“Qua tay” nhiều đại gia để bán được… thuốc lắc
Trong tiếng nhạc đến buốt ngực, Hạnh chao đảo, choáng váng về một cuộc sống hoàn toàn mới mẻ. Hạnh bắt đầu sắm sanh quần áo, giày dép, phấn son để sành điệu hơn mỗi lần lên sàn.
Bố mẹ chia tay sau cuộc tranh giành tài sản nảy lửa, chị gái theo mẹ, còn Hạnh và em trai về sống với bố. Ba bố con gần như sống cô lập với xóm giềng.
Ở phường Cẩm Tây, ông Dũng nổi tiếng với biệt danh Dũng “sáu ngón”. Theo công an địa phương, Dũng “sáu ngón” là người khó tiếp cận, tính tình lại lập dị. Hàng xóm rất ngại tiếp xúc với gia đình Hạnh. Từ khi Hạnh bị bắt, ông Dũng nghỉ việc cai than, ở nhà chạy xe ôm, đưa đón con trai đi học.
Hạnh kể, bố em là người đàn ông đào hoa. Em không nhớ nổi có bao nhiêu người đàn bà từng về “thăm” nhà em. Chỉ biết mỗi lần bố đưa một người đàn bà về nhà, em đều trốn xuống bếp ngồi tủi thân khóc.
Hoàng Thị Mỹ Hạnh trong trại giam CA Cẩm Phả, Quảng Ninh
Năm mười hai tuổi Hạnh nói chuyện với mẹ: “Con không muốn cuộc sống mà không có tiền”. Mẹ đã đưa cho Hạnh số tiền 2 triệu để em mở hàng nước. Từ đó, Hạnh nghỉ học, bắt đầu bước vào những tháng ngày bươn chải bằng đồng vốn ít ỏi trong tay. Cuộc sống của ba bố con dựa vào những cốc trà có giá 1.000 đồng, mỗi ngày cũng kiếm được dăm chục mua thức ăn và cho em trai đóng tiền học thêm.
Những buổi tối bán hàng, quán của Hạnh đông khách hơn đa phần là thanh niên trẻ. Họ đến uống trà thì ít mà trêu ghẹo cô chủ quán trẻ là nhiều. Được nhiều người khen xinh đẹp mà phải đi bán hàng nước, Hạnh thấy chạnh lòng.Nhiều cậu ấm mải chơi chòng ghẹo, rủ rê Hạnh đi chơi cho biết mùi đời. Lâu dần, Hạnh thường xuyên đi theo đám trai đua đòi đến sàn nhảy.
Trong tiếng nhạc đến buốt ngực, Hạnh chao đảo, choáng váng về một cuộc sống hoàn toàn mới mẻ. Hạnh bắt đầu sắm sanh quần áo, giày dép, phấn son. Em có cả chục chiếc mi giả để diện trong những buổi đi chơi với đám bạn. Không ai còn nhận ra con bé bán trà đá ngây thơ ngày nào. Thay vào đó là một cô Hạnh dạn dĩ, chua ngoa, sành điệu với những bộ quần áo kiệm vải, phấn son lòe loẹt.
Trong tiếng nhạc chát chúa của vũ trường, Hạnh đã dùng đến cả thuốc lắc để cuộc chơi thêm phần phấn khích. Nhảy nhót, hò hét điên cuồng chán chê, Hạnh và đám “ô hợp” kéo nhau vào nhà nghỉ trong trạng thái u mê, say thuốc để bắt đầu cuộc thác loạn mới. Khi tỉnh dậy trong căn phòng bừa bãi, ngổn ngang, nồng nặc mùi thuốc, rượu ngoại, Hạnh rã rời toàn thân, quần áo xộc xệch. Cả người đau nhức, Hạnh bỏ bê luôn công việc, ngủ li bì trong cơn mơ ú ớ và tối đến lại chuẩn bị cho một cuộc chơi khác.
Những lời ong bướm, tỉ tê của đám thanh niên chơi bời khiến Hạnh nhẩm tính, mỗi tháng chỉ dành dụm được 1-2 triệu từ quán trà đá, phải lo ăn, lo mặc, lấy tiền đâu cho những cuộc chơi tới bến? Trước lời mời mọc ngon sờn sợt, Hạnh móc toàn bộ số tiền tích góp nhờ đi bán hàng nhỏ để mua 15 viên thuốc lắc giá 2,5 triệu và thuốc cỏ giá 3 triệu đồng với ý đồ bán lại cho dân chơi. Những túi thuốc bọc sẵn trong nilong, Hạnh chỉ việc đem ra bán mỗi túi 30-50 ngàn, thuốc lắc có giá 200.000 đồng/viên.
