Quả dâu làm thuốc
Theo Đông y, quả dâu chín phơi hay sấy khô (gọi là tang thầm) có công hiệu bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo.
Quả dâu ta còn gọi là quả dâu tằm khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc… đều tốt, được mọi người ưa chuộng.
Cây dâu cho lá nuôi tằm ra hoa kết quả vào tháng 2, 3. Đến mùa thu thì quả ít và nhỏ hơn. Giống dâu vườn lưu niên cho quả nhiều, to, ngọt và chất lượng tốt hơn. Trồng dâu lấy quả phải chọn giống dâu ít lá, lá nhỏ và mỏng. Quả dâu càng chín (tím đen) càng thơm ngọt, bớt chua chát, nhiều chất bổ dưỡng. Trong quả dâu có 84,71% nước, 9,19% đường và axit 80% (có axit malic, axit sucinic), protit 0,36%, tanin, vitamin C, caroten.
Theo Đông y, quả dâu chín phơi hay sấy khô (gọi là tang thầm) có công hiệu bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo. Dùng cho các trường hợp can thận âm hư, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, điếc tai, bệnh đái tháo đường, tiểu khó, táo bón, râu tóc bạc sớm, đau sưng khớp, đau lưng mỏi gối, hồi hộp mất ngủ, lao hạch, đau mỏi khớp.
Một số bài thuốc thường dùng
Bài 1: Tóc khô gãy, rụng, chóng bạc: Quả dâu 1kg, rượu 0,5 lít, dâu rửa sạch, để ráo nước cho vào bình đổ rượu ngâm 3 ngày. Uống ngày 2 lần vào 2 bữa cơm. Mỗi lần 20ml.
Bài 2: Chữa nhức mỏi cơ xương khớp, đau lưng gối, táo bón, kém ăn: Quả dâu chín 40g, gạo tẻ 100g, đường phèn vừa đủ. Gạo tẻ vo sạch cho vào ninh thành cháo cùng với dâu. Ăn buổi sáng (lúc chưa ăn gì, bụng đói) rất tốt đối với người già, yếu, ốm dậy.
Theo Đông y, quả dâu chín phơi hay sấy khô (gọi là tang thầm) có công hiệu bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo (Ảnh: Internet)
Bài 3: Giúp ngủ ngon: Quả dâu tươi 60g, rửa sạch cho vào ấm đổ 500ml sắc uống ngày 2 lần/ngày vào chiều tối. Nếu mất ngủ lâu ngày thì dùng bài thuốc: Quả dâu 15g, thục địa 15g, bạch thược 15g. Tất cả các vị thuốc cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày. 15 ngày 1 liệu trình.
Bài 4: Chữa hậu sản sau sinh: Quả dâu khô, long nhãn, đảng sâm, mỗi vị lượng bằng nhau 30g sau đó nghiền nát. Uống mỗi lần 3g với nước đun sôi để nguội, ngày 3 lần.
Bài 5: Chữa chứng tiền mãn kinh với biểu hiện hồi hộp, tim đập nhanh: Quả dâu 30g, ngân nhĩ 20g, ô mai 3g. Sắc với 700ml nước còn 150ml nước thuốc, chia 2 lần uống trong ngày, 15 ngày một liệu trình.
Bài 6: Ăn không tiêu, trướng bụng óc ách: Quả dâu 10g, bạch truật 6g. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Video đang HOT
Bài 7: Hoạt huyết, dưỡng huyết thông kinh: Quả dâu 15g, hồng hoa 3g, kê huyết đằng 12g, rượu trắng 1 thìa con (15ml). Cho tất cả vào nồi đổ ngập thuốc đun nhỏ lửa còn 250ml, bỏ bã. Chia 2 lần uống trong ngày, dùng trước kỳ kinh 15 ngày, 7 ngày 1 liệu trình.
Bài 8: Chữa mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ: Quả dâu, ngũ vị tử mỗi vị 10g, cho 500ml nước đun nhỏ lửa còn 200ml nước, ngày uống 2 lần. Dùng liền 10 ngày.
Bài 9: Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Quả dâu 30g, thiên hoa phấn 20g, sinh địa 15g. Tất cả cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 7 ngày.
Lưu ý: Cần chọn quả chín có màu tím sẫm, không bị dập nát, hư hỏng. Những người có cơ địa tính hàn và mắc các bệnh sôi bụng, tiêu chảy không dùng.
