Phương thuốc cho người bệnh gan
Theo y học cổ truyền người mắc bệnh gan là do tỳ hư, thấp nhiệt khu trú trong gan gây ra, bệnh thường phát ra ở những người thể tạng Tỳ hư, nóng trong, hay uống rượu, ăn ngọt, mặn, béo quá nhiều.
Ngoài dùng thuốc điều trị thì phương thuốc sau đây giúp mát gan, tốt cho người bệnh.
Một số bài thuốc thường dùng:
Bài 1: Gạo tẻ 250g, rau chân vịt 250g, lượng vừa đủ muối ăn. Cách chế biến: rửa sạch rau chân vịt, cắt khúc, chần qua nước sôi. Gạo tẻ vo sạch vào nồi ninh nhừ với lượng nước thích hợp, rồi cho rau chân vịt vào ninh thành cháo. Sau đó cho muối ăn vừa đủ, ăn nóng ngày 2 lần.
Bài 2: Gạo tẻ 60g, quả dâu tằm tươi 60g, chút đường phèn. Gạo tẻ vo sạch, dâu rửa sạch. Rửa sạch dâu, cho vào nồi cùng gạo tẻ ninh nhừ thành cháo thêm chút đường phèn, ăn nóng ngày 2 lần, dùng liền 5 ngày.
Quả dâu tằm
Bài 3: Gạo tẻ 60g, quyết minh tử 10g, đường phèn vừa đủ. Gạo tẻ vo sạch, quyết minh tử rửa sạch cho nước ngập đun nhỏ lửa đổ lấy nước. Gạo tẻ ninh với nước thuốc quyết minh tử, ninh nhừ thành cháo. Sau đó thêm đường phèn để nấu gạo thành cháo. Sau đó cho đường phèn vào dùng.
Bài 4: Gạo tẻ 100g, rau cần 150g, lượng vừa đủ muối ăn. Cách chế biến: Rửa sạch rau cần, cắt khúc đun kỹ lấy nước. Gạo tẻ vo sạch, dùng nước rau cần nấu gạo tẻ thành cháo, cho muối ăn vừa đủ, ăn nóng ngày 2 lần.
Bài 5: Gạo tẻ 100g, hoa cúc 15g, muối ăn lượng vừa đủ. Gạo tẻ vo sạch, hoa cúc ngâm rồi rửa sạch sau đó cho vào nồi đổ nước ngập ninh thành cháo. Nêm gia vị vừa đủ ăn nóng ngày 2 lần.
Video đang HOT
Bài 6: Gạo tẻ 80g, hoa hồng trắng 5g. Gạo tẻ vo sạch cho vào nồi ninh thành cháo, hoa hồng rửa sạch cho vào nồi cháo đun sôi trong 2 – 3 phút. Mỗi bữa ăn 1 bát, liên tục 5 ngày.
Hồng trắng… vị thuốc tốt
Bài 7: Gạo tẻ 100g, đỗ xanh 100g, táo nhân 50g, ngó sen 5 cái. Cách chế biến: Gạo tẻ, đỗ xanh vo sạch. Táo nhân ngâm nước 20 phút rồi vớt ra; ngó sen rửa sạch, cắt khúc. Tất cả cho vào nồi ninh nhừ thành cháo, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Lưu ý: Để các bài thuốc có hiệu quả với cơ địa và mức độ của bệnh thì cần được các thầy thuốc có kinh nghiệm bắt mạch và tư vấn cụ thể.
Theo Sức khoẻ và đời sống
7 bệnh gây ảnh hưởng đến làn da của bạn
Có rất nhiều bệnh gây ảnh hưởng đến làn da của bạn. Trong trường hợp này, tốt nhất vẫn là bạn nên đi khám bác sĩ trước khi có bất kỳ tác động nào lên da.
Tuy nhiên, biết về những tình trạng sức khỏe gây nên các rối loạn da này sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh của mình.
Dưới đây là những bệnh có thể ảnh hưởng đến làn da của bạn.
1. Bệnh celiac (bệnh đường ruột do cơ thể không hấp thu được chất glute)
Đây là bệnh đòi hỏi bạn phải hoàn toàn tránh lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen và nó chỉ là một trong những tình trạng nghiêm trọng gây rối loạn da. Đối với những người bị bệnh này, viêm da dạng herpes đôi khi là tác dụng phụ không may, được đặc trưng bởi ngứa, da bị rộp.
