Phương pháp cải thiện trí nhớ rõ rệt, áp dụng từ học sinh cho đến người cao tuổi
Khám phá này là cứu trợ cho những người bị mất trí nhớ và một số dạng mất trí nhớ, gợi ý những cách mới để giải phóng khả năng học hỏi và ghi nhớ tiềm ẩn, điều mà trước đây không được công nhận.
Khi cố ghi nhớ những điều mới, phần lớn mọi người cho rằng học thuộc càng nhiều càng mau nhớ. Thế nhưng, nghỉ ngơi và không làm gì trong 10-15 phút mới là cách hữu hiệu nhất. Tắt hết đèn đi, ngồi dựa vào ghế, nhắm mắt tĩnh tâm trong 10-15 phút, những gì bạn vừa nhẩm học sẽ đi vào bộ nhớ dài hạn của não tốt hơn.
Chắc hẳn nhiều người cũng đã biết về các phương pháp học tập hiệu quả, ví dụ như có những quãng nghỉ ngắn 5-10 phút, nhưng các chuyên gia nhấn mạnh rằng không nên làm gì trong thơi gian này. Đừng tranh thủ cố làm các công việc nhà, check mail, hay sử dụng điện thoại,…Chúng sẽ gián đoạn sự tập trung của não bộ và không thể nghỉ ngơi đúng nghĩa.
Phương pháp này có thể là một cái cớ hoàn hảo cho những người lười biếng, nhưng khám phá này là cứu trợ cho những người bị mất trí nhớ và một số dạng mất trí nhớ, gợi ý những cách mới để giải phóng khả năng học hỏi và ghi nhớ tiềm ẩn, điều mà trước đây không được công nhận.
Tác dụng của phương pháp nghỉ ngơi hoàn toàn không làm gì đã được kiểm chứng trong thí nghiệm năm 1990, bởi nhà tâm lý học Georg Elias Muller và học trò của ông Alfons Pilzecker. Họ đã yêu cầu những người tham gia dự án học thuộc lòng những từ vô nghĩa, không liên quan đến nhau. Sau một thời gian nhẩm thuộc, những người tham gia chia thành 2 nhóm, 1 nhóm ngay lập tức bị bắt học thêm một danh sách từ khác, nhóm còn lại được nghỉ ngơi trong khoảng 6 phút.
Sau 1 tiếng 30 phút, nhà tâm lý kiểm tra kết quả học thuộc của mọi người và có kết quả khác biệt rõ rệt. Nhóm được nghỉ ngơi có khả năng ghi nhớ chính xác đến 50% danh sách, so với 28% của nhóm phải học liên tục. Phát hiện này đã chứng minh rằng bộ nhớ của chúng ta sau khi nạp thêm những thông tin mới khá mỏng manh, khó tiếp thu thêm thông tin khác vì sẽ bị quá tải.
Video đang HOT
Những nghiên cứu tương tự cũng đã được thực hiện nhưng mãi đến năm 2000, nhờ thí nghiệm của Sergio Della Sala từ đại học tại Edinburgh và Nelson Cowan từ đại học tại Missouri, phương pháp thư giãn này mới được nhiều người biết đến.
Họ muốn tìm hiểu xem việc áp dụng các quãng nghỉ không có sự can thiệp bên ngoài, có nâng cao khả năng ghi nhớ với những bệnh nhân bị chấn thương thần kinh, ví dụ như đột quỵ hay không. Họ thực hiện thí nghiệm tương tự Muller và Pilzecker, họ lập một danh sách gồm 15 từ và kiểm tra sau 10 phút. Lần đầu, các tình nguyên viên được kiểm tra theo phương pháp thông thường. Lần hai, họ nằm trong một căn phòng tối để thực hiện việc đánh giá.
Thí nghiệm đem lại kết quả đáng ngạc nhiên. Dù 2/3 tổng số bệnh nhân mất trí nhớ không có kết quả rõ rệt, song số con lại có có mức độ ghi nhớ tăng lên gấp 3 lần (từ 14% lên 49%), ngang bằng với khả năng của một người bình thường.
Thí nghiệm tiếp theo đem lại kết quả ấn tượng hơn. Những người tha gia nghe kể một câu chuyện và được yêu cầu trả lời các câu hỏi sau một giờ. Nhóm không có thời gian nghỉ ngơi chỉ đúng 7% nội dung câu chuyện, nhóm được nghỉ ngơi có tỷ lệ trả lời chính xác là 79%.
