Giảm phụ thuộc Trung Quốc: Mỹ cần đồng minh, không chỉ thuế quan
Việc Mỹ – Trung đồng ý giảm thuế rõ ràng là một điều tốt. Nhưng đó vẫn chưa phải là một bước đột phá.
Và chắc chắn không thể gọi đó là một chiến thắng cho Tổng thống Trump.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong (giữa) trong cuộc họp báo về đàm phán thương mại cấp cao Mỹ-Trung tại Geneva, Thuỵ Sĩ ngày 11/5/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc về việc tạm thời đình chỉ các mức thuế “ăn miếng trả miếng” ở mức ba con số trong 90 ngày là một tin tích cực. Điều đó cho phép ít nhất một phần hoạt động thương mại song phương tiếp tục diễn ra.
Theo trang Asia Times, việc Mỹ – Trung đồng ý giảm thuế rõ ràng là một điều tốt. Những người từng chỉ trích chính sách thuế quan của ông Trump hoàn toàn ủng hộ. Nhưng dù là tin tốt, đó vẫn chưa phải là một bước đột phá. Và chắc chắn không thể gọi đó là một chiến thắng cho Tổng thống.
Nó là một bước đi đúng đắn, bởi nếu tiếp tục giữ các mức thuế chiến tranh – 145% từ phía Mỹ và 125% từ phía Trung Quốc – thì thương mại giữa hai nước gần như sẽ tê liệt hoàn toàn.
Với mức thuế mới, lần lượt là 30% từ Mỹ và 10% từ Trung Quốc, việc giao thương – bao gồm cả thương mại nông sản – sẽ có thể tiếp tục, dù vẫn còn nhiều rào cản. Mỹ từ đây có thể chuyển hướng sang mục tiêu quan trọng hơn: chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các sản phẩm thiết yếu mà hiện Mỹ không thể tìm nguồn thay thế.
Một phần của thương mại song phương là có lợi, nhưng không phải tất cả. Như Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent nói: Mỹ không muốn “tách rời toàn diện” khỏi Trung Quốc, mà chỉ muốn “tách rời có chọn lọc, mang tính chiến lược”.
Các thị trường tài chính cũng tỏ ra hài lòng khi lần này chính Bộ trưởng Tài chính Bessent – một người thực dụng hơn – đại diện chính quyền phát ngôn về thuế quan, thay vì Peter Navarro, cố vấn Nhà Trắng vốn là kiến trúc sư của các đòn áp thuế quy mô lớn nhằm vào Trung Quốc và nhiều nước khác.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent (trái) và Đại diện thương mại Jamieson Greer trả lời phỏng vấn báo chí sau đàm phán thương mại với các quan chức cấp cao Trung Quốc tại Geneva (Thuỵ Sĩ) ngày 11/5/2025. Ảnh: EDA/TTXVN
Thỏa thuận này cũng là tín hiệu tích cực vì nó mở ra kỳ vọng về những cải thiện tiếp theo trong quan hệ thương mại Mỹ – Trung. Người nông dân và giới chăn nuôi Mỹ, chẳng hạn, rất mong các rào cản thuế quan và phi thuế quan từ phía Trung Quốc đối với sản phẩm Mỹ được dỡ bỏ hoàn toàn.
Tuy vậy, đây vẫn chưa phải một bước đột phá, bởi lẽ: thỏa thuận chỉ có thời hạn 90 ngày, và các mức thuế dù giảm vẫn ở mức rất cao – áp dụng tràn lan với cả mặt hàng thiết yếu lẫn không thiết yếu.
Điều đáng tiếc hơn cả là: chính quyền Tổng thống Trump vẫn đang bỏ lỡ cơ hội thực sự để làm điều duy nhất có khả năng giảm bớt sự phụ thuộc nguy hiểm của Mỹ vào Trung Quốc – đó là phối hợp chính sách thuế quan và công nghiệp với các đồng minh.
Trung Quốc hiện thống trị ngành sản xuất toàn cầu và đang đầu tư rất lớn để tiếp tục giữ vị thế này. Bắc Kinh muốn giảm thiểu sự lệ thuộc vào thế giới , trong khi khiến phần còn lại của thế giới ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc, từ thép đến chip bán dẫn – cả mặt hàng thiết yếu lẫn phi thiết yếu.
Video đang HOT
Bằng cách xây dựng năng lực sản xuất khổng lồ, Trung Quốc đạt được lợi thế quy mô giúp họ bán với giá mà các đối thủ không thể cạnh tranh nổi.
