Phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa và có nguy cơ vô sinh thường có chung 4 thói quen khi vệ sinh “vùng kín”: Kiểm tra ngay xem bạn có không
Dưới đây là 4 sai lầm khi vệ sinh “ vùng kín” mà chị em cần biết để “cô bé” khỏe mạnh và phòng ngừa được các bệnh nhất định.
Âm đạo là cơ quan sinh sản, có vai trò vô cùng quan trọng với nữ giới. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là không phải ai cũng biết vệ sinh vùng kín đúng cách, vô tình phá vỡ môi trường của âm đạo, từ đó vô tình gây nên bệnh phụ khoa, thậm chí là vô sinh.
Dưới đây là 4 sai lầm khi vệ sinh “vùng kín” mà chị em cần biết để “cô bé” khỏe mạnh và phòng ngừa được các bệnh nhất định.
Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chị em bị viêm nhiễm vùng kín. Thậm chí vệ sinh quá sạch cũng chưa chắc đã tốt.
BS Dung cho hay, không ít chị em đã lạm dụng dung dịch vệ sinh hoặc thụt rửa sâu vào bên trong dẫn tới mất cân bằng môi trường âm đạo, giảm lợi khuẩn tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh dễ dàng hơn.
Thậm chí, chính việc thụt rửa âm đạo như vậy vô tình đưa vi khuẩn lạ vào âm đạo, tấn công âm đạo. Nếu không xử lý kịp thời vi khuẩn nhiễm ngược dòng vào tử cung và vòi trứng gây khó khăn cho việc thụ thai, thậm chí có thể vô sinh. Những phụ nữ thường xuyên bơm rửa âm đạo hay bị ngứa âm đạo, viêm âm đạo và tăng tỷ lệ bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
2. Lau từ sau ra trước sau khi đi vệ sinh
Sau khi đi vệ sinh, việc lau chùi “vùng kín” cho thật khô ráo là điều đúng đắn, tuy nhiên việc dùng giấy lau từ sau ra trước có thể khiến bạn mắc bệnh phụ khoa. Theo Tiến sĩ Justin Sloane, một bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Abington, Pennsylvania, cảnh báo phụ nữ không được lau từ sau ra trước vì như thế sẽ khiến vi khuẩn từ hậu môn vào niệu đạo (lỗ để đi tiểu), dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Điều này đặc biệt quan trọng với phụ nữ vì khoảng cách giữa hậu môn và niệu đạo rất ngắn nên vi khuẩn có thể dễ dàng đi vào bàng quang, gây nhiễm trùng tiểu.
Video đang HOT
Nếu bạn đã từng bị UTI (nhiễm trùng đường tiết niệu) thì lại càng phải lưu ý hành động này. Và tốt nhất hãy thực hiện lau chùi đúng cách ngay từ bây giờ.
3. Chà xát/rửa “vùng kín” quá mạnh
Tiến sỹ Michael Ingber, Giám đốc Trung tâm Y tế chuyên ngành Phụ nữ, New Jersey nhấn mạnh rằng không nên chà rửa, vệ sinh “vùng kín” quá mạnh bởi như vậy thì bộ phận nhạy cảm của phụ nữ có thể bị trầy xước, dẫn đến vi khuẩn phát triển và có thể gây viêm hoặc kích thích tại niệu đạo. Thay vì những hành động mạnh mẽ, bạn chỉ cần chấm nhẹ nhàng mỗi lần muốn lau rửa vùng kín.
4. Vệ sinh sạch sẽ nhưng không thay quần lót thường xuyên
Nhiều phụ nữ cho rằng quần lót là thứ có thể dùng lâu dài, họ chỉ thay mới khi chúng ố màu, bạc màu hoặc bị rách, nhưng sự thật là bạn nên thay chúng một cách thường xuyên bởi chúng chứa nhiều vi khuẩn hơn bạn nghĩ. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, 83% đồ lót đã giặt sạch có thể chứa tới 10.000 vi khuẩn sống.
Quần lót cũ có thể khiến phụ nữ tái nhiễm nấm, gây ngứa ngáy, ảnh hưởng đến sinh hoạt, nếu không chữa trị dứt điểm có thể gây viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung… thậm chí dẫn tới vô sinh. Do đó, nếu bạn là người vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ nhưng lại lười thay quần lót thì nguy cơ vẫn còn. Theo các chuyên gia, nếu bạn thường mắc viêm nhiễm vùng kín, hãy thay quần lót mới 6 tháng/lần, kể cả khi chúng còn mới và sạch sẽ.
Vậy vùng kín nên vệ sinh như thế nào là đúng cách?
Theo bác sĩ Dung, cách duy nhất để làm sạch âm đạo là vệ sinh từ 2-3 lần/ngày bằng nước sạch. Không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ để thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo sẽ làm mất cân bằng sinh thái môi trường âm đạo.
Chị em nên giữ vùng kín khô ráo, tránh mặc quần áo chật, ẩm ướt, không nên dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín. Đặc biệt không được dùng nước bẩn có nhiều vi sinh vật như: nước ao hồ, kênh rạch để tắm rửa vệ sinh.
Cuối cùng, bác sĩ Dung khuyến cáo chị em khi đã mắc bệnh phải đi khám phụ khoa ngay để xác định nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.
