Phương pháp mới điều trị chấn thương thể thao, bảo tồn chức năng cơ xương khớp
Lần đầu tiên tại Việt Nam, những tiến bộ mới trong điều trị chấn thương thể thao đã được triển khai, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và bảo toàn chức năng vận động.
Các bác sĩ hội chẩn về phương pháp mới trong điều trị chấn thương thể thao
Chấn thương hệ thống cơ, xương, khớp và các mô liên quan như sụn, dây chằng có thể gặp ở bất kỳ vận động viên nào. Trong đó, tỷ lệ chấn thương của người chơi thể thao không chuyên thường cao hơn so với nhóm vận động viên chuyên nghiệp. Nguyên nhân là nhóm đối tượng này không được luyện tập bài bản, không được đào tạo các kỹ năng phòng tránh chấn thương. Khi gặp phải chấn thương, nhóm không chuyên lại không được chăm sóc và điều trị kịp thời, đúng cách, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm sau này.
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị tiên phong áp dụng các kỹ thuật mới như khâu nối, tái tạo dây chằng với robot dẫn đường, ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu, kỹ thuật 3D trong chẩn đoán và điều trị các chấn thương thể thao. Nhờ đó, bảo tồn khả năng vận động cho các vận động viên chuyên nghiệp lẫn không chuyên, giúp họ nhanh chóng quay trở lại sân đấu.
Phương pháp tiến bộ trong điều trị chấn thương dây chằng
Một trong những bệnh nhân vừa được điều trị bằng phương pháp mới này là anh Nguyễn Văn Quang (20 tuổi, Ninh Bình). Anh Quang gặp chấn thương đầu gối khi tập luyện trên sân bóng đá. Thấy gối sưng đau, đi lại khó khăn, lỏng gối phía chân trái, anh đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội và được kết luận đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước. Ngay lập tức, các bác sĩ quyết định phẫu thuật tái tạo dây chằng cho anh với sự hỗ trợ của Robot.
Ca mổ tái tạo dây chằng của anh Quang là ca phẫu thuật đầu tiên trên thế giới áp dụng phương pháp định vị điểm bám dây chằng chéo bằng Robot Pheno Artis. Đây được coi là “con át chủ bài” trong phương pháp phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước, được bác sĩ khoa Phẫu thuật khớp và Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh nghiên cứu và đưa vào ứng dụng.
Nhờ khả năng dựng hình ảnh 3D ngay trong mổ, “siêu robot” này có thể giúp bác sĩ đặt dây chằng mới chính xác đến từng 0,1 mm, đảm bảo đến 100% tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật, giúp người bệnh phục hồi tối đa khả năng vận động như trước khi gặp chấn thương.
Robot Artist Pheno với khả năng dựng hình ảnh 3D ngay trong mổ, tăng tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật
Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Trung Dũng – Phụ trách chuyên môn khoa Phẫu thuật khớp và Y học thể thao BVĐK Tâm Anh Hà Nội cho biết: “Kỹ thuật phẫu thuật tái tạo dây chằng với sự hỗ trợ của Robot đã khắc phục được điểm yếu của phẫu thuật tái tạo dây chằng truyền thống. Đó là tình trạng dây chằng mới đặt ra ngoài vị trí diện bám nguyên thủy của dây chằng chéo trước, không đảm bảo chức năng sinh lý tự nhiên về lực xoay và trượt của dây chằng. Kỹ thuật này được chuyên gia quốc tế đánh giá có nhiều điểm vượt trội hơn so với các nước khác trong khu vực và châu lục. Vì thế, chúng tôi hoàn toàn tự tin sẽ hóa giải được cơn ác mộng chấn thương cho các vận động viên”.
Song song đó, chiến lược phục hồi chức năng cùng lúc trước và sau phẫu thuật cũng được bác sĩ đặt ra. Nhờ vậy, bệnh nhân không cần thực hiện đặt dẫn lưu sau mổ. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và rút ngắn thời gian phục hồi, sớm trở lại vận động, tập luyện và thi đấu.
