Polyp mũi và cách điều trị
Polyp phát triển từ từ ngày càng to ra, choán dần hốc mũi, gây ngạt mũi và đưa đến tắc mũi. Nếu polyp ở cả hai hốc mũi sẽ khiến không thở được bằng mũi, mất ngửi, nói giọng mũi kín.
Phẫu thuật nội soi cắt polyp nhằm ngăn chặn các biến chứng xiêm xoang mũi. Ảnh: Duy Anh
Triệu chứng
Các triệu chứng thường gặp: Chảy nước mũi; nghẹt mũi, tắc mũi dai dẳng; khứu giác suy giảm hoặc gần như không ngửi thấy mùi gì; thường xuyên bị đau mặt hoặc đau đầu, khó chịu; răng hàm trên cũng dễ bị đau; luôn trong trạng thái bị áp lực chèn ép lên trán và mặt; ngủ ngáy; ngứa xung quanh mắt.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp một vài triệu chứng: Khó thở; nhìn đôi hoặc giảm thị lực, thậm chí là xảy ra hiện tượng hạn chế khả năng di chuyển đôi mắt, xung quanh mắt có biểu hiện sưng nề; đau nhức đầu dữ dội, sốt cao hoặc không có khả năng cúi đầu về phía trước.
Chẩn đoán
Polyp phát triển chậm, do ngày càng to ra, choán dần hốc mũi nên gây triệu chứng chính là ngạt mũi. Ngạt mũi ngày càng tăng dần đưa tới tắc mũi. Nếu polyp ở cả hai hốc mũi làm không thở được bằng mũi, mất ngửi, nói giọng mũi kín.
Có thể chảy nước mũi trong khi thay đổi thời tiết như trong viêm mũi dị ứng hoặc chảy mũi đặc, đau nhức vùng xoang khi do viêm xoang mủ.
Khám mũi: thấy khối u mềm, nhẵn bóng, mọng, màu hồng nhạt, thường ở ngách mũi giữa. Nếu để lâu thấy một hoặc nhiều khối thành chùm lấp kín hốc mũi, ló ra ngay ở cửa mũi sau, lan cả ra vòm.
Nếu do viêm xoang, thấy quanh các khối polyp có nhiều mủ bám nhưng mặt polyp không bao giờ bị hoại tử. Ngoài polyp thông thường có thể gặp các thể sau:
Polyp đơn độc Killian: Chỉ có một khối polyp, có thể mọc từ ngách mũi giữa, cuốn mũi hay vách ngăn, triệu chứng duy nhất là ngạt tắc mũi.
Video đang HOT
Polyp xuất huyết: Thường có chân bám ở vách ngăn, vùng điểm mạch Kisselbach nên dễ gây xuất huyết.
Bệnh Woakes: Polyp có trong xoang sàng cả hai bên, gây biến dạng xương chính mũi, làm gốc mũi bè rộng ra, rãnh mũi – mắt bị đẩy phồng, hai khóe trong mắt xa nhau hơn.
Phân biệt
Cuống mũi giữa thoái hóa: Do viêm xoang mạn tính gây ra, cuốn mũi giữa thoái hóa thành một khối mềm, nhẵn, màu hồng nhạt giống như polyp, vì có cùng cấu trúc. Khi dùng que thăm dò thấy chân cứng do xương xoăn. Khi trong hốc mũi có cả polyp, cả cuốn mũi giữa thoái hóa to, lấp kín hốc mũi, rất khó phân biệt.
U xơ vòm mũi họng: Khi polyp phát triển ra cửa mũi sau vào vòm hoặc trường hợp u xơ phát triển vào hốc mũi có thể nhầm lẫn. U xơ thường gặp ở tuổi dậy thì, khối màu trắng, đục, không mọng, mật độ chắc hơn và dễ gây ra máu.
