực đoan thánh chiến.

Trên thực tế, khi Taliban cầm quyền giai đoạn 1996-2001, một số vụ tấn công thánh chiến đã được lên kế hoạch từ Afghanistan, trong đó có vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ hay vụ không tặc chuyến bay IC814 của hãng hàng không Ấn Độ Indian Airlines ngày 24/12/1999. Có rất nhiều nhóm khủng bố hoạt động trong khu vực, tại Uzbekistan, Tajikistan, Pakistan, Ấn Độ, Iran... đã từng ẩn náu ở Afghanistan hoặc được một số nhóm bên trong Afghanistan hậu thuẫn. Mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda, IS và các nhóm khủng bố lớn toàn cầu đều đang lợi dụng Afghanistan như một nơi trú ẩn an toàn.

Do đó, tình hình hiện nay tại Afghanistan khi Taliban sắp lên nắm quyền đang khiến an ninh của tất cả các quốc gia láng giềng bị đe dọa. Đây chính là lý do tại sao việc đảm bảo một Afghanistan ổn định và không xảy ra bất trắc là một vấn đề an ninh quốc gia đối với các nước ở cả trong và bên ngoài khu vực.

Trong những phản ứng đầu tiên, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã yêu cầu Taliban "thực hiện kiềm chế tối đa" ở Afghanistan. Thông cáo của LHQ dẫn lời Tổng Thư ký Guterres bày tỏ "đặc biệt quan ngại về tương lai của phụ nữ và trẻ em gái", đồng thời yêu cầu phải bảo vệ "các quyền lợi khó khăn lắm mới giành được" của những người này.

Liên minh châu Âu (EU) cũng nhấn mạnh sự cần thiết tránh các cuộc tàn sát tại Afghanistan. Phát ngôn viên của Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại EU Josep Borrell nói: "Chúng tôi hiểu rằng các cuộc đàm phán đang được tiến hành về một hệ thống chuyển giao chính quyền và chúng tôi sẽ phản ứng theo kết quả của cuộc chuyển giao".

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khẳng định sẽ hỗ trợ người dân Afghanistan tìm giải pháp chính trị cho cuộc xung đột hiện nay, điều mà tổ chức này khẳng định là "cấp bách hơn bao giờ hết".

Đại diện đặc biệt của Tổng thống Nga tại Afghanistan, Giám đốc Vụ châu Á II Bộ Ngoại giao Nga Zamir Kabulov cho biết ông sẽ có các cuộc tiếp xúc với đại diện lực lượng Taliban. Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif khẳng định Tehran sẵn sàng "tiếp tục thực hiện những nỗ lực kiến tạo hòa bình".

Về phần Mỹ, khi Washington đã rút gần hết các lực lượng đồn trú tại Afghanistan, sẽ rất khó để chính quyền của Tổng thống Joe Biden duy trì ảnh hưởng đáng kể đối với các diễn biến trên thực địa ở Afghanistan cũng như quá trình thành lập chính phủ do Taliban đứng đầu.

Do đó, trong thời gian tới, nhiều khả năng các nước trong khu vực và các nước láng giềng của Afghanistan sẽ tăng cường những nỗ lực can dự và đóng một vai trò lớn hơn trong vấn đề Afghanistan, trong khi Mỹ sẽ vẫn cố gắng duy trì một vai trò chống khủng bố nào đó thông qua các cuộc tấn công trên không từ bên ngoài Afghanistan. Hiện Washington đang tìm kiếm các căn cứ phù hợp ở các quốc gia láng giềng mà từ đó Mỹ vẫn có thể thực hiện những chiến dịch mà họ gọi là "từ bên ngoài lãnh thổ", mặc dù điều đó cũng chưa chắc chắn.

Có thể thấy trước rằng tương lai chính trị của Afghanistan dường như không mấy tươi sáng. Nhiều khả năng nước này sẽ bị phân quyền, rời rạc và là một nhà nước yếu kém. Vấn đề lớn hơn là chiến tranh đã tàn phá tất cả cơ sở hạ tầng của Afghanistan và nước này là một trong những quốc gia nghèo nhất, tình trạng tham nhũng tràn lan với năng lực quản trị yếu kém, trong khi an ninh bất ổn luôn là thách thức.

