Phụ huynh Hà Nội chuẩn bị gì cho trẻ lớp 6 đi tiêm vaccine COVID-19?
Tâm trạng của phụ huynh vẫn có chút lo lắng vì đây là lứa tuổi nhỏ. Song với mong muốn cho con sớm trở lại trường để gặp lại bạn bè, thầy cô, nhiều phụ huynh đã đồng ý cho con được tiêm vaccine COVID-19.
Chiều nay (16/4), Hà Nội bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Trong khi chờ đợi con vào tiêm, nhiều bậc phụ huynh chia sẻ tâm sự lo lắng, nhưng cũng có người hoàn toàn yên tâm, muốn con tiêm vaccine để trở lại trường.
Chị Hoàng Thị Thơm (Hà Đông) cho biết, sáng 16/4, chị mới nhận được thông báo cho con đi tiêm. Do thông báo gấp rút nên chị và gia đình cũng lo lắng.
Chị Thơm chuẩn bị nước dừa cho con gái uống trước khi tiêm vaccine.
“Dù lo lắng, những trước đó, tôi đã đọc chủ trương của TP. Hà Nội về tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em lớp 6, tôi cũng đã gọi điện tham khảo ý kiến người nhà, trong đó có em là bác sĩ và được khuyên là nên tiêm cho con. Tôi cũng nhiều lần phân vân không biết tiêm thì ảnh hưởng của vaccine như thế nào. Tôi cũng đọc thông tin trên báo chí và biết rằng vaccine không ảnh hưởng nội tiết hay gây vô sinh nên tôi cảm thấy yên tâm hơn và đăng ký cho con đi tiêm”, chị Thơm chia sẻ.
Tìm hiểu thông tin về phản ứng sau tiêm vaccine, chị Thơm cũng chuẩn bị tâm lý và những “món bổ” cho con: “Tôi và gia đình cũng có những chuẩn bị cho con trước khi đi tiêm. Cụ thể, sợ con tiêm xong bị sốt, tôi đã cho con uống nước dừa trước khi đi. Đây là kinh nghiệm được nhiều người chia sẻ. Tôi cũng dặn con khi tiêm xong nếu thấy có điểm gì bất thường phải báo ngay với mẹ và cô giáo”.
Với anh Đào Hồng Quân, tâm lý của anh và gia đình rất thoải mái khi quyết định cho cô con gái lớp 6 đi tiêm vaccine COVID-19.
“Gia đình tôi không phân vân khi quyết định tiêm vaccine COVID-19 cho con. Tôi thấy ở nước ngoài cũng đã triển khai tiêm vaccine cho trẻ em, nên cũng quyết định cho con gái tiêm. Đưa con đi tiêm tôi thấy cũng không quá lo lắng hay có suy nghĩ gì cả. Con gái tôi cũng sợ tiêm, sợ đau, nhưng tôi và gia đình đã động viên cháu rằng chính bố mẹ tiêm cũng không thấy có vấn đề gì. Cũng chỉ nhức 1-2 ngày chứ không hề đau, nên con không sợ và cũng vô tư thoải mái hơn khi đi tiêm”, anh Quân nói.
Anh Đào Hồng Quân không hề phân vân trước quyết định cho con tiêm vaccine COVID-19.
Video đang HOT
Có mặt tại 2 điểm tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trên địa bàn quận Hà Đông để kiểm tra công tác triển khai, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà đã gặp gỡ để hỏi thăm và động viên các em học sinh cùng phụ huynh.
“Chúng tôi mong muốn phụ huynh học sinh sẽ đồng thuận, đưa trẻ đến các điểm tiêm chủng cố định và lưu động để trẻ được tiêm vaccine sớm nhất. Đồng thời, chúng tôi đã có những truyền thông để hướng dẫn phụ huynh theo dõi học sinh sau khi tiêm chủng, để đảm bảo an toàn cho các em. Phụ huynh học sinh cần tìm hiểu lợi ích của tiêm vacicne”, bà Nhị Hà nói.
Theo quy định, nhóm trẻ em dưới 18 tuổi khi tiêm vaccine COVID-19 cần sự đồng thuận và ký giấy đồng ý của phụ huynh, người giám hộ. Tại Hà Nội, tùy theo từng địa bàn, từng trường học, tỷ lệ đồng thuận tiêm từ phụ huynh khác nhau.
Trước khi tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Hà Nội đã phát phiếu thăm dò để lấy ý kiến đồng thuận của phụ huynh. Với 2 điểm tiêm trên địa bàn quận Hà Đông là THCS Lê Quý Đôn Hà Đông và THCS Lê Lợi dự kiến có 215 học sinh lớp 6 được tiêm vaccine COVID-19 chiều 16/4. Theo thông tin từ Trung tâm y tế quận Hà Đông, tại 2 trường THCS triển khai tiêm vaccine COVID-19 này có tổng số có 734 học sinh trong điều kiện tiêm chủng, trong đó, có 377 em đã mắc COVID-19 sẽ lùi thời điểm tiêm và có 142 em phụ huynh chưa đồng ý tiêm.