Ung thư sàng hàm: Cũng phát triển khối u mềm như polyp mũi, nhưng khối u không nhẵn, thường có chỗ sùi, mật độ không đều, hay có hoại tử bề mặt, rất dễ ra máu và có chảy mủ lẫn máu mùi hôi.
Điều trị
Chữa bằng thuốc: Nếu có polyp mũi nhỏ, có thể dùng các thuốc xịt mũi chứa corticosteroid. Các thuốc này giảm phản ứng viêm, tăng luồng không khí qua mũi và có thể làm teo nhỏ polyp. Tác dụng phụ của thuốc xịt mũi chứa steroid ít hơn nhiều so với thuốc uống, nhưng có thể bao gồm: ra máu mũi, nhức đầu hoặc viêm họng.
Các thuốc khác dùng điều trị polyp mũi bao gồm:
Corticosteroids uống: Đôi khi cần dùng đến corticosteroid uống, đơn độc hoặc kết hợp với thuốc xịt mũi. Do steroid uống có thể gây những tác dụng phụ nghiêm trọng, thường chỉ nên dùng ngắn hạn – không lâu hơn vài tuần.
Các thuốc chống dị ứng và nhiễm trùng: Ngoài việc điều trị polyp, cần phải kiểm soát thêm tình trạng dị ứng và nhiễm trùng. Dùng thuốc kháng histamine, để kháng lại tình trạng dị ứng do cơ thể tiếp xúc với dị nguyên. Các thuốc kháng histamine làm bớt ngạt mũi, dù không loại trừ được polyp. Ngoài ra, cần dùng thêm kháng sinh đối với những trường hợp nhiễm trùng cấp ở xoang.
Thuốc kháng nấm: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một số trường hợp viêm xoang mạn có thể là hậu quả của phản ứng miễn dịch bất thường của cơ thể đối với vi nấm ở môi trường xung quanh. Vì lý do đó, thuốc kháng nấm là cần thiết dù vẫn phải cùng lúc thực hiện phẫu thuật cắt bỏ những mảnh vi nấm.
Phẫu thuật: Có thể cần phải phẫu thuật để điều trị polyp mũi khi điều trị nội khoa không hiệu quả. Đối với bệnh nhân xơ nang phổi có polyp mũi đề kháng với corticoide, đây chính là lựa chọn duy nhất. Cách phẫu thuật tùy thuộc vào số lượng và vị trí của polyp.
Phẫu thuật nội soi xoang. Đây là một phẫu thuật rộng hơn, không những cắt polyp mà còn mở cả phần xoang nơi polyp thường hình thành. Nếu xoang nghẹt và viêm, cần mở rộng thêm hốc xoang.
Theo kinhtedothi
Ăn sá sùng biển, nam thanh niên bị sốc phản vệ
Bệnh nhân Đ.A.D. (nam, 26 tuổi, Hà Nội), nhập viện trong tình trạng khó thở, ngạt mũi, chảy nước mũi, ngứa, kèm theo ngứa, nổi mẩn đỏ toàn thân sau khi ăn sá sùng - một loại hải sản biển chỉ khoảng 30 phút.
Ảnh minh họa.
Bệnh nhân D. cho biết có tiền sử dị ứng với hải sản, thuốc giảm đau chứa Codein, hen phế quản, nhưng không tái phát, đã ngừng điều trị duy trì hơn một năm.
Tại Phòng Cấp cứu, qua thăm khám ban đầu xác định bệnh nhân bị phản vệ nặng (độ II) do dị ứng thức ăn. Lúc đó, bệnh nhân có da và niêm mạc đỏ hồng, xuất hiện sần và phù rải rác toàn thân, mạch nhanh nhưng thân nhiệt bình thường và còn tỉnh táo.
Xét nghiệm phân tích máu cho thấy các chỉ số bạch cầu lympho, men gan, và dị ứng đều tăng. Vì vậy, bác sĩ cho người bệnh nằm tư thế đầu thấp chân cao, tiến hành tiêm bắp Adrenalin, truyền dịch tinh thể và thở oxy mask.