Để khắc phục tất cả những điều này, một cuộc đối thoại hòa giải dân tộc giữa các bên ở Afghanistan, trên cơ sở đặt lợi ích của người dân lên trên hết, là điều quan trọng nhất. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến vai trò của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các cường quốc trong khu vực. Cuộc xung đột ở Afghanistan tiềm ẩn nhiều nguy cơ sâu rộng toàn cầu, nên việc giải quyết không phụ thuộc vào bất kỳ một quốc gia đơn lẻ nào, dù là Iran, Nga, Qatar hay Mỹ. Tất cả đều phải nỗ lực để góp phần mang lại hòa bình và ổn định cho Afghanistan, đảm bảo một môi trường an ninh có lợi cho sự phát triển của khu vực và thế giới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Toàn cảnh vụ CEO công ty bảo hiểm Mỹ bị ám sát và cuộc truy lùng hung thủToàn cảnh vụ CEO công ty bảo hiểm Mỹ bị ám sát và cuộc truy lùng hung thủ
18:02:48 05/12/2024
Nhóm ông Trump đòi bỏ vụ tiền bịt miệng sau khi ông Biden ân xá con traiNhóm ông Trump đòi bỏ vụ tiền bịt miệng sau khi ông Biden ân xá con trai
21:40:43 04/12/2024
Tổng thống Mỹ có quyền ân xá đến mức nào?Tổng thống Mỹ có quyền ân xá đến mức nào?
22:01:26 04/12/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc từ chứcBộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc từ chức
17:14:31 04/12/2024
Đảng cầm quyền yêu cầu Tổng thống Yoon Suk Yeol ra khỏi đảngĐảng cầm quyền yêu cầu Tổng thống Yoon Suk Yeol ra khỏi đảng
08:59:11 05/12/2024
Cố giật súng từ lính thi hành thiết quân luật, nữ chính khách Hàn Quốc gây bãoCố giật súng từ lính thi hành thiết quân luật, nữ chính khách Hàn Quốc gây bão
21:47:26 04/12/2024
Cuba nói kế hoạch trục xuất người nhập cư của ông Trump là 'không thực tế'Cuba nói kế hoạch trục xuất người nhập cư của ông Trump là 'không thực tế'
21:41:55 05/12/2024
Nổ súng tại trường tiểu học Mỹ, hung thủ tự sát sau khi gây ánNổ súng tại trường tiểu học Mỹ, hung thủ tự sát sau khi gây án
21:30:09 05/12/2024

Tin đang nóng

HOT: Negav chính thức lộ diện bên HIEUTHUHAI, tham gia lịch trình Anh Trai Say Hi tại Hà Nội sáng nayHOT: Negav chính thức lộ diện bên HIEUTHUHAI, tham gia lịch trình Anh Trai Say Hi tại Hà Nội sáng nay
10:38:02 06/12/2024
Lễ ăn hỏi Hoa hậu Khánh Vân: Cô dâu lộ diện khoe visual đỉnh, dàn mỹ nhân Vbiz bê trápLễ ăn hỏi Hoa hậu Khánh Vân: Cô dâu lộ diện khoe visual đỉnh, dàn mỹ nhân Vbiz bê tráp
10:34:17 06/12/2024
Hàng loạt kiếp nạn ở tuổi 53 khiến Đàm Vĩnh Hưng thấy "kinh khủng, khiếp sợ"Hàng loạt kiếp nạn ở tuổi 53 khiến Đàm Vĩnh Hưng thấy "kinh khủng, khiếp sợ"
10:58:51 06/12/2024
Hoa hậu Khánh Vân liên tục rơi nước mắt trong lễ ăn hỏi, ông xã nhiếp ảnh có phản ứng gây tò mòHoa hậu Khánh Vân liên tục rơi nước mắt trong lễ ăn hỏi, ông xã nhiếp ảnh có phản ứng gây tò mò
13:02:05 06/12/2024
Sao nam hạng A bỏ bạn gái hot girl vì Lưu Diệc Phi?Sao nam hạng A bỏ bạn gái hot girl vì Lưu Diệc Phi?
13:14:29 06/12/2024
130 triệu người xem đêm cuối và lời dặn ám ảnh của Quỳnh Dao với con dâu trước ngày nữ sĩ qua đời130 triệu người xem đêm cuối và lời dặn ám ảnh của Quỳnh Dao với con dâu trước ngày nữ sĩ qua đời
13:19:21 06/12/2024
CĂNG: Kỳ Duyên gây tranh cãi thiếu chuyên nghiệp, Minh Triệu có động thái bùng nổ drama?CĂNG: Kỳ Duyên gây tranh cãi thiếu chuyên nghiệp, Minh Triệu có động thái bùng nổ drama?
10:29:23 06/12/2024
Chân dung "người hùng" xuất hiện trong đoạn clip nhảy sông, kéo một phụ nữ đang chới với vào bờChân dung "người hùng" xuất hiện trong đoạn clip nhảy sông, kéo một phụ nữ đang chới với vào bờ
09:45:19 06/12/2024