“Với những trường hợp phụ huynh chưa đồng thuận, ngành y tế sẽ phối hợp với ngành giáo dục, cùng chính quyền địa phương tiếp tục tuyên truyền vận động để phụ huynh học sinh thực sự đồng thuận và đưa con em tới các điểm tiêm chủng”, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết.
Theo người đứng đầu ngành y tế Hà Nội, với số vaccine phân bổ 72.700 liều vaccine Moderna, Hà Nội sẽ thực hiện tiêm chủng sớm nhất theo phương án hạ dần độ tuổi. Trước mắt, khối lớp 6 tiêm trước, sau đó đến khối lớp 5… cuối cùng là tiêm cho trẻ 5 tuổi. Hà Nội phấn đấu tiêm thực hiện đợt tiêm chủng này trong 10 ngày.
Trường học ở TP.HCM chuẩn bị tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi
Hiện tại, các trường tiểu học ở TP.HCM vẫn ghi nhận nhiều trường hợp phụ huynh không đồng ý tiêm vaccine Covid-19 cho con. Ngược lại, phụ huynh bậc THCS đa phần đều đồng ý.
Vừa qua, Bộ Y tế đã có thông báo chính thức về tiêm vaccine cho trẻ em 5-11 tuổi. Theo đó, công tác triển khai tiêm chủng sẽ được tiến hành ngay từ tuần thứ 2 của tháng 4. Các cơ sở giáo dục tại TP.HCM đang nhập thông tin của học sinh 5-11 tuổi lên hệ thống tiêm chủng Covid-19.
Sau nhóm 12-17 tuổi, trẻ 5-11 tuổi sẽ được tiêm vaccine Covid-19 từ tuần thứ 2 của tháng 4. Ảnh: Duy Hiệu.
Nhiều phụ huynh có con bị bệnh nền, đã khỏi Covid-19 chưa đồng ý tiêm
Ở trường Tiểu học Bàu Sen (quận 5, TP.HCM), tỷ lệ phụ huynh đồng ý cho con tiêm vaccine Covid-19 được ghi nhận là dưới 60%. Ông Nguyễn Trung Hải - Hiệu trưởng nhà trường, thông tin những phụ huynh còn lại không đồng ý do trẻ mắc bệnh nền hoặc là F0 đã điều trị khỏi bệnh.
"Nhà trường thực hiện tiêm vaccine Covid-19 theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, các giáo viên vẫn đang thuyết phục những phụ huynh chưa đồng ý tiêm chủng cho con. Chúng tôi hy vọng phụ huynh sẽ đồng ý hết. Đối với những trẻ không tiêm vaccine, trường vẫn cho phép đi học bình thường", ông Hải nói.
Trong công tác lấy ý kiến phụ huynh, trường Tiểu học Tuệ Đức thu được kết quả trên 50% không đồng ý cho trẻ tiêm vaccine Covid-19. Nguyên nhân chủ yếu là lo sợ tác dụng phụ của vaccine đối với trẻ em.
"Trường học là nơi trung gian thực hiện việc đăng ký tiêm chủng Covid-19 của trẻ 5-11 tuổi. Vì vậy, với những thắc mắc về tác dụng phụ khi trẻ tiêm vaccine, nhà trường không có thẩm quyền và năng lực chuyên môn y tế để trả lời", bà Anh Thư - Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Tuệ Đức nói.
Bên cạnh đó, bà Thư cũng cho biết trường cập nhật thông tin học sinh tiêm vaccine chậm trễ hơn dự kiến vì nhiều phụ huynh không có thời gian đi nhận mã định danh cho con.
Theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP, mã số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Đối với trẻ em dưới 14 tuổi, mã số định danh gồm 12 được in sẵn trên giấy khai sinh. Trường hợp, phụ huynh muốn nhận thông tin mã định danh cho con thì liên hệ công an cấp xã, phường nơi đăng ký địa chỉ thường trú.
Nhiều phụ huynh ở trường Tiểu học Kỳ Đồng (quận 3, TP.HCM) cũng thắc mắc, tìm mã định danh của trẻ. Nhà trường đã tìm hiểu và giải thích để bố, mẹ đăng ký tiêm chủng cho con. Hiện tại, trường vẫn đang cập nhật thông tin học sinh đăng ký tiêm vaccine Covid-19. Số lượng học sinh được phụ huynh đồng ý tiêm chủng là 1.700/2.100 em.
Khác với bậc tiểu học, trường THCS Hà Huy Tập (quận Bình Thạnh, TP.HCM) có gần 100% phụ huynh đồng ý tiêm chủng cho trẻ. Họ an tâm vì trường đã có kinh nghiệm tiêm vaccine Covid-19 ở các khối lớp 7, 8, 9.