Hạnh như điên cuồng khi nhẩm nhanh thấy số lời quá lớn so với những cốc trà đá bán hàng ngày. Lâu dần, Hạnh trở thành một mắt xích trong đường dây buôn bán ma túy, thuốc lắc ở thị xã Cẩm Phả. Có tiền, Hạnh thả phanh chơi bời, thậm chí còn mạnh tay bao “đồng đội” với chi phí bằng tiền sinh hoạt nửa năm của cả gia đình. Hạnh không phải lo lắng về những nhu cầu cá nhân như quần áo, phấn son bởi với số tiền phạm pháp kiếm được, Hạnh có đến cả đống, cho cũng không hết.
Video đang HOT
Nhưng với những thiếu nữ chớm vào đời sa ngã như Hạnh, cái giá phải trả không hề rẻ. Cơ thể suy kiệt sau những cơn lắc điên cuồng, Hạnh bị trao đổi qua tay hết thiếu gia đến đám thanh niên đua đòi và phụ thuộc vào chúng để bán được “hàng”.
Cuối cùng, trại giam là cái kết buồn dành cho Hạnh. Khi khám nhà Hạnh, cơ quan công an phát hiện và thu giữ tổng cộng 1269,2 gam cần sa, 342 gói thuốc cỏ và 15 viên thuốc lắc. Trong tủ quần áo của Hạnh có cả trăm bộ quần áo đủ kiểu dáng, màu sắc khiến các trinh sát cũng phải ngỡ ngàng.
Đến giờ, khi bị bắt khoảng gần 1 tháng, ông Dũng vẫn chưa vào thăm con. Hạnh khóc khi nhắc đến gia đình và nhắc đi nhắc lại một nỗi lo lắng: “Em chỉ sợ em trai lại giống em thì sao hả chị?”.
Theo Người Đưa Tin
Đời gái... "tù binh"
Đêm trên thị trấn Prao - huyện Đông Giang của núi rừng Quảng Nam hiu hắt buồn. Anh bạn "thổ công" của tôi ghé tai nói nhỏ: "Thế giới đêm ở đây "lý thú" lắm, không phải hội hè đình đám, hay hoạt động văn hoá gì hết. Mà là thế giới của "hương phấn ở rừng".
"Ai đã đến đây không "hưởng thụ" coi như chưa đến Prao", anh bạn tôi nhấn mạnh. Tôi thấy lạ, cũng đi theo cho biết cái mà giới chơi đêm gọi là "hương rừng" vốn còn là bí ẩn đối với kẻ lạ như tôi.
Gái... "tù binh"
Chúng tôi bỏ quán rượu, bỏ những mái nhà xây khí uất tìm ra rìa thị trấn Prao và giáp ranh với xã Mà Cooih - ở đó, những lán trại nằm nép sau những tán rừng u uất và hoang sơ, u ám như thời tiền cổ.
Người bạn "thổ địa" hất hàm ra vẻ "sành điệu" cho chúng tôi yên vị trên khu nhà sàn mùng mục. Đón chúng tôi là những cô em gái mặc váy ngắn cũn cỡn và đong đưa ánh mắt ái tình ngay tại cửa trại. Chủ quán tên Minh, đã 63 tuổi đời mà dáng người vẫn mũm mĩm trong bộ đồ "thiếu vải" đến loã lồ da thịt, thứ da thịt nhăn nheo ấy thế mà vẫn đem ra đề "làm hàng" với những gã trai trẻ, mụ còn kèm theo những lời "tiếp thị" để rao "bán" đàn "em út" đang "phơi da" nghệt ra bên những người khách lạ.
Bà chủ tên Minh mời chào lêu lếu y như thứ thanh âm mà tôi đã nghe nhiều ở các "chợ tình" nơi phố thị đã từng đi qua: "Em biết mấy anh hai, anh ba là "người nhà" thật. Nhưng nhà em nghỉ làm nghề "dễ chết" đó từ lâu rồi".