Tin mới nhất

Vụ bê bối gian lận thuế 36 tỷ euro ảnh hưởng tới tương lai của Thủ tướng Đức Olaf Scholz

Vụ bê bối gian lận thuế 36 tỷ euro ảnh hưởng tới tương lai của Thủ tướng Đức Olaf Scholz

15:07:16 06/12/2024
Với cuộc bầu cử tháng 2 đang đến gần, vụ bê bối cum-ex đang làm suy yếu hình ảnh của ông Scholz như một nhà lãnh đạo đáng tin cậy. Các đối thủ sẽ không bỏ qua cơ hội khai thác vấn đề này để gây áp lực lên chính quyền hiện tại.
Nhặt con dơi trong lớp học, giáo viên bị cắn tử vong

Nhặt con dơi trong lớp học, giáo viên bị cắn tử vong

14:04:54 06/12/2024
Seneng đã phát hiện một con dơi trong lớp học vào giữa tháng 10 và dùng tay cầm con dơi để vứt nó ra ngoài. Tuy nhiên, quá trình này, cô đã bị con dơi cắn.
Trung Quốc dự định dùng vật liệu tại chỗ để xây dựng căn cứ Mặt Trăng

Trung Quốc dự định dùng vật liệu tại chỗ để xây dựng căn cứ Mặt Trăng

12:12:57 06/12/2024
Ngày 15/11, tàu tiếp tế Thiên Châu 8 đã được phóng lên trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc, mang theo một số gạch được làm từ đất mô phỏng đất Mặt Trăng.
Chiến thuật dùng tên lửa tầm xa "biến ảo" của Ukraine khiến Nga việt vị

Chiến thuật dùng tên lửa tầm xa "biến ảo" của Ukraine khiến Nga việt vị

12:09:37 06/12/2024
Tàu đổ bộ mới nhất và radar Nga bị đánh trúng, gây hư hại là do Ukraine thành công trong việc khoét sâu vào điểm yếu chí tử của hệ thống phòng không đối phương.
Trung Quốc hối thúc công dân rời Syria càng nhanh càng tốt

Trung Quốc hối thúc công dân rời Syria càng nhanh càng tốt

12:07:23 06/12/2024
Trung Quốc khuyến cáo công dân của mình ở Syria nhanh chóng rời khỏi quốc gia này khi tình hình an ninh ngày càng xấu đi.
4 kịch bản có thể xảy ra với Tổng thống Hàn Quốc sau lệnh thiết quân luật

4 kịch bản có thể xảy ra với Tổng thống Hàn Quốc sau lệnh thiết quân luật

12:03:42 06/12/2024
Sự nghiệp chính trị của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol trở nên bấp bênh sau khi ông bất ngờ ban bố lệnh thiết quân luật gây tranh cãi hồi đầu tuần.
Nga giằng co khốc liệt ở mặt trận Kursk, dồn binh lực hạ quân Ukraine

Nga giằng co khốc liệt ở mặt trận Kursk, dồn binh lực hạ quân Ukraine

10:46:07 06/12/2024
Tính riêng trong ngày 5/12, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận Ukraine mất hơn 300 quân, 3 xe tăng, 3 xe chiến đấu bộ binh, 3 xe bọc thép, 5 xe cơ giới, một trạm tác chiến điện tử và 5 khẩu súng cối ở khu vực Kursk.
Ngoại trưởng Nga, Ukraine, Mỹ đấu khẩu khi gặp mặt trực tiếp

