Phòng tránh nguy cơ đột quỵ trong ngày Tết
Trời lạnh, độ ẩm cao cùng những căng thẳng, áp lực, ăn uống thả ga nhưng lại quên tập luyện… khiến nguy cơ đột quỵ não có xu hướng gia tăng, đe dọa sức khỏe người bệnh trong dịp Tết.
Ảnh minh họa
Theo số liệu thống kê tại Việt Nam, số người đột quỵ hiện nay đã lên đến hơn 200.000 người mỗi năm. Đột quỵ não đứng hàng thứ ba về nguyên nhân gây tử vong và đứng thứ nhất về nguyên nhân gây tàn tật. Sau cơn đột quỵ, có đến 90% bệnh nhân phải gánh chịu các di chứng như liệt nửa người, liệt toàn thân, bại não… Những đối tượng cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, hút thuốc lá, nghiện rượu, đặc biệt là người cao tuổi sẽ có nguy cơ đột quỵ rất cao. Với những đối tượng trong độ tuổi lao động, ngoài những nguy cơ trên thì áp lực công việc cũng dẫn đến đột quỵ. Bệnh đột quỵ cướp đi sinh mạng khoảng 10% đến 30% số người mắc phải.
Theo thống kê từ các bệnh viện trong những năm trước, thời điểm những ngày cận Tết Nguyên Đán, cộng thêm thời tiết lạnh sẽ làm gia tăng bệnh nhân nhập viện do đột quỵ thêm 15-30%.
Ngoài ảnh hưởng do thời tiết, theo PGS. TS Nguyễn Hoài Nam, Giảng viên Đại học Y dược TPHCM, dịp Tết, thói quen sinh hoạt đảo lộn, ăn uống thả ga không chỉ khiến cơ thể phát tướng mà các “vị khách không mời” như đường, cholesterol… cũng thi nhau hỏi thăm dòng máu. Chỉ số đường huyết, mỡ máu tăng cao gây “quá tải” ở động mạch, khiến máu lên não ứ đọng, tắc nghẽn gây ra đột quỵ…
Ngoài ra, uống nhiều rượu bia trong thời tiết giá lạnh khiến chất cồn lưu lại trong máu lâu do khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm khiến huyết áp tăng cao, dễ đưa tới đột quỵ não. Theo khảo sát vừa công bố trên tạp chí Stroke, chỉ cần 2 ly rượu mỗi ngày cũng đủ khiến tỷ lệ đột quỵ lên đến 34%. Bên cạnh đó, những ngày Tết là những ngày mà đồng hồ sinh học bị đảo lộn, giấc ngủ bị thay đổi… mất ngủ, thiếu ngủ dẫn tới đau đầu, mất ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ, PGS Nam cho biết đôi khi các triệu chứng đột quỵ rất khó nhận biết. Bệnh nhân đột quỵ có thể bị tổn thương não nghiêm trọng nếu mọi người xung quanh không nhận biết được các triệu chứng đột quỵ.
Chính vì thế, PGS Nam khuyến cáo mọi người hãy đọc và nhớ 3 câu hỏi bệnh nhân đơn giản sau: Bảo người đó cười; Bảo người đó nói chuyện; Bảo người đó giơ hay tay lên cao qua đầu. Nếu bệnh nhân gặp khó khăn với bất kỳ yêu cầu nào trong số 3 điều đó, hãy gọi cấp cứu ngay và mô tả các triệu chứng cho người điều động cấp cứu. Khi có biểu hiện của cơn đột quỵ người bệnh cần được chuyển đến bệnh viện một cách nhanh nhất bởi thời gian vàng trong điều trị đột quỵ rất ngắn và nên nhớ càng sớm, càng tốt.
PGS.TS Nguyễn Hoài Nam cũng nhấn mạnh người dân nên lưu ý những thời điểm “đen” khiến cơn đột quỵ dễ xảy ra như rạng sáng, nửa đêm, thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Video đang HOT
Ăn uống hợp lý, vận động thường xuyên là điều không nên lơ là trong dịp Tết. Nên ăn điều độ, ăn ít muối (không quá 5g muối/ngày), hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, chất ngọt như bánh chưng, bánh tét, lạp xưởng, kẹo ngọt…Nên ăn nhiều rau, củ, quả…; nên tập thể dục đều (đi bộ, chạy bộ, đạp xe…) 30-60 phút mỗi ngày, 4-5 lần một tuần; cần kiểm soát chặt chẽ huyết áp, đường huyết, cân nặng. Quan trọng nhất là hạn chế bia rượu. Để phòng ngừa đột quỵ một cách tối ưu, bác sĩ khuyến cáo mọi người trong nhóm nguy cơ cần chủ động kiểm tra sức khỏe, tầm soát đột quỵ trước khi xảy ra bệnh để được bác sĩ tư vấn, can thiệp kịp thời.
Thay đổi lối sống chính là cách giúp bạn phòng tránh đột quỵ
Việc thay đổi hướng tới một lối sống lành mạnh và tích cực hơn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, đây là cách đơn giản nhất để phòng tránh đột quỵ và bảo vệ hệ tim mạch.
1. Số người chết vì bệnh đột quỵ nhiều hơn người bị ung thư
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đột quỵ nằm trong Top 3 nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cùng với bệnh tim mạch và ung thư. Tuy nhiên, đột quỵ lại đứng đầu trong bảng xếp hạng tỉ lệ gây tàn tật ở người trưởng thành.
