Phụ nữ trẻ coi chừng bị ung thư đường sinh sản
Ung thư âm hộ la ung thư vung bên ngoai hê thông sinh san cua phu nư – âm hô. Bệnh ung thư này không phổ biến và có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm.
Nhiều chị em cho rằng chỉ có những chị em tiền mãn kinh hoặc mãn kinh mới có nguy cơ bị ung thư âm hộ. Nhưng trên thực tế, bệnh này hoàn toàn có thể “hỏi thăm” những phụ nữ tuổi đời còn rất trẻ.
Chị Minh Tuyết 28 tuổi ở Bắc Ninh, thường xuyên mắc chứng đau rát khi tiểu tiện. Cho rằng do nhịn tiểu nhiều ảnh hưởng đường tiết niệu, chị đi bốc thuốc nam về uống. Nhưng càng ngày, việc tiểu tiện càng khó khăn hơn. Cho tới khi thấy đồng thời âm đạo tiết ra dịch có mùi hôi tanh chị mới chịu đi khám. Kết quả cho thấy chị mắc ung thư tế bào biểu mô hình vảy bên trong âm đạo – một dạng ung thư âm hộ.
Ung thư âm hộ là căn bệnh ung thư phổ biến thứ tư của đường sinh dục nữ. Theo kết quả thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, trong năm 2008, hầu hết 3.460 ca ung thư âm hộ được chẩn đoán ở Hoa Kỳ và khoảng 870 người chết vì căn bệnh ung thư này. Có hai dạng ung thư âm hộ phổ biến là: ung thư tế bào biểu mô hình vảy (là các tế bào bị bệnh được biến đổi thành ung thư ngay trong lớp biểu mô bên trong âm đạo) – chiếm hơn 90% và khối u ác tính – chiếm khoảng 5%.
Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng gây ra bệnh ung thư âm hộ nhưng các nhà khoa học cho rằng vi khuẩn human papillomavirus (HPV) có thể là yếu tố gây bệnh. Những bệnh nhân nhiễm HIV, AIDS sẽ có khả năng bị ung thư âm hộ cao hơn những người khác.
Có những người khi bị ung thư âm hộ không có biểu hiện rõ rệt gì bên ngoài, nhưng có những người gặp phải các triệu chứng sau:
- Ngứa quanh âm đạo trong nhiều năm hoặc có thể bị chảy máu âm đạo
- Thay đổi hình thái da xung quanh âm môn (có các đốm nhỏ như hồng, đỏ, trắng, hoặc màu xám trên da)
- Dạ dày bị loét, đau hoặc rát khi tiểu tiện
Video đang HOT
- Đau khi giao hợp
- Xuất hiện mùi hôi khó chịu ở âm đạo
Những xét nghiệm cần thiết khi nghi ngờ bị ung thư âm hộ
- Làm sinh thiết
- Chụp CT hay MRI (chụp cộng hưởng từ) xương chậu để phát hiện nguy cơ bệnh ung thư lây lan
- Xét nghiệm khung xương chậu để tìm ra sự thay đổi ở da
Chuyên gia sức khỏe khuyến cáo phụ nữ trẻ không nên chủ quan với bệnh ung thư âm đạo. Vì ngày nay với thói quen sinh hoạt không điều độ, chế độ ăn uống không lành mạnh… bất kỳ người phụ nữ nào cũng nằm trong nguy cơ mắc bệnh. Nêu cam thây đau khi đi tiêu hoăc tiêu ra mau, chi em cân hêt sưc chu y, bơi đây cung co thê la biêu hiên cua ung thư âm đao. Măc du băng măt thương co thê rât kho phat hiên nươc tiêu co lân mau, nhưng nêu thây nươc tiêu mau hông hông hoăc co vêt mau ơ đay quân chip thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
Phòng ngừa viêm âm hộ cách nào
Thực tế, rất nhiều chị em bị ngứa âm đạo, âm hộ và đa số đều cho rằng đó là viêm nhiễm, nấm ngứa bình thường. Tuy nhiên, các bác sĩ sản khoa khẳng định nấm, viêm âm đạo là nguy cơ hàng đầu dẫn đến các bệnh ung thư cơ quan sinh dục nữ, trong đó có ung thư âm hộ.
Các chuyên gia tư vấn của Công ty đầu tư và phát triển con người Nhật Minh, cho rằng, cách tốt nhất có thể làm giảm nguy cơ ung thư âm đạo là vệ sinh cơ thể và cơ quan sinh dục sạch sẽ, đúng cách và thực hành tình dục an toàn. Bên cạnh đó, việc sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục là điều hết sức cần thiết. Thương xuyên lam cac xet nghiêm tê bao ung thư cô tư cung (pap smear) se giup chi em sơm phat hiên ra bênh nêu chăng may măc phai. Chị em không nên chủ quan để tình trạng ngứa âm đạo kéo dài; nóng hay, đau ở vùng âm hộ hoặc nếu như có thấy sự thay đổi ở da hay là vết thương hở không lành hoàn toàn.
Hầu hết ung thư âm hộ được điều trị bằng phẫu thuật. Loại phẫu thuật cần làm sẽ dựa trên kích thước, độ sâu, và sự lan rộng của vùng ung thư để biết mà xử lý. Việc xạ trị cũng có thể là cần thiết.
Theo VNE
Coi chừng chứng viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ trẻ
Mọi người thường quan niệm chỉ những người đã quan hệ tình dục mới bị bệnh chỗ kín như viêm nhiễm phụ khoa. Điều này hoàn toàn sai lầm.