Anh Quang tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật
Video đang HOT
Đối với những chấn thương dây chằng chưa ở mức độ nghiêm trọng (dây chằng chéo trước bị đứt nhưng vẫn giữ được mạch máu nuôi), bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật điều trị tiên tiến: nội soi nối bảo tồn dây chằng. Ưu điểm của phương pháp này là bảo tồn điểm bám, tạo ra sự tự tái tạo, tự lành trở lại của chính dây chằng bệnh nhân, không cần phải lấy gân để ghép. Kết quả là rút ngắn thời gian hồi phục, giúp người bệnh có thể đứng lên, đi lại nhẹ nhàng, hoạt động bình thường sau 2 tuần và quay lại chơi thể thao nhẹ nhàng chỉ sau 3 tháng.
Riêng với các trường hợp tổn thương dây chằng nghiêm trọng không thể phục hồi, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp thay dây chằng nhân tạo nhằm bảo toàn sức mạnh của khớp gối và cơ đùi cho bệnh nhân. Tin vui là trong tháng 5/2021, lần đầu tiên tại Việt Nam sẽ có dây chằng nhân tạo được hệ thống BVĐK Tâm Anh nhập khẩu độc quyền từ châu Âu. Bệnh nhân đứt dây chằng, đặc biệt là các cầu thủ chuyên nghiệp sẽ không cần ra nước ngoài điều trị, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Thực nghiệm y khoa 3D trong chấn thương xương khớp
Cùng với những chấn thương về dây chằng, các vận động viên còn bị ám ảnh bởi chấn thương liên quan đến xương, khớp. Có những tổn thương khó lòng được phát hiện bằng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thông thường. Thay vào đó, cần tới những phương pháp chẩn đoán mới để đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã tiếp nhận một bệnh nhân mắc hội chứng xung đột xương trong khớp háng – một biến chứng do chấn thương ngã đập vùng hông và đùi phải. Trong suốt 8 năm, người bệnh đã đi thăm khám ở nhiều bệnh viện lớn. Thế nhưng, các bác sĩ đều không tìm ra chính xác bệnh do các kết quả chụp phim đều kết luận “Hình ảnh bình thường”. Chừng ấy năm, chị phải chịu đựng những cơn đau tăng dần, dùng thuốc giảm đau liên tục và mất dần vận động phía chân phải. Tìm đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị được các bác sĩ lý giải về giả thuyết “Hội chứng xung đột giữa các phần xương của khớp háng” bằng phương pháp thực nghiệm Y khoa 3D.
Hội chứng xung đột giữa các phần xương của khớp háng có thể gặp sau biến chứng từ một tai nạn hay một chấn thương trong quá trình chơi thể thao. Trước đây, các bác sĩ không thể chẩn đoán được bệnh nếu chỉ dựa vào chẩn đoán hình ảnh thông thường. Hiện nay tại BVĐK Tâm Anh, ứng dụng 3D trong chẩn đoán được các bác sĩ so sánh với “thực nghiệm điều tra” của ngành điều tra hình sự, từ đó giúp nhiều bệnh lý và chấn thương xương khớp được phát hiện và điều trị kịp thời, tránh được những biến chứng nghiêm trọng về sau.