Tại Mỹ hiện có sự đồng thuận lưỡng đảng rằng điều này là mối đe dọa. Và không chỉ với Mỹ – đó cũng là nguy cơ đối với Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Canada và nhiều đồng minh truyền thống khác. Khó có quốc gia đơn lẻ nào có thể tự bảo vệ mình khi đối đầu với Trung Quốc. Lợi thế quy mô của Trung Quốc chỉ đơn giản là quá lớn.
Thế nhưng thay vì phối hợp chính sách với các đồng minh, chính quyền Mỹ hiện nay lại hành xử như thể họ là đối thủ. Thuế quan “có đi có lại” của Mỹ đối với hàng Nhật hiện là 24%. Với ô tô – mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nhật – là 25%. Đối với EU, mức thuế “có đi có lại” là 20%. Chính quyền ông Trump gọi đó là “có đi có lại”, nhưng thực chất, các mức thuế này không hề tương xứng – phía các nước kia không áp mức thuế tương tự lên hàng hóa Mỹ.
Trái lại, Trung Quốc áp thuế “có đi có lại” ở mức 10%; mức 30% hiện tại bao gồm thêm 20% thuế phạt liên quan đến fentanyl. Trung Quốc đã tỏ dấu hiệu sẵn sàng siết chặt kiểm soát fentanyl. Nếu họ thực sự hành động, thì rất có thể mức thuế Mỹ đánh vào Trung Quốc sẽ còn thấp hơn so với Nhật hay EU.
Đó rõ ràng không phải là một kết cục tích cực.
Phối hợp với các đồng minh – chứ không phải đơn độc áp thuế – mới là cách cắt giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Trong ảnh, tàu chở hàng của hãng vận tải Trung Quốc COSCO neo tại cảng Long Beach , bang California , Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Dĩ nhiên, chính quyền Tổng thống Trump đang tuyên bố đây là một thắng lợi. Nhưng phía Trung Quốc lại tin rằng họ mới là bên chiến thắng – và họ có lý do để nghĩ như vậy.
Khi ông Trump áp mức thuế 145% hồi đầu tháng 4, Chủ tịch Tập Cận Bình không hề nhượng bộ hay lùi bước. Ông đáp trả bằng thuế 125% lên hàng Mỹ và kêu gọi người dân Trung Quốc sẵn sàng cho một cuộc chiến thương mại kéo dài.
Trước phản ứng cứng rắn từ Bắc Kinh, cộng thêm sự lo lắng từ thị trường tài chính và sự bất mãn của giới doanh nghiệp Mỹ, ông Trump buộc phải chấp nhận giảm thuế. Thỏa thuận mà các nhà đàm phán của ông đạt được thực chất chỉ là mỗi bên cùng giảm mức thuế đi 115 điểm %. Bắc Kinh không phải nhượng bộ gì thêm.
Một bài xã luận của Wall Street Journal đã nhận định, thỏa thuận này là một “bước lùi lớn” của chính quyền Mỹ – và là “chiến thắng của thực tế kinh tế”.
Các chính sách thuế quan của ông Trump đối với đồng minh đã bào mòn lòng tin dành cho Mỹ. Nhưng hy vọng rằng họ vẫn còn kịp để sửa sai và khôi phục phần nào niềm tin đó.
Asia Time cho rằng, cả Mỹ và các đồng minh đều không thể tiếp tục phụ thuộc vào Trung Quốc trong các sản phẩm thiết yếu. Và cách tốt nhất để tránh kịch bản đó là: hợp tác với đồng minh, thay vì quay lưng lại với họ.
Scott Bessent, người ngồi 'ghế nóng' khi chiến tranh thuế quan rung chuyển kinh tế Mỹ
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đang rơi vào tâm điểm của một cuộc chiến thương mại khốc liệt với Trung Quốc, điều mà các nhà kinh tế lo ngại có thể làm bùng phát lạm phát và gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu.
Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent trong một phiên họp nội các tại Nhà Trắng vào ngày 10/4/2025. Ảnh: Getty Images
Không khí "lạ" trong cuộc họp truyền thống
Theo tờ New York Times, cuộc gặp mặt truyền thống của các cựu bộ trưởng tài chính Mỹ để chào đón một người mới được bổ nhiệm vào nhóm thường là một sự kiện vui vẻ và thoải mái. Nhưng khi nhóm họp vào tháng này, vào đúng "Ngày Giải phóng" của Tổng thống Trump (ngày 2/4, khi tổng thống công bố một loạt biện pháp thuế quan mới), không khí buổi họp lại nghiêm túc một cách đáng kinh ngạc.