Thấy tình thế bắt đầu có vẻ căng, cũng thấy bà chủ có vẻ lộ diện dần chân tướng cái "nghề" chính thống. Tôi liền chen vào chèo kéo. Chúng tôi theo các em gái bản ra phía sau khu trại, ở đó như một ma trận thác loạn. Cũng không ngờ giữa nơi rừng núi hoang sơ này lại đổ đốn đến thế.
Giữa các chòi canh như trang trại lợn, họ quây rất nhiều nhà sàn núp sau những căn nhà xây kiến cố. Và trang bị đầy đủ chiếu tre, mành thưa và cả giàn âm ly, màn hình rộng với đủ băng đĩa có khuynh hướng khiêu dâm.
Càng ngạc nhiên hơn, giữa rừng xanh mịt mù thế này, thế nhưng chúng tôi không nghe câu hát mang bản sắc của núi rừng. Mà toàn là những bản tình ca uỷ mị và kèm theo là những câu hát nhạo nhạc đầy tính chất đá đưa tình ái.
Nhưng, có lẽ phong cách hát rất hoạn lạc, những bóng người con gái ngả nghiêng trong ánh nến như ma trơi trình diễn những vũ điệu sex. Một đêm "hát" cho khách "mỏi tay" như thế họ được cả mấy trăm bạc. Còn tuỳ với khách bo và tiền công của "tú ông, tú bà".
Được biết, cái giá khách "bo" cho các cô mỗi "ca làm" là 100.000đ/một em, cộng thêm 100.000đ/đêm mà chủ chứa trả công thêm. Số tiền ấy, các em phải chiều khách với đủ trò sờ, nắn... khám phá hết những gì là của đàn bà con gái.
Tất nhiên là nghề mà, bán thịt bán mình đã khiến các em chai lỳ với dục vọng, các em bảo, khi những bàn tay và những thứ cùa đàn ông chà xát vào thân thể các em, dù là chỗ nhạy cảm nhất cũng không gây được cảm "hứng tình" cho sơn nữ nữa.
Như cô gái đến từ Tương Dương, Nghệ An bảo: "Cái thủa ban đầu trinh trắng em đã bán với giá 10 triệu hồi còn làm gái gọi cao cấp ở Sài Gòn cơ. Giờ nói thật, em sờ soạng vào phụ nữ cùng giới có khi có cảm giác hơn bọn anh đấy". Tôi biết, "bệnh nghề nghiệp" đã biến em tha hóa giới tính đây, âu cũng là bi kịch đối với đời làm gái.
Nỗi đau nơi thâm sơn cùng cốc
Đêm hôm sau, chúng tôi quay lại, đúng như ý muốn, tại khu đêm bên đường mòn Hồ Chí Minh là những căn nhà xây san sát gồm phòng hát, phòng cho khách qua đêm trên gác 2 được xây kin kín không gian tù túng, mỗi khu trại có tới 7 đến chục phòng. Phòng nào cũng quây bạt kín mít, mỗi phòng hát được đầy đủ trang bị để hát mỏi tay. Còn những phòng, lều tranh lụp xụp phía trong để phục vụ khách "tới bến".
Nửa đêm, như lịch trình đã định, những cặp "tình nhân" vừa mới kịp "cặp" với nhau ngã nghẹo đi lên tầng hai hành lạc. Tôi được dìu lên tầng hai với Vân - cô gái đến từ núi rừng Quảng Nam. Vân mới 16 tuổi, xinh đẹp nết na như bông hoa rừng nhưng giờ đã vào vai diễn ngào ngạt mùi phấn son.
Tôi lại mường tượng ra gặp em trong một túp nhà sàn chất thiểu số nào đó. Đẹp lắm. Nhưng em lại cười bảo một cách ngây thơ: "Anh nhầm người rồi, ở đây, ai chả giống em, đều lớn lên từ bản làng cả". Tôi chợt nhận ra điều vớ vẩn mình đang hình dung ra cô tốt đẹp.
Đúng vậy, may mà tôi không nói với em điều này. Tôi cũng đã thấy em, những không phải là em. Mà là cô gái dân tộc nào đó, vận áo thổ cẩm, lưng đeo gùi, tần tảo di nương, làm rẫy. Cũng nét mày, gương mặt, bắp chân to lù lù hơn gái miền xuôi này đây.
Nhưng là những cô gái bản hiền ngoan chứ không phải em hư hỏng thế này. Vân kể rằng, do thấy gái bản bỏ đi làm nhà hàng hái ra tiền nên cô cũng sớm bỏ học "đi làm" để lấy tiền về xây nhà cho cha mẹ và sắp đồ đạc tư trang cho bản thân.