Từ phim chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ của bệnh nhân, Giáo sư Trần Trung Dũng và êkíp dựng lên mô hình số hóa ba chiều khớp háng với mức độ chính xác 100%. Sau đó, tiến hành song song: mô phỏng chuyển động khớp háng thường ngày của bệnh nhân trên nền đồ họa máy tính cũng như mô hình in 3D bằng nhựa sinh học. Sau khi xác định được chính xác vị trí thương tổn, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật tạo hình lại khớp háng cho người bệnh bằng phương pháp nội soi. Chỉ 2 tiếng sau ca mổ, bệnh nhân đã có thể đi lại trên đôi chân mình mà không còn cảm thấy vướng víu hay đau đớn.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân
Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) trong trị liệu sinh học
Quá trình trị liệu sau phẫu thuật cũng là yếu tố quan trọng, góp phần quyết định thời gian phục hồi của bệnh nhân. Theo Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh – Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, một chiến lược điều trị chấn thương thể thao gồm nhiều phần: phục hồi cấu trúc giải phẫu, phục hồi chức năng sinh học, phục hồi kỹ năng thể thao. Trong đó, trị liệu sinh học được đánh giá là phương pháp tiên tiến bậc nhất bên cạnh điều trị phẫu thuật.
Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là giải pháp trị liệu sinh học hàng đầu đáp ứng được yêu cầu trị liệu của các vận động viên. Nhờ tác dụng giảm viêm và đẩy nhanh quá trình tái tạo, giải pháp này giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi khả năng vận động. Ở các trường hợp điều trị bằng các phương pháp điều trị nội khoa thông thường không cải thiện hoặc thời gian phục hồi mất nhiều thời gian, việc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào vùng tổn thương sẽ đem đến những ưu điểm vượt trội. Một trong số đó là rút ngắn quá trình hồi phục mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào như trường hợp chấn thương dây chằng đứt không hoàn toàn, hay các trường hợp tổn thương và viêm gân – cơ – sụn.
Chấn thương thể thao có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Theo GS.TS.BS Trần Trung Dũng, 5% bệnh nhân gặp chấn thương và tai nạn khi tham gia luyện tập hoặc thi đấu thể thao có thể bị tàn tật tạm thời hay tàn tật vĩnh viễn. Chấn thương hệ thống cơ, xương, khớp và các mô liên quan như sụn, dây chằng, giãn cơ, bong gân, đau cẳng chân… nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ kéo dài dai dẳng, tình trạng chấn thương trở nên trầm trọng, dễ tái phát. Nhiều người – dù là vận động viên chuyên nghiệp hay nghiệp dư – đã phải từ bỏ đam mê khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp vì chấn thương dai dẳng, không được trị liệu và tập phục hồi.
“Nếu như trước đây, các cầu thủ chuyên nghiệp thường có xu hướng ra nước ngoài điều trị phẫu thuật khi đứt dây chằng hay bị tổn thương về sụn, cơ, xương… thì hiện nay, có thể tự tin điều trị ngay tại Việt Nam với hiệu quả vượt trội, giá thành thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới” – TS.BS Tăng Hà Nam Anh nhấn mạnh.
Do đó, khi người chơi thể thao có những biểu hiện như đau, sưng, lỏng khớp, hạn chế hoạt động và sinh hoạt thì cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để khám, tư vấn và điều trị. Tuyệt đối không được chủ quan, tự ý sử dụng các phương pháp truyền miệng và những loại thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị tại nhà. Với những phương pháp mới tiến bộ và hiện đại, các chấn thương thể thao, vận động sẽ sớm được điều trị dứt điểm, đưa người bệnh nhanh chóng quay lại tập luyện và sinh hoạt hàng ngày.
Tư vấn trực tuyến “Phương pháp mới điều trị chấn thương thể thao”
Bị chấn thương rách sụn chêm ngoài đầu gối phải từ tháng 9/2020, sau khi trở về từ CLB Heerenveen (Hà Lan), tuyển thủ quốc gia Đoàn Văn Hậu có khả năng vắng mặt tại vòng loại World Cup 2022 vì chấn thương chưa lành.
