Cậy tửu lượng vô đối, phó giám đốc tương lai bị đột quỵ
Thể hình vạm vỡ, anh Nam luôn tự tin vào tửu lượng vô đối trong các cuộc nhậu nhẹt . Một sáng thức dậy, anh bất ngờ bị đột quỵ.
Ở tuổi ngoài 40, anh Nam là trưởng phòng kinh doanh một công ty lớn, chuẩn bị được cất nhắc lên vị trí phó giám đốc.
Do đặc thù công việc phải giao tiếp nhiều, anh Nam thường xuyên có mặt trong các cuộc nhậu nhẹt , khi cùng bạn bè, khi cùng đối tác. Vốn có cơ thể vạm vỡ, sức khoẻ đang độ sung sức, anh Nam bỏ qua lời can ngăn của vợ.
Cho rằng mình rất khoẻ, anh Nam chưa từng đi khám hay kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Gần đây, anh phát hiện bản thân có những “triệu chứng như ma làm”, đang ngồi làm việc tự nhiên thấy mất vận động nửa người trái, tuy nhiên chỉ cần nghỉ ngơi vài phút, các triệu chứng lại biến mất. Nghĩ do làm việc quá sức nên anh không đi khám.
Vài tháng sau, triệu chứng trên tiếp tục lặp lại nhưng nặng hơn. Buổi sáng thức dậy, anh đột nhiên thấy yếu nửa người trái, chân và tay trái yếu nhiều hơn lần trước. Sau khi nghỉ ngơi không đỡ, vợ anh lập tức đưa chồng đến Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu .
Bệnh nhân đột quỵ điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai
Kết quả chụp cộng hưởng từ sọ não phát hiện hình ảnh nhồi máu não cấp vùng bao trong, chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não, tuy nhiên bệnh nhân đã hết chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết. Anh Nam sau đó được điều trị nội khoa và tập phục hồi chức năng.
PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trường hợp bệnh nhân nói trên đã có dấu hiệu cảnh báo trước gọi là Hội chứng cảnh báo trong nhưng không được phát hiện sớm.
Trên thực tế, khoảng 30% ca đột quỵ có dấu hiệu cảnh báo trước là các cơn thiếu máu não thoáng qua lặp đi lặp lại với dấu hiệu liệt vận động nửa người đơn thuần.
Đây chính là dấu hiệu chỉ điểm nguy cơ cao gây đột quỵ. Do vậy, bệnh nhân cần được phát hiện sớm để có kế hoạch điều trị dự phòng tốt.
Cơn thiếu máu não thoáng qua thường xảy ra đột ngột trong khoảng thời gian ngắn từ 2-20 phút sau đó tự hết nên tạo cảm giác chủ quan cho bệnh nhân, đặc biệt là người trẻ.
Hầu hết các trường hợp vào viện vì cơn thiếu máu não thoáng qua đều do cục máu đông. Cục máu đông có thể do xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim… Cục máu đông làm tắc nghẽn dòng máu tới một phần não bộ, từ đó ảnh hưởng đến các phần cơ thể được kiểm soát bởi vùng não bị tổn thương. Sau khi cục máu tan, các triệu chứng sẽ biến mất.
Trong đó khoảng 50% bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoáng qua thường bị yếu nửa người, trên 30% bị giảm cảm giác nửa người, còn lại thường nói khó, mù mắt thoáng quá, chóng mặt.
Theo các nghiên cứu, những người bị cơn thiếu máu não thoáng qua 1 lần có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 9 lần những người chưa bị lần nào.
Ngay khi phát hiện có cơn thiếu máu não thoáng qua, bệnh nhân cần đi khám ngay để điều trị dự phòng đột quỵ, khi đó bác sĩ có thể thể chỉ định dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu, kiểm soát huyết áp, thuốc hạ lipid máu, điều trị loạn nhịp…
Trong các nguyên nhân gây đột quỵ, rượu bia và thuốc lá được xem là một trong 3 tác nhân chính. Bản chất đột quỵ là do các cơn tăng huyết áp, vữa xơ động mạch não và mảng vữa xơ bị nứt, gây cục máu đông, gây tắc động mạch não… Đột quỵ còn là biến chứng từ các rối loạn trung khu sinh tồn trong não.