Ăn dứa có làm thơm "vùng kín"? Lý giải của bác sĩ và cách giúp thơm tho mỗi ngày
Thông tin ăn dứa giúp "vùng kín" thơm tho hơn là không có căn cứ khoa học. Muốn "vùng kín" thơm tho, cách duy nhất là vệ sinh sạch sẽ.
Ăn dứa làm cho "vùng kín" thơm hơn chỉ là kinh nghiệm truyền tai
Thời gian gần đây, trên nhiều diễn đàn mạng xã hội chia sẻ thông tin về việc, chị em khi ăn dứa (quả dứa chín) không chỉ rất tốt cho cơ thể, mà mùi của dứa còn giúp làm thơm "vùng kín".
Ths.BS Tạ Việt Cường, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cơ sở 2, cho biết, thông tin ăn dứa làm thơm "vùng kín" chỉ là kinh nghiệm truyền tai của chị em, đến nay chưa có bất cứ một nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này là đúng.
Bác sĩ Cường cũng cho biết, "vùng kín" của chị em là vùng nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm nên muốn vùng kín thơm tho, trước hết cần phải vệ sinh sạch sẽ.
"Vệ sinh "vùng kín" đúng cách, sạch sẽ là yếu tố quyết định để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, cũng như luôn giữ cho khu vực này thơm tho, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt", bác sĩ Cường cho hay.
Chưa có nghiên cứu chứng minh ăn dứa giúp vùng kín chị em thơm hơn. (Ảnh minh họa)
Cách vệ sinh "vùng kín" đúng cách, an toàn
Để bảo vệ "vùng kín", bác sĩ Cường khuyến cáo chị em có thể vệ sinh khu vực này ít nhất 2 lần/ngày hoặc sau khi đi vệ sinh bằng nước sạch, không dùng xà phòng. Nếu muốn, có thể dùng dung dịch vệ sinh có độ cân bằng pH phù hợp để rửa "vùng kín", tuy nhiên chỉ rửa bên ngoài, không ngâm lâu trong chậu hay thụt rửa.
Vấn đề tiếp theo là chị em phải luôn giữ "vùng kín" khô ráo. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nếu thấy "vùng kín" ẩm ướt, cần thay ngay quần lót và không nên mặc quần chật, quần lót sau khi thay nên giặt ngay và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Đặc biệt, chị em lưu ý giữ vệ sinh vào những thời điểm như kỳ kinh nguyệt, sau sinh nở hay nạo phá thai. Trong kỳ kinh nguyệt, sau tối đa 4-6 tiếng phải thay băng vệ sinh một lần. Với tam-pon, loại băng vệ sinh đặt trong âm đạo nên thay sau 2 giờ/lần. Tam-pon chỉ nên sử dụng trong những ngày hành kinh đầu tiên.
Không được để lâu hơn thời gian quy định của mỗi loại vì băng vệ sinh khi đã quá ẩm ướt sẽ là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, khả năng gây viêm nhiễm rất cao. Mỗi lần thay rửa cần lau khô "vùng kín".
Đối với việc quan hệ tình dục, nên thủy chung quan hệ một vợ, một chồng và sử dụng bao cao su cũng là biện pháp bảo vệ phụ nữ trước nhiều bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Bất cứ khi nào thấy có vấn đề về "vùng kín", như ra dịch máu bất thường, có dịch mùi hôi khó chịu...chị em cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn kịp thời. Tuyệt đối không tự ý điều trị.
Muốn vùng kín thơm tho, sạch sẽ hãy vệ sinh đúng cách hàng ngày. (Ảnh minh họa)
Lưu ý khi ăn dứa để an toàn
Cũng liên quan đến vấn đề này, thạc sĩ, lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Hà Nội) cho biết, thông tin ăn dứa làm vùng kín thơm tho hơn, lương y Trung cho rằng điều đó còn tiềm ẩn những rủi ro không đáng có. Theo đó, có những người phải hạn chế ăn dứa, nhưng khi đọc được thông tin trên vì muốn vùng kín "tỏa hương", họ ăn nhiều hơn và gây tác dụng phụ.
Theo đó, trong dứa có chứa enzyme và terpenoid, hai thành phần này sẽ phân hủy protein, kích thích môi và niêm mạc miệng, tiêu thụ trực tiếp sẽ khiến người ta cảm thấy môi bị rát và tê.
Để giảm cảm giác khó chịu này sau khi ăn dứa, cách tốt nhất là bạn nên ngâm dứa trong nước muối trước khi ăn, nước muối có thể phá hủy hiệu quả sự nhạy cảm của bromelain trong dứa, giảm tưa lưỡi hoặc rát miệng sau khi ăn.
Tuy nhiên, nồng độ nước muối để ngâm dứa không nên quá cao, nếu không sẽ ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng trong dứa. Ngoài ra, những người mắc bệnh loét, bệnh thận và rối loạn đông máu thì không nên ăn dứa.
Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh an toàn Vùng kín của trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm, đặc biệt đối với các bé gái, mẹ càng cần cẩn trọng hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm hiểu cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh an toàn cho bé yêu hằng ngày. Thực chất, không phải mẹ nào cũng biết cách vệ sinh vùng kín cho...