Thực tế, nhiều bé gái ở độ tuổi dậy thì phải tới bệnh viện điều trị do viêm nhiễm bộ phận sinh dục.
Dễ tái phát do không thê đặt thuốc
Viêm nhiễm bộ phận sinh dục chiếm tỷ lệ từ 70-80% trong các bệnh lý phụ khoa. Viêm nhiễm phụ khoa ở độ tuổi dậy thì đang ngày một gia tăng. Bác sĩ (BS) Hoàng Thị Diễm Tuyết, Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM từng điều trị bệnh vùng kín cho không ít bé gái ở độ tuổi từ 12-13.
Các bé gái thường không biết cách vệ sinh vùng kín. Ngoài ra, việc đi học cả ngày ở trường cũng là những yếu tố khó khăn để giữ vệ sinh tốt. Các bé lai không có thói quen thông báo với người lớn các bất thường, đến khi không thể nào chịu nổi thì bệnh đã quá nặng. Nhiều người nhầm lẫn rằng ở tuổi dậy thì, khi chưa có quan hệ tình dục thì không thể có sự xâm nhập của vi trùng và khó có nguy cơ viêm nhiễm. Điều này hoàn toàn sai lầm.
Khu vực âm đạo, âm hộ thường xuyên bị vi trùng xâm nhập từ ngoài da, đường tiêu hóa (gần hậu môn). Vì thế, các vùng này rất dễ bị viêm nhiễm nếu không biết cách giữ vệ sinh.
Các bé gái mặc quần áo chật, đổ mồ hôi nhiều, rất dễ bị nhiễm nấm âm hộ, âm đạo vì môi trường ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển. Những bé gái bị nhiễm giun, đặc biệt là giun kim, nếu không được điều trị rất dễ bị viêm nhiễm âm đạo.
Rất ít bé gái tự đi khám hoặc hỏi ý kiến mẹ hoặc chị gái, hầu hết các em chỉ rửa bằng nước sạch, một số dùng xà bông để rửa vùng kín, một số lại tự thụt rửa sâu âm đạo khi không có chỉ định của thầy thuốc. Đây là nguyên nhân khiến số lượng trẻ dậy thì mắc bệnh vùng kín gia tăng.
Chứng viêm nhiễm đường sinh dục tuy không gây hại trực tiếp đến tính mạng nhưng gây xáo trộn trong sinh hoạt cá nhân. Viêm âm đạo ở lứa tuổi dậy thì rất khó điều trị và dễ tái phát, vì trẻ không thể dùng các loại thuốc đặt âm đạo do sợ tổn thương màng trinh.
Kháng thuốc do tự ý điều trị
BS Diêm Tuyết cho biết, khá nhiều bệnh nhân đã tự mua thuốc điều trị khi vùng kín ngứa ngáy, tiết dịch hôi bởi xấu hổ không dám kể với cha mẹ, sợ phải vào bệnh viện.
"Việc tự dùng thuốc có thể gây kháng thuốc và làm BS gặp khó khăn khi chẩn đoán bệnh. Nếu bị viêm nhiễm âm đạo mà lạm dụng thuốc kháng viêm không có chỉ định của BS, có thể làm bệnh nặng hơn", BS Tuyết khuyến cáo.
Để phòng ngừa viêm nhiễm vùng kín ở bé gái trong độ tuổi dậy thì, BS Tuyết khuyên nên tắm rửa thường xuyên (nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt), vệ sinh âm hộ hằng ngày. Đặc biệt, các bé phải luôn giữ khô ráo vùng kín: dùng khăn giấy lau khô sau mỗi lần tắm rửa, đi vệ sinh.
Lưu ý, không sử dụng khăn, vật lạ đưa vào trong để lau âm đạo, âm hộ. Tránh mặc quần chật, cần thay quần lót thường xuyên. Sử dụng băng vệ sinh đúng cách cũng làm giảm bớt nguy cơ viêm nhiễm vùng kín. Cụ thể, băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm và thay băng sau bốn giờ sử dụng. Các bé không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh, chất kháng khuẩn để vệ sinh vùng kín. Khi có mụn mủ, viêm nang lông vùng kín, cần đi khám và điều trị, không tự ý làm vỡ mụn mủ. Ngoài ra, cần uống thuốc tẩy giun. Khi có dấu hiệu ngứa rát bộ phận sinh dục, sưng tấy hoặc tiểu rát... các bé cần nói với cha mẹ để được đưa đi khám ngay. Nếu để nặng, việc điều trị sẽ khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, để lại hậu quả khó lường.
BS Hồ Thị Ngọc, Khoa Sản phụ Bệnh viện FV (TP.HCM) cho biết từng điều trị rất nhiều bé gái tuổi dậy thì bị viêm nhiễm vùng kín do thiếu kiến thức vệ sinh cá nhân. Mới đây, BS Ngọc điều trị cho bé gái 16 tuổi, tới khám trong tình trạng viêm nhiễm quá nặng, ra nhiều khí hư. Bé gái được dùng thuốc nhưng tình trạng không cải thiện, BS phải quyết định rạch màng trinh đặt thuốc âm đạo. Nếu can thiệp trễ, nhiều khả năng bé gái này bị vô sinh.
Theo VNE
Yếu tố quan trọng nhất trong khả năng sinh sản Hiểu đúng về những yếu tố quan trọng trong chuyện sinh sản có thể làm tăng cơ hội có thai của các cặp đôi. Có những người rất dễ thụ thai nhưng ngược lại, có những người lại gặp khó khăn vô cùng. Không có một công thức cụ thể lý giải cho điều này. Nhưng để giúp hiểu rõ hơn về chuyện...