Nhà trường dự định sắp xếp khu tiêm riêng biệt cho học sinh lớp 6. Trong quá trình tiêm chủng, phụ huynh sẽ được đồng hành cùng con.
"Việc triển khai tiêm vaccine Covid-19 ở trường có thể được thực hiện với sự hợp tác của trạm y tế phường như đợt tiêm cho học sinh lớp 7, 8, 9. Số lượng học sinh lớp 6 không nhiều nên trường sẽ cho phép phụ huynh vào địa điểm tiêm để đồng hành cùng con. Nếu có thắc mắc, phụ huynh có thể hỏi trực tiếp bác sĩ. Học sinh cũng thoải mái, an tâm khi có bố, mẹ bên cạnh", bà Hứa Thị Diễm Trâm - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.
Học sinh ở xã đảo Thạnh An, TP.HCM trong ngày trở lại trường. Ảnh minh họa: Chí Hùng.
Kiên trì vận động, giải đáp thắc mắc của phụ huynh
Trong công tác lấy ý kiến phụ huynh, một cán bộ quản lý trường Tiểu học Kỳ Đồng khuyên giáo viên kiên trì vận động, dù việc tiêm chủng Covid-19 cho trẻ là tự nguyện.
"Mục tiêu quan trọng nhất của chúng ta là để trẻ em đến trường phát triển toàn diện. Vì vậy, việc tiêm vaccine Covid-19 là giải pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch cho trẻ ở trường học. Chúng ta cần thuyết phục phụ huynh, tăng số lượng đồng ý tiêm chủng để đạt được mục tiêu này", cán bộ này nói.
Cũng theo cán bộ quản lý trường Tiểu học Kỳ Đồng, quá trình vận động và thuyết phục phụ huynh không tốn nhiều thời gian. Ban giám hiệu các trường cần liên tục cập nhật thông tin tiêm chủng Covid-19 ở nhóm tuổi 5-11 đến các giáo viên.
"Thầy, cô giáo không phải là bác sĩ, vì vậy, có những thông tin họ cần được cung cấp cụ thể để tự tin giải đáp thắc mắc, phân tích cho phụ huynh", cán bộ này nói.
Bà Trâm - Hiệu trưởng trường THCS Hà Huy Tập bày tỏ mong muốn cơ quan chức năng có chuyên môn y tế sẽ cung cấp thêm thông tin về liều lượng tiêm, loại vaccine, tác dụng phụ của vaccine... đến các trường. Theo bà, đây là giải pháp giúp tăng tỷ lệ phụ huynh đồng ý tiêm chủng Covid-19 cho trẻ ở bậc tiểu học.
"Hiện tại thông tin về việc tiêm chủng vaccine Covid-19 rất nhiều, phụ huynh đang tìm hiểu và chưa biết tin nguồn nào. Con của họ càng nhỏ tuổi, họ càng lo lắng hơn. Vì vậy, nếu cơ quan chức năng có chuyên môn y tế cung cấp thông tin cụ thể cho thầy, cô giáo thì họ sẽ giải thích và thuyết phục được phụ huynh. Từ đó, phụ huynh có lòng tin hơn và giảm bớt lo lắng, đồng ý đưa trẻ đi tiêm chủng", bà Trâm nhấn mạnh.
Đối với công tác tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ ở độ tuổi 5-11, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM lưu ý những phản ứng sau tiêm của đối tượng nhạy cảm này.
Cụ thể, theo ông Dũng, phản ứng sau tiêm nguy hiểm nhất ở trẻ là phản vệ. Nhà trường cần quan tâm đặc biệt đến việc nhận biết và xử trí nhanh khi hồi sức, cấp cứu cho trẻ. Bên cạnh đó, trẻ em cũng có những phản ứng sau tiêm khác với người lớn như ngất đi vì đau hoặc đói nên cần được quan tâm nhiều hơn.
Ngày 1/3, Bộ Y tế đã thông tin về việc trẻ em ở độ tuổi 5-11 sẽ được tiêm Pfizer với liều lượng là 0,2 ml với 10 mcg vaccine mRNA Covid-19, bằng 1/3 so với liều của người lớn. Nhóm tuổi này chỉ tiêm vaccine dạng hỗn dịch đậm đặc pha tiêm. Ngoài ra, trẻ trong độ tuổi này cũng được sử dụng kim tiêm có đầu nhỏ hơn.
Hà Nội: Học sinh phổ thông háo hức đi học, phụ huynh xen lẫn lo lắng Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, việc mở cửa trường học sẽ được thực hiện thận trọng, với lộ trình mở cửa dần theo từng khối, phụ thuộc vào tiến độ tiêm vaccine và tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố. Các trường THPT trên địa bàn Hà Nội đã sẵn sàng các điều kiện để đón học sinh đi học trực...