Cơ chế hoạt động của não bộ để đưa ra các kết quả này vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhưng phần lớn đều cho rằng, những ký ức, thông tin vừa học thuộc phải trải qua một chu trình hợp nhất mới lưu trữ được trong bộ nhớ dài hạn.
Điều này từng được cho là xảy ra chủ yếu trong khi ngủ, với sự giao tiếp tăng cường giữa vùng hồi hải mã – nơi ký ức được hình thành lần đầu tiên – và vỏ não, một quá trình có thể xây dựng và củng cố các kết nối thần kinh mới cần thiết cho việc nhớ lại sau này.
Hoạt động này có thể là lý do khiến chúng ta thường học hỏi mọi thứ tốt hơn ngay trước khi đi ngủ. Một nghiên cứu năm 2010 của Lila Davachi tại Đại học New York, đã phát hiện ra rằng sự giao tiếp giữa 2 vùng này không bị giới hạn trong giấc ngủ mà hoạt động thần kinh tương tự cũng xảy ra trong thời gian nghỉ ngơi lúc tỉnh táo. Trong nghiên cứu, những người tham gia trước tiên được yêu cầu ghi nhớ các cặp hình ảnh – khớp khuôn mặt với một vật thể hoặc cảnh – và sau đó được phép nằm ngửa và để tâm trí của họ thư giãn trong một thời gian ngắn. Lila tìm thấy sự giao tiếp gia tăng giữa đồi hải mã và các khu vực của vỏ thị giác trong thời gian nghỉ ngơi của các tình nguyện viên. Cô chia sẻ: “Những người cho thấy sự gia tăng nhiều hơn trong kết nối giữa các khu vực này là những người có khả năng ghi nhớ tốt hơn”.
Các nhà tâm lý học cũng tỏ ra khả hào hứng với chủ đề các nghiên cứu này. Aidan Horner từ đại học York nói: “Các kết quả về chủ đề này khá nhất quán, nó cho thấy rõ tầm ảnh hưởng của việc nghỉ ngơi. Đây có thể là những phương pháp tiềm năng có thể áp dụng cho những người có vấn đề về thần kinh”.
Kết luận
Việc nghỉ ngơi là hoạt động cần thiết để não bộ lấy lại năng lượng, tuy nhiên cần biết nghỉ ngơi đúng cách, tránh bị làm phiền hay tranh thủ làm các công việc khác
Trong thời đại quá tải thông tin hiện nay, hãy nhớ rằng điện thoại không phải là thứ duy nhất cần sạc lại thường xuyên. Sức khỏe tinh thần cũng rất cần được chăm sóc đúng cách.
* Dịch theo báo nước ngoài
Bộ Y tế khuyến cáo những việc học sinh cần làm khi ở nhà để tránh Covid-19
Ngày 13/3, Bộ Y tế tiếp tục có khuyến cáo phòng bệnh Covid-19 đến cộng đồng. Dưới đây là Khuyến cáo những việc học sinh cần làm tại nhà hàng ngày để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.
Ảnh minh họa: Internet
1. Cha mẹ học sinh, sinh viên, học viên thực hiện các hoạt động sau để tăng cường sức khỏe cho học sinh và bản thân sinh viên, học viên:
- Súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên.
- Giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
- Hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, động vật hoang dã.
2. Đối với trẻ em mầm non, học sinh: cha mẹ học sinh có trách nhiệm đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe cho học sinh ở nhà; Nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động cho trẻ nghỉ học, theo dõi sức khỏe, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Cha mẹ cho học sinh ở nhà nếu học sinh đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
3. Đối với sinh viên, học viên: Tự đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe ở nhà; Nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động báo cho nhà trường và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe, đồng thời đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Sinh viên, học viên không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
Nguồn: Bộ Y tế
HÒA THUẬN
Theo tienphong.vn
Cải thiện sức khỏe học sinh: Tăng thời lượng rèn luyện thể lực Theo các chuyên gia, hiện nay học sinh (HS) chưa có chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể thao hợp lí. Bởi vậy sức khỏe và thể trạng của HS ở nhiều nơi còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Bộ GDĐT vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 8/1/2019 của Thủ tướng...