Bữa tối đó do cựu Bộ trưởng Tài chính Steven T. Mnuchin tổ chức diễn ra vào thời điểm nền kinh tế Mỹ đang hỗn loạn. Tổng thống Trump đã đảo lộn thương mại toàn cầu bằng cách áp thuế trừng phạt đối với cả đồng minh lẫn đối thủ, và Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent là trung tâm của sự kiện, bảo vệ một chính sách mà nhiều người trong phòng coi là hành vi sai lầm về kinh tế.
"Bầu không khí thật u ám", ông Michael Blumenthal, 99 tuổi, người đứng đầu Bộ Tài chính từ thời chính quyền cựu Tổng thống Jimmy Carter, cho biết.
Theo ông Blumenthal và những người khác biết về bữa tối, ông Bessent đã bị gây sức ép về chiến lược đằng sau thuế quan và tác động của chúng đối với nền kinh tế. Có đôi lúc ông cũng lên tiếng phản biện khi bị những người tiền nhiệm chất vấn về cách tiếp cận của ông Trump.
"Ông ấy không chỉ cười mỉm", ông Blumenthal nhớ lại. "Bessent ở đó - ông ấy phải bảo vệ nó".
Công việc thách thức nhất ở Washington
Những lời chào đón gượng gạo phản ánh những tháng đầu tiên đầy khó khăn của ông Bessent khi đảm trách một trong những công việc thách thức nhất tại Washington. Phố Wall từng hoan nghênh việc ông được đề cử, hy vọng rằng Scott Bessent sẽ là tiếng nói ôn hòa có thể kiềm chế những quyết định áp đặt thuế quan bừa bãi của Tổng thống Trump trên toàn cầu.
Nhưng hiện tại, ở tuổi 62, ông Bessent đang ở tâm điểm của một cuộc chiến thương mại khốc liệt với Trung Quốc, điều mà các nhà kinh tế lo ngại có thể làm bùng phát lạm phát và gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu. Theo hầu hết các chỉ số, nền kinh tế Mỹ là mạnh nhất thế giới khi ông Trump nhậm chức vào tháng 1, dẫn đến việc một số nhà phân tích mô tả hành động của tổng thống như một "bàn thắng phản lưới nhà" lịch sử, tương tự như việc một cầu thủ bóng đá ghi bàn vào lưới đội mình.
"Đây là một trong những bàn phản lưới nhà lớn nhất trong ngoại giao, kinh tế và thương mại mà tôi nghĩ chúng ta từng làm", David Autor, một nhà kinh tế học của Đại học MIT, cho biết.
Trước khi gia nhập chính quyền, ông Bessent đã bày tỏ sự nghi ngờ của riêng mình về thuế quan. Nhưng bản năng bảo hộ thương mại của Tổng thống Trump lại rất khó kiểm soát. Là một cựu quản lý quỹ đầu cơ đã thành lập Key Square Group, ông Bessent viết trong một lá thư gửi cho các nhà đầu tư vào năm ngoái rằng ông hoài nghi về thuế quan: "Thuế quan gây lạm phát và sẽ làm đồng đô la mạnh hơn - khó có thể là một điểm khởi đầu tốt cho sự phục hưng công nghiệp của nước Mỹ."
Nhưng với tư cách là bộ trưởng tài chính, Bessent đã phải công khai bám sát lập trường ủng hộ thuế quan của chính quyền. Bây giờ, ông lập luận rằng thuế quan sẽ không gây lạm phát mà thay vào đó sẽ gây ra một lần "điều chỉnh giá" cho nền kinh tế.
Sau khi Trung Quốc đáp trả thuế quan của ông Trump bằng cách áp đặt mức thuế cao hơn đối với các sản phẩm của Mỹ, ông Bessent đã hạ thấp tác động tiềm tàng của điều đó đối với nền kinh tế Mỹ, nói rằng "Thế thì sao?". Theo quan điểm của ông, Mỹ nắm thế thượng phong, vì Trung Quốc phụ thuộc vào xuất khẩu sang Mỹ. Nhưng hai ngày sau, Bắc Kinh trả đũa bằng các mức thuế thậm chí còn cứng rắn hơn, làm leo thang cuộc chiến thuế quan giữa các nền kinh tế lớn nhất thế giới và gây ra sự lo lắng trên thị trường tài chính.
Rõ ràng ông Bessent đã bị đẩy vào một tình thế khó xử vì chương trình nghị sự thương mại của chính quyền đã quyết đoán hơn hầu hết các chuyên gia dự đoán. Tổng thống Trump đã áp thuế đối với hầu hết mọi quốc gia, bao gồm cả mức thuế ít nhất là 145% đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Các động thái này đã khiến cổ phiếu lao dốc, gây căng thẳng cho thị trường trái phiếu và khiến các nhà kinh tế tăng tỷ lệ cược suy thoái của họ.