Theo Eva
Giá đỗ, vị thuốc quý
Giá đỗ/ đậu còn có tên rau như ý, là rau mầm, chứa tinh chất quý giá của các loại đậu xanh, đen, đỏ, vàng (đậu tương), nâu (đậu phộng). Mỗi loại mang đặc tính của hạt cho mầm.
Trong số các loại đỗ đó thì đỗ xanh (lục đậu) được dùng nhiều hơn vì tính năng tương đối toàn diện dễ phổ cập.
Giá đỗ còn có tên rau như ý, là rau mầm nên chứa đầy đủ tinh chất quý giá của các loại đỗ xanh, đen, đỏ, vàng (đậu tương), nâu (đậu phộng).
Mỗi loại giá đỗ sẽ mang đặc tính của hạt cho mầm. Trong số các loại đỗ đó thì đỗ xanh (lục đậu) được dùng nhiều hơn vì tính năng tương đối toàn diện dễ phổ cập.
Giá đậu đã có tên trong Thần nông bản thảo kinh từ thời Đông Hán và Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân đời Minh.
Giá đậu vị nhạt hơi the, tính mát lạnh, tác dụng vào 2 kinh bàng quang và tỳ. Công năng thanh nhiệt giải độc, hạ hỏa, chỉ khát, thông tiểu, tiêu thực, trị bụng đầy tức, đi tiêu phân sống. Giá đậu chủ về vận hóa thức ăn.
Nó lại sinh tân dịch nên dùng tốt sau lao động ngoài nắng nóng, để thanh giải biểu tà thấp nhiệt, chữa chứng thấp ôn lúc ban đầu thấp nhiệt không tiêu, tiểu không thông. Chữa tiêu khát (đái tháo đường). Giá đậu có khả năng giải độc nói chung và một số kim loại độc, giải rượu. Khi khô cổ, khản tiếng, ngậm giá đậu cũng khỏi.
Thực phẩm quý, ai cũng có thể tự làm
Theo Tây y, giá đậu có thành phần khá đặc biệt, nhiều nước, đạm, đường, các khoáng chất, sắt, đồng, photpho. Sinh tố các nhóm B, C và E, phytosterol, men tiêu hóa. Khả năng sinh nhiệt thấp, hợp với tạng béo.
Theo các nhà khoa học Mỹ, chất diệp lục chứa trong giá đỗ có tác dụng ngăn chặn ung thư trực tràng và một số ung thư khác.
Một số nhà khoa học khác phát hiện một số chất chống mệt mỏi tương đối nhanh, tốt, thích hợp với đối tượng vận động cơ bắp nhiều.
Đậu, sau khi ngâm thành giá đậu thì giá trị dinh dưỡng tăng cao: vitamin B2 tăng từ 2-4 lần, caroten tăng 2 lần, vitamin C tăng 40 lần, vitamin B12 tăng 10 lần, nhóm B tăng 30 lần.
Do có nhiều sinh tố C và E nên giá đậu có khả năng khử gốc tự do, chống ôxy hóa, phòng chống viêm, ung thư, đặc biệt K vú. Vitamin E giúp thụ thai, chữa hiếm con, hạn chế phát triển bệnh Parkinson, chống xơ vữa mạch máu. Vitamin E cũng có tác dụng lên chức phận sinh dục nam nên các cụ vẫn dạy con gái khi nào chồng giận cho ăn giá thì chồng sẽ tự giải hòa ngay.
Người Nhật dùng giá đậu xanh ăn hằng ngày như một món ăn tryền thống. Phụ nữ vùng Kyodo có tỷ lệ oestrogen (nội tiết tố sinh dục nữ) cao hơn hàng trăm lần so với phụ nữ phương Đông khác nên cơ thể họ chống lại một cách có hiệu quả những rối loạn kinh nguyệt, làm chậm quá trình mãn kinh ở phụ nữ, kéo dài tuổi thanh xuân.
Kỹ thuật làm giá đã được hướng dẫn trong các sách chuyên môn. Miền Nam thường làm giá nhỏ và dài, khác với miền Bắc lại chuộng giá ngắn và bậm. Trong sách thuốc cổ hướng dẫn dùng giá bậm chỉ ngắn khoảng 3 phân. Đó là "vị thuốc đại bổ chữa bách bệnh" và khuyên hằng ngày nên ăn giá đậu và để khỏi chán nên thay đổi cách chế biến.