Lần đầu tiên, “Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất Việt Nam năm 2019″ chia sẻ về chấn thương thể thao và hành trình điều trị cùng cơ hội tiếp tục tỏa sáng trên sân cỏ, trong chương trình tư vấn trực tuyến: “Phương pháp mới điều trị chấn thương thể thao” lúc 20h ngày 23/4/2021, với sự tham gia của 3 chuyên gia:
- GS.TS.BS TRẦN TRUNG DŨNG – Phụ trách chuyên môn khoa Phẫu thuật khớp và Y học thể thao, BVĐK Tâm Anh Hà Nội
- TS.BS TĂNG HÀ NAM ANH – Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
- BS.CKII VŨ TÚ NAM – Trưởng đơn vị Y học thể thao, khoa Phẫu thuật khớp và Y học thể thao, BVĐK Tâm Anh Hà Nội
Chương trình do Hệ thống BVĐK Tâm Anh phối hợp với Báo điện tử VTV tổ chức, được phát sóng trực tiếp vào lúc 20h ngày 23/04/2021 trên Báo điện tử thanhnien.vn, website tamanhhospital.vn, nutrihome.vn, fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, IVF Tâm Anh Hà Nội, Báo Thanh Niên; youtube Báo Thanh Niên…
Đây là chương trình đầu tiên nằm trong chuỗi Tuần tư vấn “Các phương pháp mới điều trị chấn thương thể thao” do Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh phối hơp với báo điện tử VnExpress.net tổ chức, kéo dài từ ngày 26/4/2021 đến 2/5/2021 trên VnExpress.net và website Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Độc giả có thể đặt câu hỏi tại đây để được chuyên gia giải đáp, hoặc liên hệ hotline Hệ thống BVĐK Tâm Anh: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 028 7102 6789 (TP.HCM) để được hỗ trợ tư vấn.
Các chấn thương chi dưới thường gặp khi tập luyện
Chi dưới chỉ bộ phận từ háng đến bàn chân. Đây là bộ phận chịu lực chính của cơ thể. Khi tập luyện, chi dưới cũng phải vận động rất mạnh, do vậy rất dễ gặp chấn thương. Dưới đây là những chấn thương chi dưới thường gặp và cách phòng ngừa, khắc phục.
Các chấn thương dễ gặp
Bong gân: Bong gân là chấn thương xảy ra ở dây chằng - là mô nối 2 hoặc nhiều xương tại một khớp. Khi bị bong gân tức là có một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc rách.
Bong gân là tình trạng tổn thương thường gặp khi vận động quá mức gây ảnh hưởng đến xương khớp. Tình trạng này hay xảy ra ở vùng cổ chân, khi bàn chân quay vào trong làm dây chằng phía ngoài mắt cá bị căng quá mức dẫn tới bong gân mắt cá chân, gây ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của người bệnh.
Khi bị bong gân, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện sưng tím, tụ máu tại vị trí dây chằng bị tổn thương, khi ấn vào sẽ thấy đau, rất khó chịu, hạn chế vận động tại vùng bị tổn thương.
Nếu gặp phải chấn thương này, người bệnh nên đi khám, để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, kiểm tra, đánh giá mức độ tổn thương, từ đó có hướng điều trị phù hợp. Với loại chấn thương này, người bệnh cần vận động hợp lý, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ vật lý trị liệu để không làm mất đi tính linh hoạt và dẻo dai của dây chằng.
Căng cơ và bong gân là những chấn thương chi dưới dễ gặp khi tập luyện.
Căng cơ: Đây là chấn thương thể thao thường gặp nhất. Căng cơ là tình trạng cơ hoặc gân bị giãn căng hoặc bị rách. Thường gặp ở các cơ là cơ đùi sau, cơ tứ đầu (cơ đùi trước), cơ háng, cơ bắp chân, cơ bả vai và cơ lưng. Khi bị căng cơ, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: sưng, đau nhức và khó cử động tại vùng cơ bị căng.
Trong trường hợp cơ bị căng ít, người bệnh sẽ thấy đỡ hơn khi cơ được nghỉ ngơi vài ngày. Với những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể bị đau trong nhiều ngày, khiến cho việc vận động gặp khó khăn.