Xoay sở điều chỉnh
Bộ trưởng Tài chính Bessent đã phải xoay sở để điều chỉnh cách tiếp cận của ông Trump ở một mức độ nào đó. Trong chuyến đi đến Mar-a-Lago vào ngày 6/4 để báo cáo với tổng thống về biến động của thị trường, Bessent đã thuyết phục Tổng thống tạm dừng cái gọi là thuế đối ứng đối với hàng chục quốc gia và bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại với các quốc gia đó.
Vào tối 11/4 (theo giờ địa phương), chính quyền đã công bố một quy định miễn trừ điện thoại thông minh, máy tính, chất bán dẫn và các thiết bị điện tử khác khỏi hầu hết các mức thuế trừng phạt của tổng thống đối với Trung Quốc, giúp các công ty công nghệ như Apple, Dell, Nvidia tạm thở phào.
Tuy nhiên, cuộc đối đầu ngày càng sâu sắc với Trung Quốc cho thấy sẽ có nhiều biến động hơn khi ông Bessent tham gia vào các cuộc tranh luận với Peter Navarro - Cố vấn thương mại của ông Trump và Howard Lutnick - Bộ trưởng Thương mại, những người đã tư vấn cho tổng thống một cách tiếp cận cứng rắn hơn.
"Điều tuyệt vời nhất là ông ấy có thể ở đó với tư cách là cố vấn", Marlene Jupiter, người đã làm việc với ông Bessent trong 5 năm khi ông điều hành Bessent Capital, cho biết. Bà nhận định kiến thức sâu rộng của ông Bessent về thị trường sẽ giúp xoa dịu các nhà đầu tư đang lo lắng về sự bất ổn trong thương mại. Tuy vậy, bà Jupiter thừa nhận, "tôi không biết tổng thống có lắng nghe hay không, và lắng nghe bao nhiêu".
Tâm điểm chỉ trích
Việc Bộ trưởng Tài chính Bessent không thể kiềm chế ông Trump một cách hiệu quả hơn đã khiến một số nhà đầu tư thất vọng.
"Tôi thất vọng về Bessent, nếu là Mnuchin và Cohn thì không bao giờ để mọi chuyện đi xa đến thế này", Spencer T. Hakimian, người sáng lập quỹ đầu cơ Tolou Capital Management ở New York, bình luận.
Ông Mnuchin, với tư cách là cựu Bộ trưởng Tài chính, và Gary Cohn, với tư cách là giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia, là hai cố vấn kinh tế trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, những người đã cảnh báo ông về việc lạm dụng thuế quan.
"Toàn bộ lý do khiến thị trường quan tâm đến Bessent", ông Hakimian nói thêm, "là vì họ coi ông ấy là Mnuchin 2.0 - một nhân vật Phố Wall truyền thống, người sẽ không để mọi chuyện đi đến mức này".
Tuy nhiên, cuối cùng, quyết định cuối cùng về thuế quan nằm trong tay Tổng thống Trump. R. Glenn Hubbard, cựu Phó trợ lý bộ trưởng Bộ Tài chính, cho biết: "Bất cứ điều gì bộ trưởng tài chính nói đều cần phải cùng quan điểm với tổng thống".
Về phần mình, ông Blumenthal chúc ông Bessent may mắn trong một công việc phức tạp, khi "điều tốt nhất cho đất nước lại khác với điều mà tổng thống mong muốn".
Ông nói thêm rằng theo truyền thống, các bữa tiệc chào mừng thường không có nhiều thảo luận về chính sách hoặc lời khuyên từ các cựu "chiến binh" Bộ Tài chính. "Lần này là một dịp rất đặc biệt", ông Blumenthal ý nhị.
PMI giảm mạnh, đơn hàng xuất khẩu sụt sâu: Trung Quốc đối mặt thách thức kép Chỉ số Nhà quản lý Mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc đã giảm xuống còn 49,0 vào tháng 4, mức yếu nhất kể từ tháng 12/2023, nhấn mạnh thiệt hại mà mức thuế quan 145% từ Mỹ đã gây ra cho Trung Quốc. Một nhà máy sản xuất thép tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN. Theo CNN, trong...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Iran bác tuyên bố của ông Trump về việc xóa sổ 3 cơ sở hạt nhân

