Quả vả chữa ngộ độc
Theo đông y, quả vả có vị ngọt, tính bình, có công năng nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu
Vả là cây mọc hoang ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng rừng núi. Vả thường mọc bên cạnh các khe suối, nơi ẩm ướt. Là loại cây thuộc họ dâu tằm, người Tày gọi với tên mác ngoa. Cây vả cũng hay được trồng ven bờ ao làm cây che mát. Mùa vả xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 3 hằng năm. Quả, rễ, lá vả đều được sử dụng làm thuốc hay thức ăn.
Đông y cho rằng quả vả có vị ngọt tính bình, tác dụng làm mạnh dạ dày, nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu. Trong quả vả chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, kiện vị, cầm tiêu chảy. Thích hợp sử dụng cho người phế nhiệt, khản tiếng, tỳ vị hư yếu, tiêu hóa kém, trẻ em tiêu chảy lâu ngày, táo bón. Các nghiên cứu cho biết quả vả có khả năng chống ung thư. Rễ vả lá vả có tác dụng tiêu thũng giảm độc, tiêu viêm và chỉ thống. Dưới đây xin giới thiệu cách trị bệnh từ quả vả:
- Làm thuốc tiêu độc, lợi tiểu: Đối với người có phù thũng lấy rễ và lá vả sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
- Chữa cảm hay ngộ độc: Lấy quả vả 200 g, quả sung 200 g, lá móc mèo 50 g, rễ canh châu 50 g. Thái nhỏ phơi khô, tẩm rượu, sao vàng. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Làm thuốc khai vị: Lấy quả vả vừa chín tới phơi nắng hoặc sấy khô 500 g, thái nhỏ ngâm với 1 lít rượu trắng 40 độ sau 10-20 ngày. Mỗi ngày uống 2-3 lần, vào trước khi ăn 2 bữa chính và trước khi đi ngủ, mỗi lần uống 1 ly nhỏ chừng 20-30 ml.
- Trị mụn đỏ ở mũi: Lấy nhựa cây vả bôi nhiều lần vào chỗ mụn, vài ngày liền sẽ khỏi.
Video đang HOT
- Chữa tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, tiêu hóa kém: Lấy quả vả phơi khô, thái hạt lựu, sao vàng, cho đường trắng và nước sôi vào hãm lấy nước uống thay trà trong ngày. Cần uống liền một thời gian.
- Chữa họng sưng đau: Quả vả non 100 g, lá chó đẻ 50 g, búp tre 30 g. Rửa sạch, giã nát, sao nóng rồi đắp vào cổ nơi đau rát và băng giữ lại. Ngày làm 2 lần trong vài ngày.
- Chữa phế nhiệt khản tiếng: Lấy 150 g quả vả sắc lấy nước, cho đường phèn đủ ngọt vào và uống. Mỗi lần uống 5 g, ngày uống 3 lần.
- Chữa trĩ, đại tiện khô cứng: Lấy 10 quả vả, ruột già lợn một khúc. Đổ nước vừa ăn, nấu nhừ, nêm gia vị vừa miệng. Ăn hết trong ngày. Hay chữa trĩ bằng cách lấy lá vả giã nát đắp vào nơi có trĩ, ngày 2-3 lần cho đến khi khỏi.
- Làm tăng tiết sữa mẹ: Quả vả khô đem sấy giòn, tán bột. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 12 g, chiêu với nước đun sôi để nguội. Cần sử dụng liền 3-5 ngày.
- Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng: Lấy quả vả sấy khô tán bột, mỗi lần uống 5 g, ngày 3 lần.
Theo Người Lao Động
Tác dụng tiêu cực của rau ngót với sức khỏe
Rau ngót là loại rau lành và bổ dưỡng. Không chỉ là một món ăn thông thường, rau ngót còn có tác dụng chữa bệnh.
Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hoá ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh.
Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót.
Với chất lượng đạm thực vật cao nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Rau ngót được khuyên dùng cho người giảm cân và người bệnh có đường huyết cao.
Ai cũng biết là rau ngót rất tốt nhưng ít người biết rau ngót cũng có tác động tiêu cực với sức khỏe con người. Tuy nhiên, tác động này, chỉ cần lưu ý khi kết hợp các loại thực phẩm với rau ngót là có thể tránh được.
Tác động tiêu cực của rau ngót
Đằng sau những đặc điểm ưu việt, lá rau ngót cũng có một số nhược điểm. Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho, cả canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót cũng như trong thực phẩm khác được ăn kèm với rau ngót.
Chú ý: Không nên cho đường vào nước cốt rau ngót vì nó sẽ làm mất tác dụng, tốt nhất là uống nước cốt bạn nhé!
Bên cạnh đó, cần phải biết các công dụng tích cực của rau ngót với sức khỏe con người:
- Thanh nhiệt: Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Dùng lá rau ngót tươi dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh rau ngót.
- Trị cảm nhiệt gây ho suyễn: Rau ngót vị mát, có tính thanh nhiệt, lại chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm gây ho suyễn.
- Giảm thân trọng: Rau này có khả năng sinh nhiệt thấp (100g chỉ có 36 lalori), ít gluxit và lipit nhưng nhiều protein do đó rất phù hợp với thực đơn người muốn giảm thân trọng như mập phì, bệnh tim mạch và tiểu đường. Nên nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, đậu hũ.
- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz - huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.
- Trị táo bón: Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân dịch, bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh.
- Chảy máu cam: Giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã gói vào vải đặt lên mũi.
Trí Thức Trẻ
Giải nhiệt ngày hè bằng thực phẩm Thực tế ăn uống cũng là một giải pháp hiệu quả giúp bạn hạ nhiệt, đánh bay cái nóng của mùa hè và tăng cường năng lượng cho cơ thể. Một số thực phẩm sau có thể giúp bạn làm được điều tuyệt vời đó: 1. Rau - Rau diếp cá Ngoài tác dụng lợi tiêu hóa, trị táo bón, rau diếp cá...