Chính quyền quân sự Mali khởi động các cuộc tham vấn quốc gia
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 11/12, chính quyền quân sự Mali đã khởi động các cuộc tham vấn quốc gia được cho là điều kiện tiên quyết để tổ chức bầu cử và quay lại chế độ dân sự vốn bị hoãn vô thời hạn bất chấp các áp lực từ cộng đồng quốc tế.
Toàn cảnh cuộc họp giữa phái đoàn ECOWAS và Đại tá Assimi Goita cùng các nhà lãnh đạo quân đội Mali, tại Bamako ngày 22/8/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Các cuộc tham vấn này được giới chức Mali coi là thời điểm quan trọng trong quá trình chuyển đổi chính trị ở nước này. Cũng theo chính quyền Mali, các cuộc tham vấn trên đang được tiến hành ở cấp địa phương. Ngoại trừ thủ đô Bamako, các cuộc tham vấn cấp xã dự kiến diễn ra trong hai ngày kể từ ngày 22/12. Quá trình này sẽ được hoàn thành từ ngày 27-30/12 với các cuộc tham vấn quốc gia.
Theo truyền thông địa phương, một tài liệu làm việc do Ban tổ chức soạn thảo cho thấy việc tổ chức các cuộc tham vấn là “bất khả thi” ở hơn 200 địa phương do tình trạng mất an ninh vẫn đang tiếp diễn. Các cuộc tham vấn này được cho là sẽ đưa ra các khuyến nghị về cải cách nhằm khắc phục các khó khăn của Mali, đất nước đang rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi phong trào ly khai và các cuộc nổi dậy thánh chiến nổ ra hồi năm 2012. Các cuộc tham vấn nêu trên được khởi động trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS).
Hai cuộc đảo chính quân sự đã xảy ra tại Mali trong vòng chưa đầy một năm (tháng 8/2020 và tháng 5/2021). Do phải chịu sức ép của ECOWAS, cơ quan hòa giải và cộng đồng quốc tế, chính quyền quân sự ở nước này đã cam kết sẽ chuyển giao quyền lực cho lực lượng dân sự sau các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội, dự kiến diễn ra vào tháng 2/2022, tuy nhiên giới chức Mali mới đây đã thông báo cho ECOWAS rằng không thể thực hiện cam kết trên theo đúng thỏa thuận.
Việt Nam kêu gọi thả tự do cho các lãnh đạo bị bắt giữ tại Mali
Theo phóng viên TTXVN tại New York, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 26/5 đã họp trực tuyến thảo luận về biến động chính trị vừa qua tại Mali, trong đó có việc quân đội Mali bắt giữ Tổng thống, Thủ tướng và các quan chức Chính phủ chuyển tiếp.
Ông Sadio Camara tới trụ sở Bộ Quốc phòng tại Bamako, Mali. Ông Camara đã bị thay thế khỏi vị trí Bộ trưởng Quốc phòng trong cuộc cải tổ nội các của Mali. Ảnh: AFP/TTXVN
Đặc phái viên Đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về Mali, ông El-Ghassim Wane đã báo cáo cập nhật tình hình.
Phát biểu tại cuộc họp, Tham tán Công sứ Nguyễn Phương Trà, Phó Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, cho biết Việt Nam theo dõi sát tình hình đang diễn ra tại Mali và bày tỏ quan ngại sâu sắc trước báo cáo về việc bắt giữ Tổng thống, Thủ tướng và các quan chức Chính phủ chuyển tiếp của nước này. Đại diện Việt Nam cho rằng vụ việc này sẽ mang đến những rủi ro cho quá trình chuyển tiếp chính trị, làm bất ổn tình hình cũng như tạo thêm nhiều khó khăn hơn cho việc triển khai Hiệp định Hoà bình năm 2015 ở Mali.
Việt Nam thúc giục các bên kiềm chế, giải quyết các khác biệt thông qua đối thoại, tham vấn và thiết lập lại trật tự Hiến pháp. Cùng các thành viên HĐBA khác, Việt Nam kêu gọi việc bảo đảm an toàn và thả tự do cho các lãnh đạo, quan chức của Chính phủ chuyển tiếp và hi vọng các bên sớm nối lại tiến trình chuyển đổi vì lợi ích lâu dài của người dân Mali.
Đại diện Việt Nam khẳng định ủng hộ các nỗ lực hoà giải của cộng đồng quốc tế, trong đó có Hội đồng kinh tế Tây Phi và Sahel (ECOWAS) cũng như hoan nghênh và ủng hộ các nỗ lực của Phái bộ LHQ tại Mali (MINUSMA) trong thực hiện các nhiệm vụ của mình tại Mali. Đại diện Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ người dân Mali, trong đó bao gồm việc giải quyết các thách thức nhân đạo.
Công nhân Trung Quốc bị bắt cóc ở Mali AFP hôm qua đưa tin 3 công dân Trung Quốc và 2 công dân Mauritania bị bắt cóc ở Mali khi nhóm người có vũ trang tấn công một công trường xây dựng cách thị trấn Kwala ở miền tây nam nước này khoảng 55 km. Ảnh. Reuters Quân đội Mali cho hay các tay súng còn cướp 3 xe bán tải, đập...