Tình trạng này không xuất hiện trên cả người mà chỉ ở những vị trí nhất định. Chúng có thể khác nhau ở mỗi người. Nếu bạn bị bệnh celiac và có rối loạn da này hãy đi khám da liễu để tìm cách kiểm soát bệnh. Thông thường, việc theo dõi chặt chẽ việc ăn uống có thể có lợi cho bạn.
2. HIV
HIV gây ra hàng loạt các triệu chứng đồng thời cũng có thể gây ngứa da. Vì những người nhiễm HIV bị suy giảm khả năng miễn dịch nên họ có nguy cơ cao hơn mắc nhiều bệnh, ví dụ như bệnh eczema hoặc phát ban hoặc nhiễm kí sinh trùng, nhiễm nấm, chẳng hạn như ghẻ, hắc lào, rận chấy.
Nếu bị HIV, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về kế hoạch và phương pháp để giữ cho da khỏe mạnh.
3. Ung thư
Đừng lo lắng rằng bạn đang chết vì ung thư mỗi khi cảm thấy ngứa. Mặc dù ngứa nói chung có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu, ngứa ở vùng cơ thể nào đó có thể là dấu hiệu của nhiều loại ung thư gồm ung thư vú, buồng trứng, ung thư đường tiêu hóa.
Tuy nhiên, chỉ vì bạn bị ngứa không có nghĩa là bạn bị ung thư hoặc có nguy cơ ung thư. Mặc dù vậy nếu bạn nhận thấy ngứa tập trung ở một vị trí, hãy tới bác sĩ kiểm tra.
4. Suy thận
Có thể bạn biết mình có vấn đề về thận rất lâu trước khi bị suy thận, nhưng bệnh này có thể gây ra vấn đề về da nào đó. Khi thận không hoạt động hợp lý, u rê tích tụ trong máu có thể dẫn đến ngứa và các mảng da bị phát ban hoặc các vết đốm trên da khác.
Nếu bạn biết nguyên nhân là do suy thận, hãy nói với bác sĩ để được kê thuốc hoặc kem để giảm tình trạng này.
5. Bệnh gan
Gan chịu trách nhiệm kiểm soát mật, nhưng nếu gan của bạn có vấn đề nó sẽ không hoạt động hiệu quả. Điều này thường gây ngứa da hoặc tình trạng da bị dị ứng. Bạn hãy chăm sóc để bệnh gan không tiến triển thì sẽ giảm được các rối loạn về da.
6. Thiếu máu
Thiếu máu là kết quả của hàm lượng sắt trong máu thấp. Khi tình trạng này xảy ra, cơ thể bạn sẽ không thể vận chuyển đủ oxy tới các chi và cơ quan nội tạng.
Kết quả là bạn có thể bị ngứa khủng khiếp trên khắp cơ thể. Gãi liên tục có thể dẫn đến trầy xước, rách da và các mảng da khô, khiến bạn có thể bị nhiễm vi trùng và vi khuẩn dẫn tới nhiễm trùng. Nếu bạn bị thiếu máu, hãy tăng cường dung nạp sắt và sử dụng kem chống ngứa để giữ cho mình khỏi bị trầy xước.
7. Rối loạn tuyến giáp
Khi tuyến giáp của bạn không hoạt động đúng nó có thể gây ra nhiều vấn vấn đề mà bạn không muốn gặp phải., phổ biến nhất là ngứa. Thật may mắn vì việc kiểm soát các vấn đề tuyến giáp có thể có lợi cho bạn. Bác sĩ có thể phát hiện các vấn đề tuyến giáp bằng một số xét nghiệm đơn giản.
Theo Trí Thức Trẻ
Thủ phạm gây vô sinh đang thay đổi Một thời gian dài, người ta coi vô sinh là do nguyên nhân của giải phẫu học. Tuy nhiên, ngày nay, các bác sĩ lại nghĩ đến sự thay đổi hocmon prolactin. Sự rối loạn hocmon rất phức tạp Trong nhiều trường hợp vô sinh liên quan tới sự phá hủy hocmon. Ảnh minh họa. Trường hợp này xảy rakhi khả năng vô...