Vai trò của máy bay B-2 và bom GBU-57 trong cuộc không kích lịch sử của Mỹ

Iran coi nhẹ cuộc tấn công của Mỹ, hé lộ tình trạng cơ sở Fordow

Khoảnh khắc Mỹ ném bom cơ sở hạt nhân Fordow của Iran

Iran cảnh báo đòn đáp trả "tàn khốc hơn", nhắm thẳng mục tiêu vào Mỹ

Mỹ tấn công 3 cơ sở hạt nhân Iran, loạt máy bay ném bom B-2 lên đường

Mỹ dùng 6 quả bom phá boongke, 30 tên lửa Tomahawk tấn công Iran

Ông Trump dọa tiếp tục tấn công Iran, Isfahan là mục tiêu khó nhất

NATO chuẩn bị công bố cam kết chi tiêu quốc phòng mới

Iran xác nhận ba cơ sở hạt nhân bị tấn công

Có phải oanh tạc cơ B-2 Mỹ mang siêu bom đến tấn công Iran?

Iran khẳng định không rò rỉ phóng xạ sau đợt tấn công của Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Elon Musk: xAI sẽ dùng Grok để viết lại toàn bộ kho tri thức của nhân loại, có quá nhiều rác
Thế giới số
16:20:55 22/06/2025
Danh tính cô gái Việt được DPR Ian chạy xuống hôn tay, hỏi: "Em yêu khỏe không"?
Netizen
16:07:23 22/06/2025
"Ông hoàng kinh dị" Quang Tuấn thành "idol tẻn tẻn"
Tv show
16:02:52 22/06/2025
Bình gas mini phát nổ khiến 8 người gặp nạn khi đang ăn giỗ
Tin nổi bật
15:50:29 22/06/2025
Hôn nhân viên mãn của Hồ Ngọc Hà và Kim Lý sau 8 năm bên nhau
Sao việt
15:46:20 22/06/2025
BMW F 850 GS Adventure mạnh mẽ, giá từ 599 triệu đồng
Xe máy
15:31:22 22/06/2025
Xe điện hiệu suất cao Hyundai Ioniq 6 N lộ diện với thiết kế hầm hố
Ôtô
15:28:21 22/06/2025
10 loại thực phẩm vàng cho sức khỏe
Sức khỏe
15:19:22 22/06/2025
Bí quyết tạo kiểu tóc phồng cho tóc ngắn
Làm đẹp
15:05:30 22/06/2025
5 cách lên đồ thời thượng cho lúc giao mùa
Thời trang
14:41:44 22/06/2025