Tuy nhiên, sau 30 phút theo dõi, bệnh nhân có dấu hiệu chuyển sang sốc phản vệ nguy kịch (độ III) với các dấu hiệu kích thích, vã mồ hôi lạnh, mạch nhanh 140 lần/phút, huyết áp tụt, khó thở.
Trước sự nguy kịch đó, bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế, duy trì bơm tiêm điện Adrenaline tĩnh mạch và các thuốc cấp cứu khác, thở oxy qua mask, theo dõi huyết áp trên màn hình monitor. Sau 3 giờ điều trị tích cực, bệnh nhân dần tỉnh táo trở lại, các chỉ số sinh tồn như huyết áp, mạch, oxy trong máu được đưa về mức ổn định. Bệnh nhân được tiếp tục theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn.
Nguyên nhân gây sốc phản vệ
Phản vệ là một phản ứng nghiêm trọng gây ra nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau nhưng có đặc điểm chung là xuất hiện nhanh và có thể dẫn đến tử vong. Thường do nguyên nhân phản ứng dị ứng. Các dấu hiệu phản vệ thường xuất hiện rất nhanh, đột ngột từ vài phút đến vài giờ sau tiếp tiếp xúc với dị nguyên như: thuốc, bị côn trùng đốt, hay sau khi ăn thức ăn lạ.
BSCKI Nguyễn Minh Thắng - Phó Khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết: "Tỉ lệ dị ứng ở trong cộng đồng rất cao. Phản ứng dị ứng là một phản ứng nặng và có thể chuyển độ rất nhanh từ nặng lên nguy kịch hoặc ngưng hô hấp tuần hoàn. Ngoài ra nhiều trường hợp còn xuất hiện phản vệ pha 2, tức là lại rơi vào tình trạng phản vệ sau đó dù đã được xử lý cấp cứu ổn định. Như trường hợp bệnh nhân D., này, từ phản vệ mức độ nặng (độ II) chuyển rất nhanh thành sốc phản vệ (độ III) và tiếp tục xảy ra phản vệ pha 2 ngay trong tối hôm đó".
Qua đó, bác sĩ khuyến cáo tất cả bệnh nhân dị ứng phải theo dõi tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế được trang bị thuốc cấp cứu phản vệ trong vòng ít nhất 24 giờ. Với người bệnh có tiền sử dị ứng và từng bị dị ứng nên trang bị dự phòng thuốc chống dị ứng trong người.
Phòng ngừa dị ứng và sốc phản vệ bằng cách nào?
Để phòng ngừa và giảm thiểu xảy ra dị ứng, tai biến sốc phản vệ, bạn hãy lưu ý những nguyên tắc sau:
- Nếu có tiền sử dị ứng, bạn nên trao đổi với bác sĩ khi khám bệnh và kê đơn thuốc. Ngoài ra, hãy luôn mang theo các loại thuốc giải dị ứng trong người.
- Khi đang dùng thuốc, nếu xuất hiện cảm giác bất thường như bồn chồn, hốt hoảng, tê lưỡi, khó thở,... hãy nói ngay với bác sĩ để dừng lại và xử lý kịp thời.
- Tất cả các bệnh nhân nếu sử dụng thuốc tiêm - truyền nên được nhập viện nội trú hoặc theo dõi sau tiêm truyền thuốc tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện theo dõi và xử lý phản vệ.
- Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua và sử dụng thuốc, tiêm truyền thuốc tại nhà.
- Không ăn các thức ăn đã từng gây dị ứng, phản vệ.
Theo infonet
Cảnh báo thuốc cảm cúm có chứa chất PPA Đối với các thuốc chữa các bệnh ở tai mũi họng như thuốc ho, thuốc chữa cảm cúm..., để tránh dùng chồng chéo thuốc dẫn tới quá liều PPA thì việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc là rất cần thiết. PPA là một hoạt chất có tính chất giống như một amin giao cảm có tác dụng gây co các tiểu...