Ngoại trưởng Nga, Ukraine, Mỹ đấu khẩu khi gặp mặt trực tiếp

10:41:05 06/12/2024
Các nhà ngoại giao hàng đầu của Nga và Ukraine, Mỹ dùng những từ ngữ gay gắt để chỉ trích nhau khi họ cùng tham gia một cuộc họp.
Ukraine tấn công nơi Nga phóng tên lửa không thể bị cản phá?

Ukraine tấn công nơi Nga phóng tên lửa không thể bị cản phá?

10:37:30 06/12/2024
Truyền thông Ukraine cho biết nước này có thể đã tấn công vào nơi mà Nga phóng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung Oreshnik, vũ khí mà Moscow mô tả là không thể đánh chặn.
Thông tin bất ngờ về vai trò của lính Triều Tiên ở Kursk

Thông tin bất ngờ về vai trò của lính Triều Tiên ở Kursk

09:29:18 06/12/2024
Giới chức Ukraine bất ngờ cho rằng, lính Triều Tiên triển khai ở tỉnh Kursk của Nga không tham gia vào hoạt động tác chiến trực tiếp như cáo buộc trước kia.
40 phút nội các nỗ lực ngăn cản Tổng thống Hàn Quốc ban bố thiết quân luật

40 phút nội các nỗ lực ngăn cản Tổng thống Hàn Quốc ban bố thiết quân luật

09:25:11 06/12/2024
Trước khi Tổng thống Yoon Suk-yeol bất ngờ ban bố thiết quân luật, nội các Hàn Quốc đã họp bí mật và cố thuyết phục ông Yoon không làm việc này.
Sứ mệnh chưa từng có để tạo ra 'nhật thực toàn phần'

Sứ mệnh chưa từng có để tạo ra 'nhật thực toàn phần'

07:44:42 06/12/2024
Hôm (5.12), Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) đã phóng thành công Proba-3, sứ mệnh chưa từng có cho phép tái hiện phiên bản nhân tạo của nhật thực toàn phần trên quỹ đạo địa cầu.

Có thể bạn quan tâm

Hải Đăng Doo căng ra mặt với khán giả Hà Nội, chỉ trò cau mày, fan giật mình

Hải Đăng Doo căng ra mặt với khán giả Hà Nội, chỉ trò cau mày, fan giật mình

Sao việt

15:34:20 06/12/2024
Chiều 4/12, các sao nam của Anh Trai Say Hi bắt đầu hoạt động diễu hành, đây là hoạt động giao lưu quảng bá thuộc khuôn khổ concert tại Hà Nội. Không chỉ được chào đón ở sân bay, nhiều người còn dõi theo cung đường diễu hành của các anh...
Đổ mồ hôi quá nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?

Đổ mồ hôi quá nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?

Sức khỏe

15:07:54 06/12/2024
Các phương pháp điều trị phổ biến cho tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều có thể được sử dụng như thuốc chống mồ hôi, kem hoặc khăn lau theo toa; tiêm botox để chặn các tín hiệu thần kinh kích hoạt mồ hôi.
Loạt phim tvN 2025: Liệu có tạo nên "cơn sốt" mới như "Queen of Tears" và "Lovely Runner"

Loạt phim tvN 2025: Liệu có tạo nên "cơn sốt" mới như "Queen of Tears" và "Lovely Runner"

Phim châu á

14:43:23 06/12/2024
Năm 2024 thành công vang dội với loạt phim truyền hình ăn khách như Queen of Tears và Lovely Runner , tvN đang đặt mục tiêu lặp lại chiến thắng đó trong năm 2025 với dàn phim mới đầy hứa hẹn.
1 quán quân Olympia có sự nghiệp rộng mở ở nước ngoài vẫn từ chối lương cao để về nước sau 13 năm vô địch, cuộc sống hiện tại gây bất ngờ

