‘Quái vật vũ trụ đỏ’ Tư Mã Thiên từng mô tả sắp biến hình
Nhuốm màu đỏ đầy đe dọa trên bầu trời Trái Đất và thu hút giới thiên văn suốt 2.100 năm, ‘ quái vật’ Betelgeuse vẫn chưa thôi gây bất ngờ.
Theo dự đoán của các nhà khoa học, vào đêm 11, ngày 12-12, hàng triệu người ở châu Á, châu Âu và châu Mỹ sẽ được nhìn thấy “quái vật vũ trụ đỏ” Betelgeuse rơi vào tình huống “ngàn năm có một”.
“Quái vật đang hấp hối” Betelgeuse – Ảnh đồ họa: ESO
Betelgeuse là một ngôi sao siêu khổng lồ đỏ trong chòm Lạp Hộ, cách chúng ta khoảng 650 năm ánh sáng mà các nhà khoa học tin rằng sẽ phát nổ bất cứ lúc nào.
Nó là một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời, liên tục gây hoảng hốt trong những năm gần đây vì nhiều lần mờ đi rồi sáng lại.
Lật ngược lại cổ văn, các nhà khoa học nhận thấy quái vật vũ trụ này từng nhiều lần biến đổi.
Nó từng có màu vàng trong các ghi chép của Tư Mã Thiên, nhà bác học thời nhà Hán của Trung Quốc. Một cách độc lập, học giả người La Mã Hyginus 100 năm sau Tư Mã Thiên lại mô tả nó có màu sắc vàng cam như Sao Thổ.
Nhà bác học Hy Lạp – Ai Cập Claudius Ptolemaeus (khoảng năm 100 sau Công Nguyên) mô tả nó màu đỏ, trong khi một ghi chép thế kỷ XVI mô tả nó rất đỏ.
Hiện nay, rõ ràng nó là một con quái vật màu đỏ quạch. Những bất đồng màu sắc trong quá khứ chỉ ra một điều duy nhất: Nó đang đỏ dần và sắp phát nổ thành siêu tân tinh.
Thế nhưng, trong sự kiện sắp xảy ra đầu tuần tới, quái vật Betelgeuse dự kiến sẽ biến thành… màu đen. Nó sẽ trải qua một tình trạng tương tự nhật thực, cực hiếm gặp, theo AP.
Người dân các quốc gia Tajikistan, Armenia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha, bang Miami và quần đảo Florida Keys của Mỹ, Mexico… dự kiến sẽ quan sát được hiện tượng.
Điều này xảy ra do sự xuất hiện của một tiểu hành tinh mang tên Leona, với hình dạng thuôn dài kỳ lạ.
Hình ảnh thật của quái vật vũ trụ Betelgeuse và vị trí của nó (theo mũi tên) trong chòm sao Lạp Hộ – Ảnh: NASA
Vào đầu tuần tới, Leona sẽ vô tình bay ngang tầm quan sát từ Trái Đất đến Betelgeuse, che khuất quái vật đỏ.
Sự kiện này chỉ kéo dài không quá 15 giây. Tuy nhiên bấy nhiêu cũng đủ để các nhà khoa học kỳ vọng sẽ hiểu thêm nhiều chi tiết về quái vật Betelgeuse lẫn Leona.
Không rõ Leona có đủ gây ra “nhật thực toàn phần” hay không, nhưng khả năng cao nhất là kiểu “nhật thực hình khuyên”, khiến ngôi sao như biến hình thành một vật thể đen ma quái với vòng lửa viền xung quanh.
Theo nhà thiên văn học Gianluca Masa, người sáng lập Dự án Kính viễn vọng ảo, việc không chắc chắn sự kiện sẽ diễn ra như thế nào khiến nó càng trở nên hấp dẫn hơn.
Phát hiện loại vật thể thiên văn mới: 'Trợ thủ của ma cà rồng'
Trong quá trình tìm hiểu về những ngôi sao Be bí ẩn, một loại ma cà rồng vũ trụ, các nhà khoa học đã phát hiện dấu tích của một vật thể nguy hiểm khác.
Các ngôi sao Be luôn là bí ẩn thú vị đối với các nhà thiên văn. Đó là một tập hợp con của các ngôi sao loại B sáng. Khác với các sao B bình thường, sao Be quay rất nhanh và tạo ra các vòng vật chất quanh quỹ đạo, điều không thấy ở các loại sao khác và vẫn chưa được giải thích cụ thế.
Bằng cách phân tích dữ liệu từ hai vệ tinh cực mạnh Gaia và Hipparcos, các nhà nghiên cứu từ Đại học Leeds (Anh) đã chỉ ra rằng các đặc điểm kỳ lạ của Be là do sự tương tác với 2 người bạn đồng hành.
Sao Be "quái vật" và ngôi sao nạn nhân ở phía xa, đã bị tước bỏ phần bên ngoài - Ảnh đồ họa: ESO
Sao Be được cho là một loại "ma cà rồng" vũ trụ. Lý thuyết cho rằng loại sao quái dị này phát triển từ một hệ sao đôi gồm 2 ngôi sao quay quanh một tâm chung.
Be "săn mồi" và bạn đồng hành nhỏ hơn của chúng thành nạn nhân. Vật chất từ nạn nhân bị nó hút lấy, tạo nên vòng vật chất quanh mình, đồng thời tích lũy thêm mô-men động lượng để tăng tốc độ quay.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tập trung vào một vấn đề: Phạm vi của các hệ sao đôi quay quanh cùng một tâm điểm dường như quá lớn để ngôi sao Be có thể săn tìm và "hút máu" người bạn đồng hành.
Đó là một câu trả lời khó tìm kiếm, bởi chỉ 28% sao Be được xác định kèm với bạn đồng hành. Có một giả thuyết rằng ngôi sao đồng hành đã trở nên quá mờ nhạt để quan sát sau thời gian dài bị "hút máu".
Xem xét dữ liệu về các dạng sao khác nơi có một ngôi sao bị tước bỏ vật chất bởi bạn đồng hành, các nhà khoa học kết luận sao Be có khả năng là một phần của hệ thống nhiều hơn 2 ngôi sao.
Trong đó, ngôi sao thứ ba đóng vai trò như "trợ thủ của ma cà rồng", quay ở quỹ đạo lớn hơn bên ngoài sao Be và sao "nạn nhân".
Sự hỗn loạn của hệ thống ba sao đã giúp trợ thủ ẩn mình này có cơ hội đẩy ngôi sao nạn nhân lại gần ngôi sao Be hơn, trong khi chính nó lại lùi ra xa.
Khoảng cách đủ gần đã giúp Be dễ dàng "ăn uống" hơn, phát triển tốt hơn để đạt được trạng thái "quái vật" mà các nhà thiên văn hay quan sát được.
Năm 2024, quái vật vũ trụ trong cổ văn thế kỷ XIII sẽ trở lại Năm 1217, một tu sĩ người Đức nhìn lên bầu trời phía Tây Nam và nhận thấy một ngôi sao bỗng biến thành quái vật vũ trụ, bùng cháy trong nhiều ngày. Sự kiện năm 1217 đã được tu sĩ Abbott Burchard, người đứng đầu Tu viện Ursberg thời Trung cổ ở Đức, ghi lại vào biên niên sử. Ông mô tả đó...