Khi uống rượu , hệ hô hấp, nhịp tim, tri giác, điều hòa điện giải máu đều thay đổi, huyết áp tăng. Khi nhịp tim nhanh, khó thở… uống rượu vào sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần.
Một nghiên cứu thực hiện trong 4 năm trên 500.000 người Trung Quốc đã chỉ ra, những người đàn ông uống 4 ly rượu hoặc bia mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn 38% so với người bình thường. Nguy cơ mắc bệnh đột quỵ tăng dần từ thấp đến cao, tùy theo số lượng thức uống có cồn được nạp vào cơ thể hàng ngày nhiều hay ít.
Những điều cần biết về cơn đột quỵ im lặng: Cần làm gì để ứng phó?
Đột quỵ im lặng (silent stroke) là dạng đột quỵ mà không gây ra bất kì khuyết tật nào cho cơ thể và chỉ được phát hiện khi bạn đi khám sức khỏe có sử dụng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI.
1. Để biết bạn đã có một cơn đột quỵ im lặng và cách ứng phó
Khi bạn bị đột quỵ nhưng không nhận ra tình trạng bệnh, đó chính là bệnh đột quỵ im lặng. Bệnh này thường chỉ được tình cờ phát hiện ra khi bạn đang tiến hành kiểm tra sức khỏe dựa trên kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt lớp CT não.
Điều này là do các kiểm tra chẩn đoán hình ảnh đó có thể phân biệt được những cơn đột quỵ gần đây và đột quỵ trong quá khứ. Những cơn đột quỵ xảy ra ở thời gian gần sẽ có các tính chất như viêm, có cục máu đông và xuất huyết trong.
Những cơn đột quỵ ở người cao tuổi cũng có những đặc điểm nhất định do sự canxi hóa và các hậu quả khác của bệnh đột quỵ trước đó vẫn còn lưu lại.
Cơn đột quỵ im lặng ở người cao tuổi cũng có những đặc điểm nhất định (Ảnh: Internet)
2. Những "tin tốt" về bệnh đột quỵ im lặng
- Chủ yếu là những đột quỵ quy mô nhỏ
- Đột quỵ im lặng xảy ra ở vùng não có nhiệm vụ kiểm soát chức năng. Tuy nhiên, các vùng khác của não cũng có nhiệm vụ này nên các chức năng không bị ảnh hưởng nhiều bởi cơn đột quỵ. Những nhiệm vụ kiểm soát trùng lặp này làm cho đột quỵ im lặng xảy ra nhưng không để lại bất kì hậu quả nào.
- Hậu quả của bệnh đột quỵ cũng không có gì đáng chú ý, điều đó chứng tỏ bạn vẫn có một sức khỏe tốt đáng kinh ngạc. Não bộ của bạn không hề chịu tổn thường do cơn đột quỵ im lặng gây ra mà vẫn đang hoạt động rất hiệu quả.
3. Đột quỵ im lặng và những tác động tiêu cực tới sức khỏe
- Một khi bạn bị đột quỵ im lặng tức là bạn đang có vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ đột quỵ trực tiếp. Điều đó có nghĩa là bạn đang phải đối mặt với một số loại bệnh như bệnh tim mạch, bệnh thiếu máu lên não, Cholesterol tăng cao, tiểu đường và rối loạn đông máu. Hãy quản lí tốt sức khỏe của cơ thế bằng cách ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát stress và dùng thuốc theo chỉ dẫn của các bác sĩ.
- Nếu bạn đã có tiền sử bị đột quỵ im lặng nhiều lần thì bạn có thể bị các bệnh về sa sút trí tuệ, thiếu sót thần kinh sau lần đột quỵ im lặng sắp tới.
Nếu bạn đã có tiền sử bị đột quỵ im lặng nhiều lần thì bạn có thể bị các bệnh về sa sút trí tuệ, thiếu sót thần kinh sau lần đột quỵ im lặng sắp tới (Ảnh: Internet)
- Không chỉ có cơn đột quỵ lớn mới có các triệu chứng nghiêm trọng mà các cơn đột quỵ nhỏ cũng vậy. Não bộ không bị tổn thương do có nhiều vùng cùng kiểm soát chức năng nhưng nếu các cơn đột quỵ xảy đến liên tục thì não vẫn có những tổn thương nhất định do các vùng kiểm soát đã quá tải.