1 quán quân Olympia có sự nghiệp rộng mở ở nước ngoài vẫn từ chối lương cao để về nước sau 13 năm vô địch, cuộc sống hiện tại gây bất ngờ

Netizen

14:36:30 06/12/2024
Trận chung kết chương trình Olympia năm 2009 là lần đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm này có sự góp mặt của 5 nhà leo núi. Nhà vô địch năm đó là Hồ Ngọc Hân (sinh năm 1991), đại diện THPT chuyên Quốc học Huế, Thừa Thiên - Huế.
Ngô Kiến Huy là khách mời tại concert 2 Anh trai vượt ngàn chông gai

Ngô Kiến Huy là khách mời tại concert 2 Anh trai vượt ngàn chông gai

Nhạc việt

14:14:56 06/12/2024
Đan Trường, Trúc Nhân, Ngô Kiến Huy chính là 3 nam ca sĩ khách mời sẽ biểu diễn trong đêm Concert Anh trai vượt ngàn chông gai 2024 Day 2 sẽ diễn ra vào ngày 14/12 tại Hưng Yên.
Sao Hàn 6/12: Sao nữ bị 100 đoàn phim từ chối vì quá đẹp, Lee Min Ho tái xuất

Sao Hàn 6/12: Sao nữ bị 100 đoàn phim từ chối vì quá đẹp, Lee Min Ho tái xuất

Sao châu á

14:08:46 06/12/2024
Mỹ nhân có gương mặt đẹp nhất thế giới hẹn hò tình cũ Han So Hee, Lee Min Ho chia sẻ về phim mới, còn Ha Ji Won từng bị 100 đoàn phim từ chối vì quá đẹp.
4 bộ phim cực hay ai cũng nên xem một lần trong năm 2024: Mê mẩn siêu phẩm của mỹ nam đẹp trai nhất hành tinh

4 bộ phim cực hay ai cũng nên xem một lần trong năm 2024: Mê mẩn siêu phẩm của mỹ nam đẹp trai nhất hành tinh

Phim âu mỹ

14:03:48 06/12/2024
Dưới đây là danh sách 4 bom tấn được đầu tư khủng, giàu tính giải trí, đều chiếu tại phòng vé Việt và rất đáng để xem thử một lần.
Mỹ nhân Việt 1 năm đóng chính 4 phim quá hot, nhan sắc đúng chuẩn "ngoan xinh yêu" được khen nức nở

Mỹ nhân Việt 1 năm đóng chính 4 phim quá hot, nhan sắc đúng chuẩn "ngoan xinh yêu" được khen nức nở

Hậu trường phim

14:00:44 06/12/2024
2024 hẳn là một năm bận rộn của nữ diễn viên Bích Ngọc khi cô liên tục đóng chính trong các dự án phim truyền hình lớn từ Nam ra Bắc.
Xem ngay MV mới của Rosé: Kể tội tình cũ độc hại, khoá môi trai lạ khiến hàng triệu fan "thất tình online"

Xem ngay MV mới của Rosé: Kể tội tình cũ độc hại, khoá môi trai lạ khiến hàng triệu fan "thất tình online"

Nhạc quốc tế

13:44:18 06/12/2024
12 giờ trưa 6/12 (theo giờ Việt Nam), Rosé chính thức thả xích MV toxic till the end - track được quảng bá chính trong album đầu tay Rosie.
Phong cách tối giản cho nàng thích sự nhẹ nhàng mùa Noel sắp tới

Phong cách tối giản cho nàng thích sự nhẹ nhàng mùa Noel sắp tới

Thời trang

13:17:27 06/12/2024
Nàng có thể phối một chiếc cardigan màu xám hoặc đen với áo sơ mi và quần jeans ống đứng để tạo ra bộ trang phục năng động, nhưng vẫn giữ được sự thanh lịch và nhẹ nhàng.
Những loài sinh vật dưới đại dương đẹp nhất thế giới

Những loài sinh vật dưới đại dương đẹp nhất thế giới

Lạ vui

13:05:43 06/12/2024
Thế giới đại dương có hàng triệu loài sinh vật. Đáng chú ý, có nhiều loài đẹp với màu sắc bắt mắt và hình dạng kỳ lạ.