Báo cáo của Tổ chức Đột quỵ thế giới (WSO) cho biết mỗi năm thế giới có 17 triệu ca đột quỵ, trong đó 6 triệu trường hợp tử vong, 5 triệu người sống sót với các di chứng tàn tật trong thời gian dài, thậm chí cả đời.
Tại Việt Nam số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ tăng từ 1,7% lên 2,5% trong 3 năm gần đây, trong đó tỉ lệ nam giới mắc bệnh cao gấp 4 lần nữ. Đặc biệt, độ tuổi bị đột quỵ đang dần trẻ hoá, từ 40 - 45 tuổi trong khi trước đây là ở độ tuổi 60 trở lên.
Số người có thể tránh được di chứng sau đột quỵ rất ít, không đến 10%, còn lại hầu hết các bệnh nhân đều gánh chịu các di chứng nặng nề sau đột quỵ như liệt nửa người, liệt toàn thân, tâm thần, bại não,...
Đột quỵ nằm trong Top 3 nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cùng với bệnh tim mạch và ung thư - Ảnh Internet
Tuy nhiên, có những bệnh nhân sẽ tử vong sau khi lên cơn đột quỵ, thống kê cho thấy trên thế giới sẽ có 200.000 người bị đột quỵ/năm, 1/2 số bệnh nhân sẽ tử vong. Con số này cao hơn số ca tử vong do bệnh ung thư, thường là 94.000 ca bệnh nhân tử vong vì ung thư mỗi năm.
Ths.BS Hoàng Thị Phú Bằng, Viện Tim mạch quốc gia (BV Bạch Mai) cho biết, tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ. Theo nghiên cứu tại Viện Tim mạch, 8/10 bệnh nhân đột quỵ lần đầu đều mắc bệnh tăng huyết áp.
Thậm chí, một nghiên cứu tại BV Đà Nẵng với 754 bệnh nhân đột quỵ (76% trên 53 tuổi) còn chỉ ra 95% bệnh nhân đột quỵ có kèm theo tăng huyết áp. Trong số đó 48,5% bệnh nhân đột quỵ do xuất huyết và 51% bệnh nhân trong số này tử vong sau 28 ngày điều trị; 43,5% bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu và 20% tử vong. 8% còn lại không xác định được nguyên nhân.
2. Thay đổi lối sống để phòng tránh bệnh đột quỵ
GS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội tim mạch VN cho biết, năm 2000, Việt Nam mới có khoảng 16% người lớn bị tăng huyết áp, năm 2009 tăng lên 25% và đến nay con số này đã vọt lên trên 47%, tương đương gần 21 triệu người bị mắc bệnh tăng huyết áp.
Mỗi năm, số người tử vong vì tăng huyết áp mỗi năm cao gấp 10 lần so với số người tử vong vì tai nạn giao thông. Chính vì vậy,mọi người đều cần phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.
Một người được xác định tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu 140/90mmHg. Việc điều trị đảm bảo huyết áp mục tiêu 140/90mmHg sẽ giúp giảm các biến cố tim mạch, đặc biệt giảm đáng kể tỉ lệ tử vong liên quan đột quỵ não.
Các bác sĩ đặc biệt nhấn mạnh giải pháp ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả nhất là kiểm soát tăng huyết áp đúng, đủ và lâu dài.
Xây dựng một lối sống khỏe mạnh sẽ giúp bạn phòng tránh đột quỵ (nguồn: Internet)
Để điều trị tăng bệnh huyết áp, bệnh nhân cần thay đổi lối sống lành mạnh hơn.
- Giảm cân nếu bệnh nhân bị thừa cân hoặc gặp tình trạng béo phì để có một thân hình khỏe mạnh.
- Ăn dưới 5g/muối một ngày, cắt giảm lượng chất béo cũng như lượng calo vào cơ thể, lưu ý nên ăn các món ăn thanh đạm như rau xanh và trái cây.
- Tập thể dục thường xuyên bằng các bài tập nhẹ nhàng, như đi bộ vào sáng sớm và sau bữa ăn tối. Việc này sẽ giúp bạn cải thiện huyết áp cũng các bệnh khác trong người.
- Người bị tăng huyết áp không nên sử dụng rượu bia, chất kích thích.
- Bổ sung cho cơ thể các chất như vitamin, canxi, sắt qua thực phẩm hoặc thuốc để cơ thể được đủ chất.
Bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và uống thuốc theo đơn cụ thể. Tăng huyết áp là bệnh phải điều trị lâu dài, thậm chí điều trị suốt đời.
Bệnh nhân thường mắc sai lầm khi dùng thuốc thấy huyết áp giảm là ngưng điều trị, điều này rất nguy hiểm bởi huyết áp sẽ tăng lại, thậm chí còn có chỉ số cao hơn trước khiến bạn có nguy cơ đột quỵ cao hơn.
Nếu bạn thay đổi lối sống theo hướng tích cực và lành mạnh như trên, bạn có thể giảm huyết áp từ 10 - 20 mmHg, tương đương với một thuốc điều trị hạ áp. Điều này thật bất ngờ phải không nào? Chỉ cần vài thay đổi nhỏ trong cuộc sống mà bạn đã có liều thuốc hạ áp hoàn toàn tự nhiên lại còn giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.
Tập luyện trong trời đông lạnh, những nguy cơ cần biết để tránh khỏi đột quỵ Các chuyên gia cảnh báo, tập luyện dưới thời tiết lạnh giá của mùa đông cần phải thận trọng, bởi có rất nhiều nguy cơ dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là đột quỵ. Theo thống kê hàng năm từ Hội nghị khoa học Đột quỵ và Thần kinh toàn quốc lần thứ 7, mỗi năm ở nước ta có...