4. Bạn nên làm gì nếu phát hiện đã có đột quỵ im lặng?
Khi bác sĩ thông báo cho bạn rằng bạn đã có đột quỵ im lặng trước đó thì cũng là lúc bạn nên thật sự nghiêm túc với sức khỏe của bản thân và xây dựng cho mình một quá trình điều trị bệnh.
Sau khi bác sĩ kết luận bạn đã bị đột quỵ im lặng trước đó thì họ sẽ đề nghị bạn làm các xét nghiệm sàng lọc để xem xét các nguy cơ bệnh tật có thể xảy ra. Bước tiếp theo chính là đề xuất các giải pháp để phòng ngừa và kiểm soát các bệnh đó. Nếu bác sĩ của bạn thông báo cho bạn rằng, bạn đã có đột quỵ im lặng trước đó, bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm sàng lọc để đánh giá các yếu tố nguy cơ của bạn. Bước tiếp theo là đề xuất các giải pháp để kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
1. Chữa các bệnh mạch máu: Các tổn thương mạch máu trong não, cổ hoặc tim là nguyên nhân gốc rễ của hầu hết các đột quỵ. Bạn cần đến các cơ sở y tế tầm soát, chẩn đoán xác định và điều trị.
2. Kiểm soát lượng đường trong máu và tránh nguy cơ bị bệnh đái tháo đường bởi đây là nguy cơ hàng đầu khiến bạn bị đột quỵ.
3. Duy trì huyết áp ở trạng thái ổn định: Bạn hãy kiểm tra huyết áp thường xuyên để có cách điều chỉnh cho phù hợp. Nếu bị tăng huyết áp, hãy uống thuộc hạ áp và điều chỉnh lại chế độ ăn uống theo tư vấn của bác sĩ. Không kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp có thể là nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch vành, dẫn tới đột quỵ do cục máu đông ngăn chặn sự lưu thông của máu trong cơ thể đi nuôi các cơ quan trung ương như não và tim.
4. Nếu bạn bị các bệnh tim mạch như hở van tim, suy tim thì cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để mau chóng lành bệnh.
5. Không sử dụng các chất kích thích sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc điều trị bệnh đột quỵ im lặng.
Không sử dụng các chất kích thích sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc điều trị bệnh đột quỵ im lặng (Ảnh: Internet)
6. Nếu bạn là người mới hút thuốc hay đã hút lâu năm thì bạn cũng nên cai thuốc lá vì chúng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn. Nếu bạn bỏ được thuốc lá, những ảnh hưởng gây tổn hại của hút thuốc sẽ dừng lại. Các mạch máu của bạn cần được chữa lành sau nhiều năm bị thương tổn do hút thuốc.
7. Điều chỉnh nồng độ Triglyceride và Cholesterol máu về giới hạn bình thường bằng một chế độ ăn uống lành mạnh, với những thực phẩm giúp giảm Cholesterol như cá, rau quả, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt,... Tuy nhiên, chế độ ăn uống không giúp bạn giảm triệt để nồng độ Cholesterol và Triglyceride trong máu được, một số người vẫn phải dùng tới thuốc. Hãy nhớ rằng giảm thiểu hai chất này là một điều vô cùng quan trọng giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ.
8. Thực hiện chế độ ăn với các thực phẩm tốt cho sức khỏe, phòng ngừa đột quỵ: cá, trái cây tươi và các loại rau. Chất đạm và chất xơ có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.
9. Tập luyện thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hơn, tránh nguy cơ bệnh tật.
10. Kiểm soát căng thẳng để tránh dẫn tới nguy cơ đột quỵ do stress quá nhiều ảnh hưởng tới hệ tim mạch.
Hiểu rõ về căn bệnh đột quỵ im lặng và cách phòng tránh nguy cơ đột quỵ sẽ giúp bạn giữ gìn sức khỏe tốt hơn.
'Tắm tiên’ giữa thời tiết lạnh giá, bác sĩ cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn Tắm ngoài trời trong thời tiết quá lạnh, ở nơi trống trải, không kín gió dễ gây phản ứng co mạch máu đột ngột, tăng huyết áp kịch phát. Trong nhiệt độ chỉ khoảng hơn 10 độ C ở Hà Nội, nhiều người vẫn tới bãi "tắm tiên" ở sông Hồng để hòa mình cùng dòng nước. Họ cho rằng đây là cách...