Từ giá đỗ có thể chế thành nhiều món: Ăn sống, hoặc kèm các rau khác, nhúng tái, luộc, xào, làm dưa muối xổi.
Sau đây là một số món ăn, uống làm từ giá đỗ
Nước cốt giá đậu xanh: Giá đậu xanh 150g, chanh tươi 1 quả, đường cát 20g. Giá đỗ nghiền lấy nước, vắt chanh, cho đường vào uống cho những trường hợp đái dắt, nước tiểu vàng, hay khát nước. Dùng hỗ trợ trong các trường hợp để giải độc.
Canh giá đậu phụ: Giá đậu xanh 250g, đậu phụ 2 miếng, cải thìa 100g, dầu đậu nành 100g, hành hoa 10g, muối, bột ngọt mỗi thứ 2g. Là một loại thức ăn chay bổ dưỡng.
Bánh giá đặc sản Gò Công: Nhân bánh làm bằng giá, miếng thịt nạc, miếng tim, miếng gan, cuốn lại với xà lách, lá đọt chua chát chấm nước mắm giấm ớt ăn với bún. Bổ dưỡng dễ tiêu.
Cá lóc nấu canh chua: Cá lóc 1 con 500g, giá đậu xanh 150g, cà chua 100g, quả me 70g, gia vị vừa đủ, có tác dụng trị chứng có nhiệt ở bàng quang, đi tiểu ít, vàng đục, nóng ở đầu ngọc hành.
Canh giá đậu tương nấm: Giá đậu tương 250g, nấm tươi 50g, muối, bột ngọt vừa đủ, có tác dụng bổ dưỡng sau ốm, sau đẻ.
Canh giá đậu tương tiết lợn: Giá đậu tương 250g, tiết lợn 250g, hành thái nhỏ 10g, tỏi 12 nhánh, nghệ thái nhỏ 5g, ít rượu, gia vị vừa đủ, dùng bổ dưỡng, chữa thiếu máu.
Canh giá hồng kỷ: Giá đỗ xanh 200g, kỷ tử 12g, củ mài 20g, một ít nước, gia vị gừng, hành, dầu, muối tùy ý, nấu sôi trong 25 phút thì được, có tác dụng bổ thận sáng mắt.
Canh giá rong biển: Giá đỗ xanh 200g, rong biển 100g, thịt heo nạc 200g, gừng hành muối tùy ý có tác dụng khứ phong trừ thấp, hạ huyết áp.
Giá xào rau cần thịt nạc: Giá đỗ xanh 200g, rau cần 200g, thịt heo nạc 100g, trứng gà một quả, bột năng, dầu gừng muối tùy ý, xào chín thịt là được, có tác dụng bổ khí huyết, trừ thấp, hạ huyết áp.
Giá xào măng: Giá đỗ xanh 200g, măng 50g, củ mài 20g, gừng 5g, dầu, hành, muối tùy ý, tác dụng thanh nhiệt giải độc, hạ huyết áp, ăn với cơm.
Giá nấu hoa chi: Giá đỗ xanh 200g, cải 30g, cá mực 50g, tỏi 10g, gừng 5g, dầu hành tùy ý, tác dụng bổ âm, hạ huyết áp.
Giá nấu cải trắng: Giá đậu xanh 100g, giá đậu tương 100g, cải trắng 200g, đậu phụ 100g, tôm nõn 50g, gừng 5g, tỏi 3g, hành, muối, dầu tùy ý. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, hạ huyết áp.
Sữa giá đậu: Lấy đậu xanh mới nảy mầm khoảng 3-4 hạt, giã nát hòa sữa mẹ, gạn lấy nước cho uống để chữa trẻ sơ sinh không chịu bú.
Giá đậu xanh sống: Một nửa ăn, một nửa giã nhuyễn đắp chữa lẹo mắt. Thay đổi nhiều lân trong ngày.
Theo VNE
Đừng lạm dụng thuốc dạng viên sủi! Hiện nay thuốc dạng viên sủi đang được dùng khá phổ biến vì rất tiện lợi. Tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng có thể dùng dạng thuốc này. Không phải bệnh nào cũng uống Đối với những người già, trẻ nhỏ hay những đối tượng khó uống thuốc, thì những loại thuốc dạng viên sủi như dạng cứu cánh dễ uống...