Bí ẩn vật thể ma quái mỗi kính thiên văn thấy một “chân dung” khác
“Thứ này thực sự là một con quái vật” – nhà thiên văn Mỹ mô tả về vật thể ma quái mà ông và các cộng sự vừa xác định từ thế giới gần 13 tỉ năm trước.
Vật thể ma quái ban đầu xuất hiện dưới dạng một đốm sáng qua quan sát của một số kính viễn vọng mặt đất. Các nhà khoa học đã huy động kính viễn vọng không gian cực mạnh Hubble để cố nhìn nó rõ hơn, nhưng không thấy đâu!
Mới đây, vật thể kỳ bí bất ngờ xuất hiện trở lại dưới “mắt thần” của kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới James Webb, dưới hình ảnh một thiên hà mờ nhạt và hết sức lạ lùng.
Vật thể ma quái được xác định là một thiên hà hình thành sao đầy bụi cổ đại – Ảnh: NASA/ESA/CSA
Nhóm 50 nhà nghiên cứu từ nhiều đơn vị học thuật, dẫn đầu bởi dự án COSMOS-web do PGS Catilin Casey từ Trường Đại học Texas ở Austin (Mỹ) chủ trì, đã xem xét kỹ lưỡng vật thể ma quái đó trong một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal.
Họ xác định nó là một thiên hà hình thành sao đầy bụi từ vũ trụ sơ khai, được đặt tên là AzTECC71.
Video đang HOT
Trích dẫn nghiên cứu, chuyên san khoa học PHYS cho biết một thiên hà hình thành sao đầy bụi rất khó quan sát. Lý do, phần lớn ánh sáng từ các ngôi sao của nó đã bị hấp thụ bởi lớp bụi, sau đó phát xạ lại ở bước sóng đỏ hơn.
Chúng có biệt danh là “các thiên hà tối Hubble”, bởi kính viễn vọng không gian thuộc loại tối tân nhất thời kỳ trước này cũng khó quan sát chúng.
Camera hồng ngoại gần (NIRCam) của James Webb đã khắc phục được điều này và quan sát được thiên hà ma quái trong ánh sáng đỏ mờ nhạt.
Đây là một phát hiện “vàng ròng” bởi AzTECC71 là loại thiên hà cực kỳ hiếm trong vũ trụ sơ khai.
Theo các nhà nghiên cứu, nó đang bận rộn hình thành sao dưới lớp vỏ bụi khó xuyên thấu, trong vùng không gian cổ xưa gần 1 tỉ năm sau vụ nổ Big Bang.
Chính nhờ ánh sáng cũng mất hàng tỉ năm để đi qua khoảng cách hàng tỉ năm ánh sáng giữa những vật thể cổ đại với Trái Đất, những kính viễn vọng tối tân như James Webb giúp chúng ta có cái nhìn “xuyên không” về vũ trụ sơ khai.
Một số dữ liệu chưa rõ ràng mà dự án COSMO-Web thu thập được cho thấy AzTECC71 có thể có bạn nằm gần, tạo thành một cụm 3 thiên hà.
TS Jed MicKinney từ Trường Đại học Texas ở Austin, thành viên nhóm nghiên cứu, bình luận: “Thứ này thực sự là một con quái vật. Mặc dù nó chỉ trông như đốm đỏ, nó đang thực sự hình thành hàng trăm ngôi sao mới mỗi năm”.
Phát hiện này cũng cho thấy James Webb đủ sức mạnh để quan sát những thứ cực đoan nhất nếu các nhà khoa học biết cách vận dụng.
Ngoài ra, cách mà AzTECC71 được xác định cũng mở đường cho phương thức khám phá một quần thể thiên hà có thể rất đông đúc còn đang ẩn nấp ở nơi cổ xưa nhất của vũ trụ.
Phát hiện 'kho báu' và 1 thứ chất lỏng lạ lùng trong mộ cổ 3.000 năm, chuyên gia cũng phải ngỡ ngàng
Mở mộ cổ 3.000 năm tuổi các chuyên gia phải 'tái mặt' khi thấy những thứ bên trong.
Ảnh minh họa
Khai quật khu lăng mộ cổ Bắc Bạch Nga ở Trung Quốc đã đem đến cho các nhà khoa học nhiều thông tin nghiên cứu mới. Theo đó, sau khi khai quật, 9 ngôi mộ, 17 hỗ tro và hơn 500 di tích đã được phát hiện. Đa số đều là các món cổ vật được làm từ đồng xanh, ngọc bích, đá, sơn mài và vàng. Những thứ này không chỉ có giá trị về mặt vật chất mà còn mang đậm giá trị văn hóa tinh hoa của thời đại bấy giờ.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn phát hiện ra trong 2 chiếc ấm đồng được tìm thấy có 1 chất lỏng kì lạ. Miệng ấm đã được bịt kín đáo, khi mở ra phát hiện 1 thứ chất lỏng trong suốt bên trong. Đem đi phân tích để tìm hiểu nguồn gốc của chất lỏng này, các nhà kho học kết luận rằng chất lỏng này chứa chất hữu cơ dễ bay hơi và các axit hữu cơ, chính là thành phần cần thiết để sản xuất rượu vang.
Đây là phát hiện quan trọng, cho thấy chất lỏng trong các chiếc ấm là rượu trái cây được lên men từ thời nhà Chu. Điều này khiến nhiều người ngạc nhiên và đánh giá cao về giá trị của khám phá này đối với ngành khảo cổ học và nghiên cứu về văn hóa cổ đại.
Việc phát hiện ra thứ chất lỏng kì lạ này không chỉ mang lại những thông tin mới về lịch sử sản xuất rượu trái cây mà còn cung cấp thêm tư liệu để nghiên cứu về hệ thống chính trị, xã hội và văn hóa khu vực Sơn Tây thời đại xa xưa.
Trước đó, trong 1 cuộc khai quật mộ cổ khác tại Tam Môn Hiệp, Hà Nam, Trung Quốc, các nhà khảo cổ đã phát hiện 1 chiếc bình đồng trong ngôi mộ cổ 2.000 năm tuổi. Trong chiếc bình này cũng chứa 1 chất lỏng không xác định có màu vàng nâu lẫn tạp chất. Sau khi phân tích thì chất lỏng này là 1 hỗn hợp để sử dụng cầm máu và giảm viêm.
Lạ lùng loài bồ câu mắt lồi có khả năng đặc biệt Bồ câu mắt bọ Budapest có đôi mắt lồi kì lạ. Chúng có sức bền đáng kinh ngạc, khi có thể bay tới 5 giờ đồng hồ không nghỉ với quãng đường dài khoảng 800 km Bồ câu mắt bọ Budapest là hậu duệ của loài chim bồ câu đá Loài này sinh sống phổ biến nhất ở Hungary Đây là giống chim...