Khi bị căng cơ, người bệnh có thể dùng đá để chườm và băng ép vùng cơ bị căng lại. Trong trường hợp đau nhiều, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau. Nếu tình trạng căng cơ không giảm, các triệu chứng tăng lên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế ngay.
Chấn thương ở đầu gối: Trong quá trình luyện tập thể dục thể thao có thể gặp phải các loại chấn thương khớp gối sau đây:
Rách dây chằng chéo trước: Dây chằng chéo trước tham gia việc giữ ổn định khớp gối. Chấn thương rách dây chằng chéo trước có thể gặp phải khi: Đặt chân xuống sàn nhà sai tư thế; Đổi hướng quá nhanh; Dừng lại đột ngột. Tình trạng này sẽ có các biểu hiện như là: sưng đau tại chỗ, hạn chế vận động khớp gối, khiến cho việc đi lại gặp nhiều khó khăn.
Khi bị chấn thương rách dây chằng chéo trước thường cần phải tiến hành phẫu thuật để tái tạo lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi khả năng vận động khớp gối.
Rách dây chằng bên trong gối: Dây chằng bên trong gối nằm ở mặt trong đầu gối, là bộ phận liên kết giữa xương đùi và xương chày. Chấn thương rách dây chằng bên trong gối thường xảy ra khi khớp gối bị đẩy sang một bên quá mức khi di chuyển hoặc khi bị tổn thương đầu gối. Nếu không may gặp phải chấn thương này, bạn sẽ có các biểu hiện như sưng, đau nhức tại khớp gối, khớp gối mất ổn định. Chấn thương này có thể được điều trị bằng cách chườm đá, băng ép và tập vật lý trị liệu. Trường hợp tổn thương gây ảnh hưởng đến các cấu trúc khác như sụn chêm, dây chằng, thì bạn có thể phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Hội chứng bánh chè - đùi: Có thể gặp phải hội chứng bánh chè - đùi do tập thể dục thể thao như chạy bộ, chơi bóng chuyền, bóng rổ. Việc chuyển động lặp đi lặp lại của xương bánh chè vào xương đùi có thể gây ra tổn thương với sụn bên dưới. Hội chứng bánh chè - đùi có triệu chứng thường gặp là đau, nhưng phải sau một thời gian bị chấn thương bệnh nhân mới cảm nhận được các cơn đau.
Giống như chấn thương bong gân, khi bị hội chứng bánh chè - đùi, bệnh nhân cần tiếp tục luyện tập, tuy nhiên nên có sự hướng dẫn của các chuyên gia vật lý trị liệu.
Khi nào cần phải đi khám?
Các chấn thương thể thao nếu không được chưa trị đúng cách sẽ dai dẳng, kéo dài và gây hậu quả xấu cho sức khỏe. Vì vậy khi có các triệu chứng đau nhức khó chịu như trên, đau kéo dài trong nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm, nên đi khám để các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, đánh giá mức độ tổn thương và có hướng điều trị kịp thời.
Đặc biệt khi có một trong các biểu hiện dưới đây, người bệnh cần đi khám ngay: Vết thương sưng to. Vết thương sưng tấy nhiều và đổi màu da. Xương hoặc khớp bị biến dạng hoặc không thể vận động như bình thường được. Trong trường hợp chấn thương ở chân mà bạn không thể chịu được trọng lượng bên chân đau hoặc bạn cảm thấy nặng hơn, đi lại khó khăn, bạn hãy đi khám ngay lập tức.
Tiêu cơ vân do tập luyện quá sức Sau khi tập luyện, bạn bị đau cơ trên 72 giờ, bủn rủn, không còn sức, nước tiểu màu nâu, là dấu hiệu tiêu cơ vân do tập quá sức. Cơ vân là cơ bao phủ xương, gắn với gân, giúp di chuyển các bộ phận cơ thể và các chi, ví dụ quay đầu, biểu cảm trên mặt, giơ tay nhấc chân......