Qatar Airways đưa Airbus ra tòa do các lỗi kỹ thuật của máy bay A350
Hãng hàng không Qatar Airways ngày 20/12 thông báo đã tiến hành các thủ tục pháp lý đối với nhà sản xuất máy bay Airbus tại Tòa án thượng thẩm ở London ( Vương quốc Anh) sau tranh cãi về tình trạng ở vỏ ngoài thân máy bay do Airbus cung cấp.
Máy bay của Qatar Airways. Ảnh minh họa: Reuters.
Nhiều tháng qua, hai bên đã tranh cãi về tình trạng phồng rộp sơn và ăn mòn lớp phụ chống sét ở vỏ ngoài thân máy bay loại máy bay chở khách A350 mà Qatar Airways mua của Airbus. Airbus khẳng định loại máy bay chở khách bằng vật liệu carbon tổng hợp này an toàn bất chấp tình trạng “xuống cấp bề ngoài”. Tuy nhiên, Qatar Airways cho rằng còn quá sớm để khẳng định độ an toàn này.
Tranh cãi đã dẫn tới việc hãng hàng không nằm trong số “3 ông lớn” ở vùng Vịnh này quyết định ngừng sử dụng 21 chiếc máy bay A350 và không chấp nhận các chuyến giao hàng tiếp theo trong đơn hàng máy bay cỡ lớn của nhà sản xuất châu Âu này cho đến khi vấn đề được giải quyết.
Video đang HOT
Trong một tuyên bố, Qatar Airways cho biết: “Chúng tôi đã thất bại trong mọi nỗ lực nhằm đạt một giải pháp mang tính xây dựng với Airbus liên quan đến tình trạng xuống cấp của vỏ ngoài thân máy bay, ảnh hưởng đến máy bay A350. Chính vì vậy, hãng buộc phải tìm một giải pháp nhanh chóng thông qua tòa án”.
Tuyên bố của Qatar Airways nêu rõ hãng đã khởi động các thủ tục pháp lý “nhằm đảm bảo rằng Airbus sẽ giải quyết các lo ngại chính đáng của chúng tôi ngay lập tức”. Qatar Airways cho rằng Airbus cần tiến hành cuộc kiểm tra tình trạng này để xác định nguyên nhân. Tuyên bố nêu rõ: “Nếu không hiểu rõ nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng này, Qatar Airways không thể biết liệu có cần giải pháp sửa chữa hay không”.
EU và Qatar ký kết thỏa thuận hàng không
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 18/10, Liên minh châu Âu (EU) và Qatar đã ký một thỏa thuận vận tải hàng không toàn diện, nâng cấp các quy tắc và tiêu chuẩn cho các chuyến bay giữa hai bên.
Máy bay của Hãng hàng không Qatar Airways tại sân bay ở Doha, Qatar. Ảnh: AFP/TTXVN
Thỏa thuận đặt ra một chuẩn mực toàn cầu mới với việc cả hai bên cam kết cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ xã hội và môi trường. Thỏa thuận mở ra nhiều cơ hội mới cho người tiêu dùng, các hãng hàng không và sân bay ở Qatar và EU.
Theo Ủy viên châu Âu phụ trách giao thông vân tải Adina Vălean, thỏa thuận đầu tiên giữa EU và quốc gia Vùng Vịnh này là tiêu chuẩn toàn cầu cho các thỏa thuận hàng không trong tương lai. Đây là bằng chứng về cam kết của hai bên đối với các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường hàng không bền vững, dựa trên khuôn khổ hiện đại bao gồm cạnh tranh bình đẳng và hợp tác chặt chẽ hơn. Thỏa thuận này sẽ mang lại cơ hội mới, nhiều lựa chọn hơn và tiêu chuẩn cao hơn cho hành khách, ngành công nghiệp và nhân viên hàng không.
Thỏa thuận hàng không giữa EU và Qatar tạo ra một sân chơi bình đẳng được kỳ vọng sẽ mang lại những cơ hội vận tải hàng không mới và những lợi ích kinh tế cho cả hai bên. Kể từ nay, tất cả các hãng hàng không của EU sẽ có thể khai thác các chuyến bay thẳng từ bất kỳ sân bay nào trong EU đến Qatar và ngược lại cho các hãng hàng không Qatar. Các sân bay của EU ở Đức, Pháp, Italy, Bỉ và Hà Lan sẽ được nâng dần công suất đến năm 2024.
Bên cạnh đó, thỏa thuận sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tiếp xúc giữa người với người và mở rộng các cơ hội thương mại và giao thương. Ngoài quyền giao thông, thỏa thuận EU-Qatar sẽ cung cấp một bộ quy tắc thống nhất, tiêu chuẩn cao và là nền tảng cho sự hợp tác trong tương lai về một loạt các vấn đề hàng không.
Qatar là đối tác hàng không quan trọng của EU. Đây là thị trường ngoài khối lớn thứ 15 của EU vào năm 2019 với 6,3 triệu lượt hành khách đi lại giữa hai bên theo 26 hiệp định vận tải hàng không song phương Qatar hiện có với các nước thành viên EU trước đại dịch COVID-19. Do đó, việc đảm bảo cạnh tranh cởi mở và bình đẳng đối với các dịch vụ hàng không giữa hai bên rất quan trọng đối với các đường bay giữa EU và châu Á.
Mặc dù các chuyến bay trực tiếp giữa hầu hết các nước thành viên EU và Qatar đã được tự do hóa với các hiệp định song phương, nhưng không có hiệp định nào bao gồm các điều khoản về cạnh tranh bình đẳng, hoặc các vấn đề xã hội và môi trường mà Ủy ban châu Âu (EC) cho là cần thiết đối với một hiệp định hàng không hiện đại.
Đàm phán về thỏa thuận hàng không giữa EU và Qatar được khởi động vào ngày 4/3/2019. Mặc dù vẫn cần được các bên phê chuẩn trước khi chính thức có hiệu lực, nhưng thỏa thuận này sẽ bắt đầu được áp dụng ngay sau khi hai bên ký kết hôm 18/10.
EU cũng đã ký kết các hiệp định vận tải hàng không toàn diện tương tự với các nước đối tác khác, đó là Mỹ, Canada, Maroc, Gruzia, Jordan, Moldova, Israel, Ukraine và khu vực Tây Balkan.
Taliban cho phép cựu binh Anh rời Afghanistan Ben Slater, cựu binh Anh bị Taliban bắt hồi tháng 9 khi tìm cách sơ tán 400 người, được lên máy bay rời Afghanistan sau nỗ lực đàm phán của London. Slater, 37 tuổi, ngày 5/10 lên chuyến bay từ thủ đô Kabul của Afghanistan tới Doha, Qatar sau khi các quan chức Anh tới Afghanistan để đàm phán với lãnh đạo chính...