Tại đây, còn có nhiều cô gái xứ núi người dân tộc "lạc lối" vào con đường làm nhân viên phục vụ phòng hát và "đi khách". Những lán trại kai cong "nhốt" biết bao nhiêu cô gái đến từ các nơi như Huế, Đà Nẵng hay Nghệ An... đều trôi đến rừng này để kiếm tiền bằng cái nghề bán thân nhơ nhớp.
Thế nhưng đằng sau đó là bao nhiêu bi kịch của những đời son trẻ. Rồi người thì vào trại vì bị bắt khi đang bán dâm cho khách, người thì bị đưa đi cai ma tuý vì trót "kết duyên" với nàng tiên nâu, tất cả chỉ là bi kịch. Nhưng có lẽ thiệt thòi nhất là những cô sa chân vào căn bệnh HIV độc ác. Tại rừng này đã tiễn biệt không biết bao nhiêu cô trở về với cõi chết bất đắc kỳ tử.
Hằng là cô gái từ Nghệ An vào làm gái cho các "trại" đã ba năm. Nhưng rồi từ những ngày đầu năm, người cô bỗng đổ bệnh, sốt cao kéo dài, người lở loét... lúc này mới phát hiện bị bệnh ở giai đoạn cuối. Cô bị chủ trại đuổi ra và cho ứng tháng lương cuối là 700 000đ, những ngày sau, người ta xua đuổi cô như đuổi ta ma ngoại đạo.
Rồi một ngày, người ta thấy xác cô thối rữa bên lề rừng, các cơ quan ban ngành đành lượm về và chôn. Chúng tôi đã gặp "đồng nghiệp" thân tín của cô và biết và những ngày cuối đời cô sống không bằng chết. Bị xua đuổi, đói ăn, đói thuốc... lúc đó nước mắt cô cứ dài chảy rưng rưng với những lời than vãn thân phận bạc như lá rừng bị gió quật rụng không thương tiếc.
Tất cả đều trơ trẽn đến bất tận. Đồng nghĩa với những nỗi đau chưa dừng lại ở đó, còn không biết bao nhiêu cô gái khi nhiễm bệnh HIV rồi vẫn trả thù đời bằng cách cố tình đi khách để gieo cái chết sang người khác. Còn, khi đã thân tàn ma dại thì không bao giờ dám hồi gia để sống nốt những ngày còn lại, các cô đành ăn xin vật vờ và chờ ngày chết.
Lời khẩn cầu của... Alăng Ba
Alăng Ba là chủ tịch xã Mà Cooih, giáp ranh với thị trấn Prao, nơi mà vùng lán trại đóng đô nhiều nhất. Có những bản vì con em họ sa ngã, bệnh tật, đã kéo nhau ra phá lán trại của bọn người kinh doanh thịt gái.
Nhưng họ lương thiện quá, hiền lành quá, làm sao "đủ cơ" để chống lại những tay bảo kê đầy đủ máu côn đồ cơ chứ. Thế là như cách lý giải của những "người anh em" thì đành "phó mặc số phận con em của bản làng cho "con ma" mại dâm. Con ma dục tính ấy cho chết, cho sống thì tuỳ thôi.
Còn bản thân ông Alăng Ba, người có uy quyền nhất bản và đại diện cho chính quyền địa phương cũng nhăn nhúm cái mặt kêu rằng không thể quản lý nổi nạn mại dâm rừng đang gặm nhấm cuộc sống của bà con dân bản. Đem vấn đề phức tạp trên ra hỏi "toạc móng heo" (lời của ông chủ tịch Alăng Ba) thì được biết: Công an và dân quân hai địa bàn cùng nhau truy quét liên tục nhưng xong rồi đâu lại vào đấy. Đến bây giờ, bản thân chính quyền địa phương cũng đã thấy quá mệt mỏi.
Theo Người Đưa Tin
Rạng sáng ở pháp trường Theo thông lệ, không biết đã có từ bao giờ mà tất cả các cuộc thi hành án tử hình đều diễn ra vào lúc tờ mờ sáng để đến lúc mặt trời lên là tất cả đều đã hoàn tất. Trường bắn Cầu Ngà nằm ngay phía sau Trại tạm giam Hà Nội. Nếu đi đường vòng phía ngoài cổng trại thì...